Hôm nay, đội U21 Việt Nam sẽ tiếp tục gặp đội U21 Malaysia, thế nhưng trận thua U21 Sydney (Úc) đã khiến không ít người thất vọng.
Và, cũng chính họ phải biết rằng, nào chỉ có Văn Công, Văn Thuận như báo chí chỉ điểm qua những cầu thủ nổi trội trong quán bar hôm ấy, còn vài cầu thủ nữa đấy. Không chỉ vậy, chẳng cần giỏi giang gì về tin học, họ có thể kiểm tra lịch sử của tấm hình được chụp trong quán bar vào lúc mấy giờ. Vì vậy, những lời đính chính kiểu như chỉ đi đến 22 giờ 30 hay chỉ có hai cầu thủ… thật sự chỉ là lời nguỵ biện không khéo.
Nhưng, có vẻ như sau án kỷ luật khá nhẹ nhàng từ việc lấy những lý do không thật kia thì, chính ban huấn luyện đội bóng U21 Việt Nam lại lộ ra rằng, chính nội bộ đội bóng này đang có vấn đề thật sự.
Ngay sau trận thua, trợ lý huấn luyện viên Lương Trung Dân đã hậm hực ngồi tuyên bố trên khán đài rằng: “U21 Việt Nam thua U21 Úc là vì… báo chí!” Theo vị huấn luyện viên họ Lương này thì ông Đinh Văn Dũng, huấn luyện viên trưởng đã không nghe lời ông khuyên, cứ đưa hai cầu thủ Văn Công và Văn Thuận vào sân.
Ông chỉ trích, ông Dũng sợ dư luận, sợ VFF chứ việc trốn trại ra ngoài đi chơi có gì mà nghiêm trọng đâu! Cũng theo ông Dân, ông Dũng đã quá nghĩ cho bản thân, không dám đưa cầu thủ vi phạm kỷ luật vào sân ngày từ đầu vì sợ… VFF. Để bênh vực cầu thủ của mình, ông Dân dồn lỗi của trận thua Úc cho báo chí vì lỗi họ đã dám phát hiện ra tiêu cực.
Ngược lại, ông Đinh Văn Dũng nói rõ, các cầu thủ còn trẻ, đường còn dài, tương lai còn ở phía trước nên phải chỉ cho họ hiểu thế nào là kỷ luật. Cho ngồi ngoài cũng là một cách nhắc các cầu thủ còn lại không nên vi phạm như Văn Công, Văn Thuận. Nhiều khả năng nếu Công và Thuận không thể hiện sự nghiêm túc trong nhìn nhận lỗi, thì họ vẫn phải tiếp tục ngồi ngoài trong trận đấu gặp U21 Malaysia.
Hoá ra, từ chuyện dạy con trẻ nói dối với dư luận sau khi vi phạm kỷ luật, chính những người lớn, những người được coi là thầy trong ban huấn luyện đã dùng chính những lý do ấy để đấu nhau, chạy dây để khẳng định quyền kiểm soát.
Người ta tự hỏi, ông Lương Trung Dân, người đang “vận động” một cách lộ liễu cho các cầu thủ sai phạm được vào sân, coi thường những vi phạm kỷ luật đang nghĩ gì. Phải chăng ngay chính nội bộ ban huấn luyện cũng mỗi người một “phé” và đang tìm cách tạo uy tín cho riêng mình. Lý ra, hơn ai hết ông Dân phải hiểu rằng, “bé không vin lớn gãy cành”.
Bài học trọng tài Lương Trung Việt phải đi tù vì nhận hối lộ, cầu thủ Lương Trung Tuấn bị cấm thi đấu vì tiêu cực, chẳng lẽ ông Lương Trung Dân đã vội quên nhanh đến thế.
Chẳng trách, khi chính ban huấn luyện tìm cách chỉ cầu thủ nói dối để chỉ trích nhau, thì trên sân cầu thủ Đình Bảo của U21 Việt Nam đã có pha bỏ bóng phi thẳng hai chân vào cầu thủ đối phương khiến ông Nguyễn Văn Vinh, thành viên ban đạo đức có mặt trên sân đã phải “xin phép” để gọi hành động đó là “mất dạy”.
Đừng dạy con trẻ nói dối bởi có ngày, chính con trẻ sẽ dùng những chiêu trò nói dối ấy để đối phó lại với chính người dạy mình, và người dạy nói dối chẳng bao giờ được tôn trọng từ học trò của mình cả. Ông bà mình đã nói vậy thì chẳng sai.
Nhưng ngặt nỗi, nhìn đâu cũng thấy “cuội”, nói dối có hệ thống. Từ chuyện ông chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ hồn nhiên lên báo cho hay về chuyện mình nói dối lãnh đạo để nhận tiền tỉ cho trung tâm đào tạo trẻ. Đến huấn luyện viên dạy cầu thủ nói dối, coi thường kỷ luật. Mà nào chỉ có bóng đá, vụ ụ nổi Vinashin cũng bắt đầu từ chuyện lừa lọc có hệ thống đấy thôi.
Cứ thế này thì mong gì đây?
Thất vọng từ cách hành xử của các cầu thủ trước lẫn trong trận đấu quan trọng ấy. Càng thất vọng hơn khi phát hiện ra, chính các thầy trong ban huấn luyện cũng đấu nhau chan chát.
