Có người đồng tình ủng hộ, có người phản đối. Tất nhiên đó chỉ là ý kiến cá nhân của một người gắn bó với ngành giáo dục lâu năm.
Thực chất vấn đề ở đây không hẳn là chuyện hệ phố thông học bao nhiêu năm là chuẩn hay chúng ta cần tiết kiện tiền bằng cách không cho trẻ con đi học. Điều mà mọi người quan tâm là sự thay đổi trong tư duy giáo dục: có vẻ như cả xã hội và nền giáo dục chạy đang đào tạo con người theo kiểu nhào nặn, nhồi nhét thay vì chất lượng với những kiến thức khoa học thật sự cần thiết và hữu ích.
Câu chuyện của giáo dục giống với câu chuyện của bóng đá.
Các đây không lâu, Liên đoàn bóng đá Châu Á- AFC đã đưa 7 yêu cầu đối với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) về tiêu chí các CLB chuyên nghiệp với một lời "răn đe" nếu không đáp ứng được thì không dự Champions League Châu Á.
Trong 7 tiêu chí ấy cũng có những tiêu chí tưởng chừng như không quá cần thiết, chẳng hạn, phải thống kê số lượng khán giả, phải có khu vực phỏng vấn nhanh, HLV phải có bằng A.
Điều quan trọng nhất thì các CLB "chuyên nghiệp" ở Việt Nam lại thiếu đó là "Phải nộp báo cáo tài chính hàng năm và tất cả các CLB phải là một doanh nghiệp". Nộp báo cái giải trình về tài chính là anh cần chứng minh "tư cách" chuyên nghiệp và là một doanh nghiệp là chứng minh về "khả năng" tham gia giải đấu.
Hai yếu tố quan trọng nhất lại bị xem nhẹ và sự thật là các CLB chuyên nghiệp ở Việt Nam cố lấp liếm và cào bằng các tiêu chí.
Nếu bản chất của bóng đá chuyên nghiệp là mỗi CLB phải là một doanh nghiệp, kinh doanh hoạch toán độc lập, có nguồn thu từ chính sản phẩm của mình là các trận đấu thì phải thừa nhận Việt Nam chưa có CLB bóng đá chuyên nghiệp.
Tất nhiên mọi chuyện sẽ tốt đẹp nếu như các CLB vẫn thoải mái vẫy vùng dưới những bầu sữa của các nhà tài trợ. Họ, tức là các CLB, các cầu thủ như là những đứa trẻ say sưa bú dòng sữa tràn trề ấy và quấy khóc, đòi hỏi nếu như không được đáp ứng yêu cầu mà chẳng cần phải quan tâm đến việc mình phải làm gì.
Bóng đá Việt Nam đang như vậy. Khi bầu sữa có nguy cơ bị lấy mất, tức là sự rút lui của các nhà tài trợ, các CLB, các cầu thủ cảm thấy hoang mang, bơ vơ.
Và giống như giáo dục, sau 10 năm làm bóng đá chuyên nghiệp, chúng ta đã tưởng rằng đã cho ra đời giải đấu chuyên nghiệp, những CLB chuyên nghiệp thực thụ. Sự thật không phải thế, như rất rất nhiều sản phẩm của giáo dục hiện nay là tưởng chừng được trang bị nhiều lý thuyết, với vô số môn học, giờ học nhưng lại lơ ngơ và khó thích ứng với cuộc sống thường ngày.
Bóng đá Việt đâu cần vỗ ngực là đã chuyên nghiệp khi thực sự chưa có được điều ấy. Vì thế, cũng không nên căng thẳng khi giải đấu cần rút xuống vài đội, thậm chí dừng giải để làm lại.
Có lẽ điều ấy mới thực sự cần.
Thực chất vấn đề ở đây không hẳn là chuyện hệ phố thông học bao nhiêu năm là chuẩn hay chúng ta cần tiết kiện tiền bằng cách không cho trẻ con đi học. Điều mà mọi người quan tâm là sự thay đổi trong tư duy giáo dục: có vẻ như cả xã hội và nền giáo dục chạy đang đào tạo con người theo kiểu nhào nặn, nhồi nhét thay vì chất lượng với những kiến thức khoa học thật sự cần thiết và hữu ích.
Câu chuyện của giáo dục giống với câu chuyện của bóng đá.
Bóng đá Việt Nam rồi sẽ đi đến đâu? |
Các đây không lâu, Liên đoàn bóng đá Châu Á- AFC đã đưa 7 yêu cầu đối với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) về tiêu chí các CLB chuyên nghiệp với một lời "răn đe" nếu không đáp ứng được thì không dự Champions League Châu Á.
Trong 7 tiêu chí ấy cũng có những tiêu chí tưởng chừng như không quá cần thiết, chẳng hạn, phải thống kê số lượng khán giả, phải có khu vực phỏng vấn nhanh, HLV phải có bằng A.
Điều quan trọng nhất thì các CLB "chuyên nghiệp" ở Việt Nam lại thiếu đó là "Phải nộp báo cáo tài chính hàng năm và tất cả các CLB phải là một doanh nghiệp". Nộp báo cái giải trình về tài chính là anh cần chứng minh "tư cách" chuyên nghiệp và là một doanh nghiệp là chứng minh về "khả năng" tham gia giải đấu.
Hai yếu tố quan trọng nhất lại bị xem nhẹ và sự thật là các CLB chuyên nghiệp ở Việt Nam cố lấp liếm và cào bằng các tiêu chí.
Bắc Á rút lui, SLNA xuống hạng? |
Nếu bản chất của bóng đá chuyên nghiệp là mỗi CLB phải là một doanh nghiệp, kinh doanh hoạch toán độc lập, có nguồn thu từ chính sản phẩm của mình là các trận đấu thì phải thừa nhận Việt Nam chưa có CLB bóng đá chuyên nghiệp.
Tất nhiên mọi chuyện sẽ tốt đẹp nếu như các CLB vẫn thoải mái vẫy vùng dưới những bầu sữa của các nhà tài trợ. Họ, tức là các CLB, các cầu thủ như là những đứa trẻ say sưa bú dòng sữa tràn trề ấy và quấy khóc, đòi hỏi nếu như không được đáp ứng yêu cầu mà chẳng cần phải quan tâm đến việc mình phải làm gì.
Bóng đá Việt Nam đang như vậy. Khi bầu sữa có nguy cơ bị lấy mất, tức là sự rút lui của các nhà tài trợ, các CLB, các cầu thủ cảm thấy hoang mang, bơ vơ.
Và giống như giáo dục, sau 10 năm làm bóng đá chuyên nghiệp, chúng ta đã tưởng rằng đã cho ra đời giải đấu chuyên nghiệp, những CLB chuyên nghiệp thực thụ. Sự thật không phải thế, như rất rất nhiều sản phẩm của giáo dục hiện nay là tưởng chừng được trang bị nhiều lý thuyết, với vô số môn học, giờ học nhưng lại lơ ngơ và khó thích ứng với cuộc sống thường ngày.
Bóng đá Việt đâu cần vỗ ngực là đã chuyên nghiệp khi thực sự chưa có được điều ấy. Vì thế, cũng không nên căng thẳng khi giải đấu cần rút xuống vài đội, thậm chí dừng giải để làm lại.
Có lẽ điều ấy mới thực sự cần.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận