Không chạy được tối thiểu 3 cuốc trong giờ cao điểm, tài xế sẽ không được cộng tiền khuyến mại 270.000 đồng. Nhiều lái xe đã đình công phản đối quy định trên của Uber.
Phản ánh đến báo chí, anh Nguyễn Thành, một tài xế Uber cho biết anh cùng gần 300 đồng nghiệp đã nghỉ chạy xe 5 ngày nay để phản đối quy định mới của Uber. Quy định này là nếu trong một khung giờ cao điểm, tài xế không chạy được ít nhất 3 cuốc sẽ không được cộng tiền khuyến mại là 90.000 đồng một cuốc.
Theo anh Thành, việc thực hiện quy định này không dễ. Cánh tài xế phải chạy gần như kiệt sức cả giờ cao, thấp, trung điểm. Một ngày có 2 khung giờ cao điểm là 6-9h và 16-20h. Tài xế buộc phải chạy đủ 6 cuốc mới được cộng tiền khuyến mại. Nếu không chạy đủ số cuốc, một ngày, người lái sẽ mất luôn 460.000 đồng đã trừ 20% trả tiền phí cung cấp dịch vụ công nghệ.
"Tuy nhiên, với lượng khách và sự cạnh tranh của taxi truyền thống, Grab... một tài xế Uber rất khó đạt được 3 cuốc trong một khung giờ cao điểm. Uber làm 'rắn' quá và người thiệt thòi nhất vẫn là cánh tài xế chúng tôi", anh Thành chia sẻ.
Anh Thành cũng cho biết, quy định về số cước và khung giờ đã được đưa ra khoảng 5-6 ngày. Hơn 200 tài xế nội thành Hà Nội, chưa kể các nhóm lân cận khoảng 100 người, đã ngừng chạy . Hiện cả nhóm đã phản ánh không đồng tình với Uber nhưng phía văn phòng chưa có phản hồi.
Tài xế Uber Nguyễn Hữu Việt (Hà Đông, Hà Nội) cũng bức xúc phản ánh. Nếu tính giá cước theo quy định hiện tại của Uber là 6.000 đồng/km, cắt thêm 20% chi phí dịch vụ công nghệ, thu nhập của anh không còn được bao nhiêu. Không được cộng tiền khuyến mại, chạy chăm chỉ, mỗi ngày một tài xế chỉ kiếm được 300.000-400.000 đồng, chưa trừ chi phí xăng xe và dịch vụ.
"Chúng tôi là đối tác, thích thì làm không thích thì nghỉ. Song, hiện tại, anh em chỉ mong tăng cước phí từ 6.000 đồng lên 8.000 đồng, không cần khuyến mại cũng được. Việc này là phù hợp bởi các hãng taxi khác giá cao hơn hẳn. Grab cũng đã tăng giá, chỉ còn Uber chưa tăng. Với cước phí 8.000 đồng một cuốc, tôi nghĩ khách hàng vẫn sẵn sàng lựa chọn Uber vì cạnh tranh", anh Việt nói.
Một tài xế Uber cũng cho hay anh đã nghỉ lái 4 ngày nay để phản đối quy định trên. Anh cho rằng, trong trường hợp Uber không tăng giá cước, thu nhập của đối tác là những tài xế sẽ bị ảnh hưởng. Anh cũng có ý định chuyển sang lái cho đơn vị khác.
Về vấn đề trên, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc đại diện Uber Việt Nam cho biết, đơn vị này không thuê tài xế mà các đối tác đều hợp tác dựa trên cơ sở tự nguyện và đôi bên cùng có lợi. Thực tế, theo ông, đối tác tài xế có thể hoàn toàn quyền kiểm soát thời điểm và thời gian làm việc và có quyền lựa chọn làm việc trên nền tảng hoặc chấm dứt mối quan hệ đối tác bất kỳ lúc nào.
"Chúng tôi hiểu rằng, đối với một vài cá nhân, nền tảng không phù hợp với nhu cầu của họ và chúng tôi không bắt buộc những cá nhân phải hợp tác. Đơn vị luôn tôn trọng quyết định của đối tác dù họ có còn đồng hành hay không", ông Dũng nhấn mạnh.
Đại diện Uber cũng cho biết, gần đây, một vài đối tác đã bị chấm dứt hoạt động trên nền tảng vì các vấn đề về chất lượng dịch vụ và vi phạm nguyên tắc hợp tác. Những người này đã lập hội với mục đích kích động, gây hoang mang cho cộng đồng tài xế với những lời lẽ thiếu văn minh và khiếm nhã trên mạng xã hội. Ngoài ra, họ còn chủ ý phá hoại kế sinh nhai và cuộc sống lao động cần cù của những đối tác tài xế chân chính khác.
"Cùng là người Việt với nhau mà họ làm vậy thật đáng buồn. Những hành động này đi ngược lại và bôi nhọ chuẩn mực của ngành dịch vụ mà người dân và du khách đến Việt Nam vẫn mong đợi. Chúng tôi cũng như cộng đồng người dùng và các đối tác chân chính lên án những hành động nêu trên", ông Dũng chia sẻ.
Phản ánh đến báo chí, anh Nguyễn Thành, một tài xế Uber cho biết anh cùng gần 300 đồng nghiệp đã nghỉ chạy xe 5 ngày nay để phản đối quy định mới của Uber. Quy định này là nếu trong một khung giờ cao điểm, tài xế không chạy được ít nhất 3 cuốc sẽ không được cộng tiền khuyến mại là 90.000 đồng một cuốc.
Theo anh Thành, việc thực hiện quy định này không dễ. Cánh tài xế phải chạy gần như kiệt sức cả giờ cao, thấp, trung điểm. Một ngày có 2 khung giờ cao điểm là 6-9h và 16-20h. Tài xế buộc phải chạy đủ 6 cuốc mới được cộng tiền khuyến mại. Nếu không chạy đủ số cuốc, một ngày, người lái sẽ mất luôn 460.000 đồng đã trừ 20% trả tiền phí cung cấp dịch vụ công nghệ.
Đại diện Uber cho biết đã có một số đối tác bị chấm dứt hợp đồng đã có những lời lẽ kích động, gây hoang mang cộng đồng. Ảnh: Anh Son. |
Anh Thành cũng cho biết, quy định về số cước và khung giờ đã được đưa ra khoảng 5-6 ngày. Hơn 200 tài xế nội thành Hà Nội, chưa kể các nhóm lân cận khoảng 100 người, đã ngừng chạy . Hiện cả nhóm đã phản ánh không đồng tình với Uber nhưng phía văn phòng chưa có phản hồi.
Tài xế Uber Nguyễn Hữu Việt (Hà Đông, Hà Nội) cũng bức xúc phản ánh. Nếu tính giá cước theo quy định hiện tại của Uber là 6.000 đồng/km, cắt thêm 20% chi phí dịch vụ công nghệ, thu nhập của anh không còn được bao nhiêu. Không được cộng tiền khuyến mại, chạy chăm chỉ, mỗi ngày một tài xế chỉ kiếm được 300.000-400.000 đồng, chưa trừ chi phí xăng xe và dịch vụ.
"Chúng tôi là đối tác, thích thì làm không thích thì nghỉ. Song, hiện tại, anh em chỉ mong tăng cước phí từ 6.000 đồng lên 8.000 đồng, không cần khuyến mại cũng được. Việc này là phù hợp bởi các hãng taxi khác giá cao hơn hẳn. Grab cũng đã tăng giá, chỉ còn Uber chưa tăng. Với cước phí 8.000 đồng một cuốc, tôi nghĩ khách hàng vẫn sẵn sàng lựa chọn Uber vì cạnh tranh", anh Việt nói.
Một tài xế Uber cũng cho hay anh đã nghỉ lái 4 ngày nay để phản đối quy định trên. Anh cho rằng, trong trường hợp Uber không tăng giá cước, thu nhập của đối tác là những tài xế sẽ bị ảnh hưởng. Anh cũng có ý định chuyển sang lái cho đơn vị khác.
Về vấn đề trên, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc đại diện Uber Việt Nam cho biết, đơn vị này không thuê tài xế mà các đối tác đều hợp tác dựa trên cơ sở tự nguyện và đôi bên cùng có lợi. Thực tế, theo ông, đối tác tài xế có thể hoàn toàn quyền kiểm soát thời điểm và thời gian làm việc và có quyền lựa chọn làm việc trên nền tảng hoặc chấm dứt mối quan hệ đối tác bất kỳ lúc nào.
"Chúng tôi hiểu rằng, đối với một vài cá nhân, nền tảng không phù hợp với nhu cầu của họ và chúng tôi không bắt buộc những cá nhân phải hợp tác. Đơn vị luôn tôn trọng quyết định của đối tác dù họ có còn đồng hành hay không", ông Dũng nhấn mạnh.
Đại diện Uber cũng cho biết, gần đây, một vài đối tác đã bị chấm dứt hoạt động trên nền tảng vì các vấn đề về chất lượng dịch vụ và vi phạm nguyên tắc hợp tác. Những người này đã lập hội với mục đích kích động, gây hoang mang cho cộng đồng tài xế với những lời lẽ thiếu văn minh và khiếm nhã trên mạng xã hội. Ngoài ra, họ còn chủ ý phá hoại kế sinh nhai và cuộc sống lao động cần cù của những đối tác tài xế chân chính khác.
"Cùng là người Việt với nhau mà họ làm vậy thật đáng buồn. Những hành động này đi ngược lại và bôi nhọ chuẩn mực của ngành dịch vụ mà người dân và du khách đến Việt Nam vẫn mong đợi. Chúng tôi cũng như cộng đồng người dùng và các đối tác chân chính lên án những hành động nêu trên", ông Dũng chia sẻ.
Nguồn: Zing
Bình luận