Thật ra hơn ai hết, ban huấn luyện đội bóng U21 Việt Nam hiểu rằng, chuyến “bay đêm” của các cầu thủ của mình khi trốn khỏi nơi tập trung của đội bóng là vi phạm kỷ luật.
Đây không phải là nơi phù hợp với các cầu thủ lứa tuổi U21 |
Và, cũng chính họ phải biết rằng, nào chỉ có Văn Công, Văn Thuận như báo chí chỉ điểm qua những cầu thủ nổi trội trong quán bar hôm ấy, còn vài cầu thủ nữa đấy. Không chỉ vậy, chẳng cần giỏi giang gì về tin học, họ có thể kiểm tra lịch sử của tấm hình được chụp trong quán bar vào lúc mấy giờ. Vì vậy, những lời đính chính kiểu như chỉ đi đến 22 giờ 30 hay chỉ có hai cầu thủ… thật sự chỉ là lời nguỵ biện không khéo.
Nhưng, có vẻ như sau án kỷ luật khá nhẹ nhàng từ việc lấy những lý do không thật kia thì, chính ban huấn luyện đội bóng U21 Việt Nam lại lộ ra rằng, chính nội bộ đội bóng này đang có vấn đề thật sự.
Ngay sau trận thua, trợ lý huấn luyện viên Lương Trung Dân đã hậm hực ngồi tuyên bố trên khán đài rằng: “U21 Việt Nam thua U21 Úc là vì… báo chí!” Theo vị huấn luyện viên họ Lương này thì ông Đinh Văn Dũng, huấn luyện viên trưởng đã không nghe lời ông khuyên, cứ đưa hai cầu thủ Văn Công và Văn Thuận vào sân.
Ông chỉ trích, ông Dũng sợ dư luận, sợ VFF chứ việc trốn trại ra ngoài đi chơi có gì mà nghiêm trọng đâu! Cũng theo ông Dân, ông Dũng đã quá nghĩ cho bản thân, không dám đưa cầu thủ vi phạm kỷ luật vào sân ngày từ đầu vì sợ… VFF. Để bênh vực cầu thủ của mình, ông Dân dồn lỗi của trận thua Úc cho báo chí vì lỗi họ đã dám phát hiện ra tiêu cực.
Thế hệ trẻ của bóng đá VN phần lớn gây thất vọng từ ý thức đến chuyên môn |
Ngược lại, ông Đinh Văn Dũng nói rõ, các cầu thủ còn trẻ, đường còn dài, tương lai còn ở phía trước nên phải chỉ cho họ hiểu thế nào là kỷ luật. Cho ngồi ngoài cũng là một cách nhắc các cầu thủ còn lại không nên vi phạm như Văn Công, Văn Thuận. Nhiều khả năng nếu Công và Thuận không thể hiện sự nghiêm túc trong nhìn nhận lỗi, thì họ vẫn phải tiếp tục ngồi ngoài trong trận đấu gặp U21 Malaysia.
Hoá ra, từ chuyện dạy con trẻ nói dối với dư luận sau khi vi phạm kỷ luật, chính những người lớn, những người được coi là thầy trong ban huấn luyện đã dùng chính những lý do ấy để đấu nhau, chạy dây để khẳng định quyền kiểm soát.
Người ta tự hỏi, ông Lương Trung Dân, người đang “vận động” một cách lộ liễu cho các cầu thủ sai phạm được vào sân, coi thường những vi phạm kỷ luật đang nghĩ gì. Phải chăng ngay chính nội bộ ban huấn luyện cũng mỗi người một “phé” và đang tìm cách tạo uy tín cho riêng mình. Lý ra, hơn ai hết ông Dân phải hiểu rằng, “bé không vin lớn gãy cành”.
Bài học trọng tài Lương Trung Việt phải đi tù vì nhận hối lộ, cầu thủ Lương Trung Tuấn bị cấm thi đấu vì tiêu cực, chẳng lẽ ông Lương Trung Dân đã vội quên nhanh đến thế.
Cái người hâm mộ cần đâu chỉ có chiến thắng |
Chẳng trách, khi chính ban huấn luyện tìm cách chỉ cầu thủ nói dối để chỉ trích nhau, thì trên sân cầu thủ Đình Bảo của U21 Việt Nam đã có pha bỏ bóng phi thẳng hai chân vào cầu thủ đối phương khiến ông Nguyễn Văn Vinh, thành viên ban đạo đức có mặt trên sân đã phải “xin phép” để gọi hành động đó là “mất dạy”.
Đừng dạy con trẻ nói dối bởi có ngày, chính con trẻ sẽ dùng những chiêu trò nói dối ấy để đối phó lại với chính người dạy mình, và người dạy nói dối chẳng bao giờ được tôn trọng từ học trò của mình cả. Ông bà mình đã nói vậy thì chẳng sai.
Nhưng ngặt nỗi, nhìn đâu cũng thấy “cuội”, nói dối có hệ thống. Từ chuyện ông chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ hồn nhiên lên báo cho hay về chuyện mình nói dối lãnh đạo để nhận tiền tỉ cho trung tâm đào tạo trẻ. Đến huấn luyện viên dạy cầu thủ nói dối, coi thường kỷ luật. Mà nào chỉ có bóng đá, vụ ụ nổi Vinashin cũng bắt đầu từ chuyện lừa lọc có hệ thống đấy thôi.
Cứ thế này thì mong gì đây?
Theo Thảo Du (SGTT)
Bình luận