Cây xương sông còn gọi là hoạt lộc thảo, xang sông phắc lít (người Thái), là cây mọc hoang dại. Tuy là cây mọc hoang dại nhưng lại rất tốt cho sức khỏe. Vậy, uống nước lá xương sông có tác dụng gì?
Cây xương sông có tác dụng gì?
Cây xương sông có tác dụng trừ tanh hôi, tiêu thũng, khu phong trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc, kích thích tiêu hóa và chỉ thống. Với tác dụng đa dạng, dược liệu này được ứng dụng trong các bài thuốc chữa đầy bụng, viêm họng, cảm cúm, ho, sốt,…
Theo y học hiện đại:
Điều trị ho hen, đau họng, cảm cúm, sổ mũi và viêm họng.
Theo Đông y:
Tác dụng trừ tanh hôi, tiêu thũng chỉ thống, tiêu đàm thấp, khu phong trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc, kích thích tiêu hóa.
Chủ trị trúng phong hàn, ho suyễn, nôn mửa, mẩn ngứa, cấm khẩu,…
Uống nước lá xương sông có tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền, lá cây xương sông có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, tác dụng trừ tanh hôi, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu đờm. Lá xương sông có thể chữa ho cảm, viêm họng bằng cách nhai ngậm lá tươi hoặc giã nhuyễn hòa nước sôi gạn lấy nước uống.
Trong 100g lá xương sông có 82,5g nước, 2g protein, 1,3g đường, 2,9g chất xơ, canxi, sắt, phospho, vitamin B1, B2, Pp, C. Lá chứa 0,24% tinh dầu với thành phần chính là limonen, p-cymene và methylthymol.
Lá xương sông tươi cùng rau ngót nấu canh cá hoặc thịt là món ăn bổ dưỡng, phù hợp với trẻ bị ốm, sốt.
Lá xương sông nấu canh cá, canh thịt ăn giải cảm. Lá giã nhuyễn hòa nước nóng, lọc lấy nước uống chữa phong hàn.
Sắc lá xương sông cùng hành hoa và hương phụ cũng có tác dụng giải cảm. Lá xương sông giã nhuyễn cùng lá khế và chua me đất, hòa nước lọc lấy nước uống chữa trẻ em sốt cao, co giật, thở gấp; dùng bã xoa ngoài chữa chứng nổi mẩn khắp mình. Lá xương sông cùng lá xương bồ giã nhuyễn, hòa nước nóng, lọc lấy nước uống hoặc sắc uống chữa trúng phong hàn. Lá xương sông sắc cùng hoa hồng bạch và hoa đu đủ đực, hòa đường phèn cho uống chữa viêm họng, ho đờm, nôn trớ...
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho vấn đề "Uống nước lá xương sông có tác dụng gì?" rồi phải không.
Bình luận