Nhân chuyến du đấu tập huấn của Tuyển U19 Việt Nam ở Anh quốc, liệu hệ thống đào tạo và thi đấu bóng đá trẻ xứ sương mù có gì đặc sắc, tiến bộ để bóng đá Việt Nam tham khảo, học hỏi?
1. CLB chỉ được công nhận chuyên nghiệp khi có Học viện bóng đá
Bóng đá Anh hiện nay dưới sự quản lý của LĐBĐ Anh quốc (FA) bao gồm gần 500 CLB thành viên từ chuyên nghiệp, bán chuyên đến nghiệp dư. Hệ thống chuyên nghiệp gồm 4 giải đấu phân cấp theo thứ tự trên xuống gồm: Premier League (Ngoại hạng, 20 đội), Championship (hạng Nhất, 24 đội), League One (hạng Nhì, 24 đội) và League Two (hạng Ba, 24 đội). Tổng cộng là 92 CLB chuyên nghiệp.
Hệ thống bán chuyên nghiệp gồm 2 giải Conference Premier (hạng 6, với 44 đội thuộc Conference North và Conference South) và Premier League Premier Division (hạng 7 với với 48 CLB). Từ Giải hạng 8 trở xuống đến Giải hạng 10 được xếp nghiệp dư. Tất cả các CLB của cả 10 hạng đấu đều có quyền tham dự FA Cup.
Để được FA công nhận là CLB chuyên nghiệp, đội bóng đó ngoài việc đáp ứng được yêu cầu về tài chính, sân bãi, cơ sở vật chất… bắt buộc phải có Học viện đào tạo bóng đá trẻ (Football Academy). Học viện mỗi CLB sẽ đạo tạo cầu thủ bắt đầu từ 9 tuổi trở lên (U.11) cho đến hết 18 tuổi (U.18) và có cả đội bóng đá nữ.
Chẳng hạn, Học viện Arsenal hiện tại đào tạo từ U.11 đến U.18 và cả CLB bóng đá nữ Arsenal. Một số CLB có thể không đào tạo từ U.11 thì có thể bắt đầu từ U.13 như các CLB thuộc League One, League Two.
Cầu thủ sau khi tốt nghiệp Học viện hoặc trong quá trình đào tạo nhưng nếu có tiềm năng sẽ được CLB ký hợp đồng chuyên nghiệp (HĐCN) và đủ điều kiện thi đấu cho đội 1 (Wayne Rooney thi đấu cho Everton ở Premier League khi mới 16 tuổi 6 tháng). Nếu cầu thủ chưa có HĐCN hoặc đã có HĐCN nhưng chưa chen chân vào đội hình 1 sẽ thi đấu ở U.18 hoặc đội U.21 – tuyến hậu bị gần nhất của đội 1.
FA quy định rất chặt về công tác đào tạo trẻ, nếu CLB nào không có Học viện thì dù ông chủ CLB nhiều tiền cỡ nào cũng bị “mời đi chỗ khác chơi”.
Điều này trái ngược với bóng đá VN khi bất cứ ai có tiền mua suất V.League, hạng Nhất đều được gọi là “CLB chuyên nghiệp”, bất chấp đội bóng không có lấy tuyến trẻ hoặc việc đào tạo trẻ phó thác cho địa phương. Bởi vậy, người ta mới ví “bóng đá chuyên nghiệp kiểu VN” là thứ bóng đá chuyên nghiệp… lưng chừng !
2. Giải Học viện và FA Youth Cup: đảm bảo tối thiểu 30 trận/mùa
Đối với các Học viện từ U.15 trở xuống thì việc thi đấu được FA xếp lịch theo mùa nghỉ học (thường mùa Thu và mùa Hè) hoặc thi đấu ở các giải khu vực do địa phương tổ chức để tránh việc học văn hóa.
Bắt đầu tuyến U.18 là giai đoạn quyết định sự trưởng thành về mặt nghề nghiệp của cầu thủ FA sẽ đưa ra hệ thống giải đấu chi tiết, chuyên nghiệp để tăng cường cơ hội thi đấu cho cầu thủ ở mức tối đa, trung bình 30-45 trận/năm.
Đầu tiên là giải Học viện bóng đá (Premier Academy League - PAL) ra đời vào năm 1997 với 40 CLB được xếp bậc cao nhất và được chia thành hai khu vực thi đấu với tổng cộng 28 trận/mùa. Thời kỳ 1997-2004, giải PAL chia làm hai tuyến là U.19 và U.17, song bắt đầu từ mùa 2004-2005 đến nay giải PAL thống nhất chỉ còn một tuyến U.18.
Việc thi đấu ở PAL được tính theo kiểu lên xuống hạng. Hạng đấu ở dưới PAL là Youth Alliance với 58 CLB chia thành 4 khu vực. Sỡ dĩ có 40 CLB ở PAL và 58 CLB ở Youth Alliance (tổng cộng 98 CLB) trong khi số CLB chuyên nghiệp của FA chỉ có 92 bởi vì có 6 Học viện đào tạo cầu thủ độc lập để chuyển nhượng chứ không có đội 1.
Độ tuổi thi đấu ở hai giải bóng đá Học viện từ 15 đến 18 tuổi. Cầu thủ ở CLB vẫn tập luyện song song với học văn hóa vào các ngày thường. Vào cuối tuần (Thứ Bảy và Chủ nhật) được nghỉ học các CLB sẽ thi đấu với nhau.
Giải FA Youth Cup (ra đời 1952) dành cho lứa U.18 của tất cả các CLB thành viên của FA với số lượng lên tới 474 đội. FA Youth Cup chia theo nhiều khu vực địa lý, thi đấu xen kẽ với hai giải đấu Học viện. FA Youth Cup được coi là bệ phóng cho những tài năng xứ sương mù, từ Geogre Best, John Barnes, Ryan Giggs, Beckham, Gary Neville, đến Lampard, Owen, Gerrard, Joe Cole, Wayne Rooney, Theo Walcott, Jack Wilshere,Gareth Bale…
Nổi tiếng nhất trong thế hệ tài năng phải kể đến thế hệ “Những cậu bé của Fergie”(Fergie’s Fledglings) với Giggs, Beckham, Butt, Scholes, Gary và Phill Neville của tuyển trẻ Manchester United vô địch FA Youth Cup 1992.
Như vậy, với hai hệ thống Học viện và FA Youth Cup thì mỗi đội U.18 của các CLB chuyên nghiệp sẽ thi đấu ít nhất 30 trận/mùa và nhiều nhất lên đến 45 trận/mùa – một con số quá lý tưởng để các cầu thủ trẻ trưởng thành.
Đối với bóng đá VN, do hệ thống đào tạo chắp vá của các “CLB chuyên nghiệp” và lịch thi đấu sơ sài, bấp cập của VFF nên hằng năm các đội bóng trẻ như U.17 hay U.19, U.21 thường kéo dài khoảng 10 ngày. Tính luôn cả vòng loại cho đến vòng VCK một đội chỉ thi đấu tối đa (nếu vào đến chung kết) là 8 trận, còn nếu chỉ đá vòng loại thì chỉ là 3-4 trận. Đó là chưa nói đến chuyện gom quân vội vã, mượn cầu thủ khắp nơi để đủ đội hình đá cho có.
3. U.21 Premier League Cup: Nơi nuôi dưỡng động lực cho cầu thủ trẻ
Bóng đá chuyên nghiệp ngày càng khắc nghiệt nên không phải cầu thủ nào tốt nghiệp Học viện ra đều được ký HĐCN ngay hoặc được đưa lên đội 1 thi đấu ở các giải Premier League, Championship, League Two, League One.
Nếu để tình trạng cầu thủ quá 18 tuổi (hết tuổi đá FA Youth Cup) thiếu sân chơi bị thui chột hoặc mất động lực vì chầu chực mòn mỏi ở tuyến hậu bị nên từ mùa 2013 - 2014, FA đã tổ chức thêm giải U.21 Premier League Cup kế thừa từ giải Profesional Development League dành cho đội trẻ của CLB chuyên nghiệp.
Mùa giải đầu tiên, U.21 Premier League Cup có 56 CLB đăng ký và thi đấu để lọc ra 22 CLB cuối cùng thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt (42 trận). U.21 Wimbledon vừa hòa 2-2 với U.19 Việt Nam cũng đăng ký mùa 2013-2014 nhưng không lọt vào nhóm 22 đội.
Lực lượng tham dự giải U.21 Premier League Cup là hỗn hợp các cầu thủ từ 17 đến 21 tuổi đã có HĐCN hoặc chưa có HĐCN. Có nghĩa cầu thủ ở đội U.18 của Học viện vẫn được phép đăng ký tham gia thi đấu.
Với giải U.21 Premier League Cup, hệ thống giải bóng đá trẻ nước Anh coi như đã hoàn thiện ở mức cao nhất. Cầu thủ U.21 nếu không được lên đội 1 vẫn có cơ hội ra sân thường xuyên và nếu chơi xuất sắc hay khi đội 1 thiếu người, họ sẽ được “bốc” lên để thi đấu khi HLV trưởng cần.
Đối chiếu với bóng đá Việt Nam thì giải U.21 Premier League Cup được coi là “quá xa xỉ” để học theo vì ngay ở cấp độ Học viện chúng ta còn chưa làm “cho ra hồn” thì lấy gì để mơ xa.
Theo Một Thế Giới
1. CLB chỉ được công nhận chuyên nghiệp khi có Học viện bóng đá
Bóng đá Anh hiện nay dưới sự quản lý của LĐBĐ Anh quốc (FA) bao gồm gần 500 CLB thành viên từ chuyên nghiệp, bán chuyên đến nghiệp dư. Hệ thống chuyên nghiệp gồm 4 giải đấu phân cấp theo thứ tự trên xuống gồm: Premier League (Ngoại hạng, 20 đội), Championship (hạng Nhất, 24 đội), League One (hạng Nhì, 24 đội) và League Two (hạng Ba, 24 đội). Tổng cộng là 92 CLB chuyên nghiệp.
Hệ thống bán chuyên nghiệp gồm 2 giải Conference Premier (hạng 6, với 44 đội thuộc Conference North và Conference South) và Premier League Premier Division (hạng 7 với với 48 CLB). Từ Giải hạng 8 trở xuống đến Giải hạng 10 được xếp nghiệp dư. Tất cả các CLB của cả 10 hạng đấu đều có quyền tham dự FA Cup.
Để được FA công nhận là CLB chuyên nghiệp, đội bóng đó ngoài việc đáp ứng được yêu cầu về tài chính, sân bãi, cơ sở vật chất… bắt buộc phải có Học viện đào tạo bóng đá trẻ (Football Academy). Học viện mỗi CLB sẽ đạo tạo cầu thủ bắt đầu từ 9 tuổi trở lên (U.11) cho đến hết 18 tuổi (U.18) và có cả đội bóng đá nữ.
Chẳng hạn, Học viện Arsenal hiện tại đào tạo từ U.11 đến U.18 và cả CLB bóng đá nữ Arsenal. Một số CLB có thể không đào tạo từ U.11 thì có thể bắt đầu từ U.13 như các CLB thuộc League One, League Two.
Đội U.14 Học viện Arsenal tham dự giải Dallas Cup 2012 do Học viện Dallas Texans (Mỹ) tổ chức. Học viện Dallas Texans là nơi tiền vệ Lee Nguyễn và Clint Demspey được đào tạo. |
Cầu thủ sau khi tốt nghiệp Học viện hoặc trong quá trình đào tạo nhưng nếu có tiềm năng sẽ được CLB ký hợp đồng chuyên nghiệp (HĐCN) và đủ điều kiện thi đấu cho đội 1 (Wayne Rooney thi đấu cho Everton ở Premier League khi mới 16 tuổi 6 tháng). Nếu cầu thủ chưa có HĐCN hoặc đã có HĐCN nhưng chưa chen chân vào đội hình 1 sẽ thi đấu ở U.18 hoặc đội U.21 – tuyến hậu bị gần nhất của đội 1.
FA quy định rất chặt về công tác đào tạo trẻ, nếu CLB nào không có Học viện thì dù ông chủ CLB nhiều tiền cỡ nào cũng bị “mời đi chỗ khác chơi”.
Điều này trái ngược với bóng đá VN khi bất cứ ai có tiền mua suất V.League, hạng Nhất đều được gọi là “CLB chuyên nghiệp”, bất chấp đội bóng không có lấy tuyến trẻ hoặc việc đào tạo trẻ phó thác cho địa phương. Bởi vậy, người ta mới ví “bóng đá chuyên nghiệp kiểu VN” là thứ bóng đá chuyên nghiệp… lưng chừng !
2. Giải Học viện và FA Youth Cup: đảm bảo tối thiểu 30 trận/mùa
Đối với các Học viện từ U.15 trở xuống thì việc thi đấu được FA xếp lịch theo mùa nghỉ học (thường mùa Thu và mùa Hè) hoặc thi đấu ở các giải khu vực do địa phương tổ chức để tránh việc học văn hóa.
Bắt đầu tuyến U.18 là giai đoạn quyết định sự trưởng thành về mặt nghề nghiệp của cầu thủ FA sẽ đưa ra hệ thống giải đấu chi tiết, chuyên nghiệp để tăng cường cơ hội thi đấu cho cầu thủ ở mức tối đa, trung bình 30-45 trận/năm.
Đầu tiên là giải Học viện bóng đá (Premier Academy League - PAL) ra đời vào năm 1997 với 40 CLB được xếp bậc cao nhất và được chia thành hai khu vực thi đấu với tổng cộng 28 trận/mùa. Thời kỳ 1997-2004, giải PAL chia làm hai tuyến là U.19 và U.17, song bắt đầu từ mùa 2004-2005 đến nay giải PAL thống nhất chỉ còn một tuyến U.18.
U.18 Chelsea vs U.18 Newcastle United ở Premier Academy League vừa gây nổi tiếng toàn thế giới vì tiền đạo Kamen của Newcastle đã tái lập pha ghi bàn bằng "Bàn tay của Chúa". |
Việc thi đấu ở PAL được tính theo kiểu lên xuống hạng. Hạng đấu ở dưới PAL là Youth Alliance với 58 CLB chia thành 4 khu vực. Sỡ dĩ có 40 CLB ở PAL và 58 CLB ở Youth Alliance (tổng cộng 98 CLB) trong khi số CLB chuyên nghiệp của FA chỉ có 92 bởi vì có 6 Học viện đào tạo cầu thủ độc lập để chuyển nhượng chứ không có đội 1.
Độ tuổi thi đấu ở hai giải bóng đá Học viện từ 15 đến 18 tuổi. Cầu thủ ở CLB vẫn tập luyện song song với học văn hóa vào các ngày thường. Vào cuối tuần (Thứ Bảy và Chủ nhật) được nghỉ học các CLB sẽ thi đấu với nhau.
Giải FA Youth Cup (ra đời 1952) dành cho lứa U.18 của tất cả các CLB thành viên của FA với số lượng lên tới 474 đội. FA Youth Cup chia theo nhiều khu vực địa lý, thi đấu xen kẽ với hai giải đấu Học viện. FA Youth Cup được coi là bệ phóng cho những tài năng xứ sương mù, từ Geogre Best, John Barnes, Ryan Giggs, Beckham, Gary Neville, đến Lampard, Owen, Gerrard, Joe Cole, Wayne Rooney, Theo Walcott, Jack Wilshere,Gareth Bale…
Nổi tiếng nhất trong thế hệ tài năng phải kể đến thế hệ “Những cậu bé của Fergie”(Fergie’s Fledglings) với Giggs, Beckham, Butt, Scholes, Gary và Phill Neville của tuyển trẻ Manchester United vô địch FA Youth Cup 1992.
"Những cậu bé của Fergie" (Fergie's Fledglings) đã vô địch FA Youth Cup 1992. |
Như vậy, với hai hệ thống Học viện và FA Youth Cup thì mỗi đội U.18 của các CLB chuyên nghiệp sẽ thi đấu ít nhất 30 trận/mùa và nhiều nhất lên đến 45 trận/mùa – một con số quá lý tưởng để các cầu thủ trẻ trưởng thành.
Đối với bóng đá VN, do hệ thống đào tạo chắp vá của các “CLB chuyên nghiệp” và lịch thi đấu sơ sài, bấp cập của VFF nên hằng năm các đội bóng trẻ như U.17 hay U.19, U.21 thường kéo dài khoảng 10 ngày. Tính luôn cả vòng loại cho đến vòng VCK một đội chỉ thi đấu tối đa (nếu vào đến chung kết) là 8 trận, còn nếu chỉ đá vòng loại thì chỉ là 3-4 trận. Đó là chưa nói đến chuyện gom quân vội vã, mượn cầu thủ khắp nơi để đủ đội hình đá cho có.
3. U.21 Premier League Cup: Nơi nuôi dưỡng động lực cho cầu thủ trẻ
Bóng đá chuyên nghiệp ngày càng khắc nghiệt nên không phải cầu thủ nào tốt nghiệp Học viện ra đều được ký HĐCN ngay hoặc được đưa lên đội 1 thi đấu ở các giải Premier League, Championship, League Two, League One.
Nếu để tình trạng cầu thủ quá 18 tuổi (hết tuổi đá FA Youth Cup) thiếu sân chơi bị thui chột hoặc mất động lực vì chầu chực mòn mỏi ở tuyến hậu bị nên từ mùa 2013 - 2014, FA đã tổ chức thêm giải U.21 Premier League Cup kế thừa từ giải Profesional Development League dành cho đội trẻ của CLB chuyên nghiệp.
Mùa giải đầu tiên, U.21 Premier League Cup có 56 CLB đăng ký và thi đấu để lọc ra 22 CLB cuối cùng thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt (42 trận). U.21 Wimbledon vừa hòa 2-2 với U.19 Việt Nam cũng đăng ký mùa 2013-2014 nhưng không lọt vào nhóm 22 đội.
Không chen chân nổi vào đội hình 1 của HLV Arsene Wenger nhưng tiền đạo người Nhật Ryo Miyaichi vẫn được thi đấu ở giải U.21 Premier League Cup để duy trì phong độ và động lực. |
Lực lượng tham dự giải U.21 Premier League Cup là hỗn hợp các cầu thủ từ 17 đến 21 tuổi đã có HĐCN hoặc chưa có HĐCN. Có nghĩa cầu thủ ở đội U.18 của Học viện vẫn được phép đăng ký tham gia thi đấu.
Với giải U.21 Premier League Cup, hệ thống giải bóng đá trẻ nước Anh coi như đã hoàn thiện ở mức cao nhất. Cầu thủ U.21 nếu không được lên đội 1 vẫn có cơ hội ra sân thường xuyên và nếu chơi xuất sắc hay khi đội 1 thiếu người, họ sẽ được “bốc” lên để thi đấu khi HLV trưởng cần.
Đối chiếu với bóng đá Việt Nam thì giải U.21 Premier League Cup được coi là “quá xa xỉ” để học theo vì ngay ở cấp độ Học viện chúng ta còn chưa làm “cho ra hồn” thì lấy gì để mơ xa.
Theo Một Thế Giới
Bình luận