Có vẻ như giống chương trình The Voice đang khá ăn khách trên truyền hình, giải bóng đá V.League trở thành một "show diễn" mà phần kết của nó là tìm ra người thắng cuộc.
Nếu The Voice chỉ có 4 vòng giấu mặt thì V.League phải cần tới gần 26 vòng đấu mới xác định được ra những ứng viên thực sự- những người có khả năng, có tham vọng và xứng đáng đứng đầu.
Và sau khi "giấu mặt", V.League đã đến lúc "đối mặt" mà sự kiện ở sân Thống Nhất sắp tới là một minh chứng điển hình.
Nhưng, ngoài chuyện tìm ra chủ nhân của chiếc Cúp vàng, V.League cần tìm ra một biểu tượng của sự chiến thắng. Cuộc sống, hay ngay trong bóng đá có những trường hợp trớ trêu là kẻ đăng quang lại không thể trở thành biểu tượng chiến thắng.
HN T&T, Sài Gòn Xuân Thành hay SHB.Đà Nẵng?
Đôi khi chính chúng ta cũng lại rất băn khoăn. Biểu tượng của chiến thắng nó thế nào?
Xin kể một câu chuyện: "Một cô người mẫu bỗng nhiên nổi như cồn vì bị bắt khi đang bán dâm. Tạm gọi cô này là cô 1.000USD - vì đấy là giá mỗi lần đi khách. Cách đây vài hôm, cô 1.000USD lại xuất hiện trên báo khi nở nụ cười "mê hoặc" vừa đưa ngón tay có biểu tượng chiến thắng về phía ống kính phóng viên.
Tất nhiên, có ý kiến đã bảo vệ cô 1.000 USD rằng: "Có thể là cô ấy muốn nói đã chiến thắng số phận, đã vui tươi và yêu đời trở lại". Nên nhớ trước khi bị bắt, cô này vốn rất ít khi được nhắc tới, sau đó liên tục xuất hiện trong nhiều sự kiện giới showbiz. Lần trước, sau khi bị bắt một thời gian, cô này cũng xuất hiện với một tấm biển tiếng Anh "Chúng tôi là những người dẫn dầu".
Vấn đề ở đây là, xã hội và một phần là báo chí đã dễ dàng biến một cô gái từ chỗ bị bắt vì bán dâm trở thành "kẻ chiến thắng". Và dư luận, vô tình trở thành những con cừu bị dắt mũi.
Liệu trong bóng đá liệu có thể tồn tại một kiểu "biểu tượng chiến thắng" tương tự như câu chuyện trên?
Có lẽ không đâu như bóng đá Việt - nơi mà danh dự, niềm tự hào khi chiến thắng đứng sau những vấn đề liên quan đến tiền bạc. Cầu thủ đá vì ví tiền và mong nhận thưởng từng trận đấu hơn là mục đích cao cả với hai chữ vinh quang gắn lên sự nghiệp.
Điều khá lạ lùng là khi cơ hội đến rất gần, người ta không thấy hô những tiếng hô quyết tâm đoạt ngôi vị cao nhất từ chính những người quyết định cuộc chơi: đó là các ông chủ. Không có những tiếng hô thật lớn sẽ không có những khoản tiền treo thưởng thật lớn.
Sân Thống Nhất - nơi diễn ra trận đấu chung kết của mùa giải dự kiến sẽ chật kín khán giả vì BTC sẽ mở tự do nhiều cửa.
Thật bi hài nếu có những đôi chân tiền tỷ bị đưa vào cái thế phải cười thật tươi và đưa hai ngón tay biểu tượng cho chiến thắng về phía báo giới.
Giấu mặt đã hay, nhưng đối mặt sẽ có những chiêu trò điên rồ.
Nếu The Voice chỉ có 4 vòng giấu mặt thì V.League phải cần tới gần 26 vòng đấu mới xác định được ra những ứng viên thực sự- những người có khả năng, có tham vọng và xứng đáng đứng đầu.
Và sau khi "giấu mặt", V.League đã đến lúc "đối mặt" mà sự kiện ở sân Thống Nhất sắp tới là một minh chứng điển hình.
V-League hấp dẫn kiểu The Voice? |
Nhưng, ngoài chuyện tìm ra chủ nhân của chiếc Cúp vàng, V.League cần tìm ra một biểu tượng của sự chiến thắng. Cuộc sống, hay ngay trong bóng đá có những trường hợp trớ trêu là kẻ đăng quang lại không thể trở thành biểu tượng chiến thắng.
HN T&T, Sài Gòn Xuân Thành hay SHB.Đà Nẵng?
Đôi khi chính chúng ta cũng lại rất băn khoăn. Biểu tượng của chiến thắng nó thế nào?
Xin kể một câu chuyện: "Một cô người mẫu bỗng nhiên nổi như cồn vì bị bắt khi đang bán dâm. Tạm gọi cô này là cô 1.000USD - vì đấy là giá mỗi lần đi khách. Cách đây vài hôm, cô 1.000USD lại xuất hiện trên báo khi nở nụ cười "mê hoặc" vừa đưa ngón tay có biểu tượng chiến thắng về phía ống kính phóng viên.
Tất nhiên, có ý kiến đã bảo vệ cô 1.000 USD rằng: "Có thể là cô ấy muốn nói đã chiến thắng số phận, đã vui tươi và yêu đời trở lại". Nên nhớ trước khi bị bắt, cô này vốn rất ít khi được nhắc tới, sau đó liên tục xuất hiện trong nhiều sự kiện giới showbiz. Lần trước, sau khi bị bắt một thời gian, cô này cũng xuất hiện với một tấm biển tiếng Anh "Chúng tôi là những người dẫn dầu".
Vấn đề ở đây là, xã hội và một phần là báo chí đã dễ dàng biến một cô gái từ chỗ bị bắt vì bán dâm trở thành "kẻ chiến thắng". Và dư luận, vô tình trở thành những con cừu bị dắt mũi.
Tiên phong cho cái gì? |
Liệu trong bóng đá liệu có thể tồn tại một kiểu "biểu tượng chiến thắng" tương tự như câu chuyện trên?
Có lẽ không đâu như bóng đá Việt - nơi mà danh dự, niềm tự hào khi chiến thắng đứng sau những vấn đề liên quan đến tiền bạc. Cầu thủ đá vì ví tiền và mong nhận thưởng từng trận đấu hơn là mục đích cao cả với hai chữ vinh quang gắn lên sự nghiệp.
Điều khá lạ lùng là khi cơ hội đến rất gần, người ta không thấy hô những tiếng hô quyết tâm đoạt ngôi vị cao nhất từ chính những người quyết định cuộc chơi: đó là các ông chủ. Không có những tiếng hô thật lớn sẽ không có những khoản tiền treo thưởng thật lớn.
Sân Thống Nhất - nơi diễn ra trận đấu chung kết của mùa giải dự kiến sẽ chật kín khán giả vì BTC sẽ mở tự do nhiều cửa.
Thật bi hài nếu có những đôi chân tiền tỷ bị đưa vào cái thế phải cười thật tươi và đưa hai ngón tay biểu tượng cho chiến thắng về phía báo giới.
Giấu mặt đã hay, nhưng đối mặt sẽ có những chiêu trò điên rồ.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận