(VTC News) – Với sự tài trợ của một hãng dinh dưỡng cùng những kiến thức về chăm sóc bản thân, cùng điều kiện rèn luyện chuyên môn không thể tốt hơn, song dường như tất cả mới chỉ đảm bảo cho một U19 Việt Nam được “ăn no”.
1. Thứ mà U19 Việt Nam từng làm người hâm mộ nước nhà phát cuồng chính là sức mạnh tinh thần. Điển hình của tinh thần chiến đấu vì màu cờ sắc áo tổ quốc là phút mặc niệm tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước di ảnh của Người và trước quốc kỳ Việt Nam trên đất Malaysia.
Hình ảnh đó giống như một lời tuyên thệ, noi gương Đại tướng mà chiến đấu. Và sau giây phút linh thiêng, xúc động ấy, đoàn quân của HLV Graechen đã vùi dập một U19 Australia vốn lâu nay vẫn được coi là đối thủ trên cơ rất nhiều với tỷ số 5-1.
Trở về nước, U19 Việt Nam trở thành nơi cứu cánh niềm tin với người hâm mộ nước nhà, sau bao năm bóng đá Việt Nam ra trận với tinh thần rệu rạo tới mức phải lập danh sách đen những người thi đấu có “thái độ”.
Không chỉ được truyền thông ca ngợi, người hâm mộ yêu mến, U19 Việt Nam còn nhận được rất nhiều sự quan tâm chăm sóc, đặc biệt là về chế độ dinh dưỡng nhằm tăng cường sức mạnh thể chất. Thậm chí, Học viện HAGL-Arsenal JMG, nơi có nhiều cầu thủ là nòng cốt U19 Việt Nam còn mời lực sĩ Phạm Văn Mách về nói chuyện luyện cơ bắp.
2. Hôm 1/4 vừa qua, U19 Việt Nam thất bại 1-2 trước Liên quân JMG Bỉ - Ghana. Thất bại này cũng là trận thua thứ 4/8 trận của U19 Việt Nam ở chuyến du đấu châu Âu. Người ta dễ dàng nhận thấy, các kết quả giao hữu của U19 Việt Nam cũng như kết quả tại Giải U19 Quốc tế trước đó diễn biến theo chiều hướng xấu đi, đặc biệt sau trận thua 0-9 trước U19 Tottenham.
Điểm chung của trận thua đậm 0-9 kể trên và trận thua đậm 0-7 trước U19 Nhật Bản hồi tháng 1 đều là vấn đề tinh thần. U19 Việt Nam đã không cho thấy khả năng đứng dậy sau những đòn đánh phủ đầu, càng chơi càng thua cay đắng hơn.
Khi lý giải về thất bại, có một nguyên nhân mà thầy Giôm khẳng định U19 Việt Nam còn thiếu: Đó là một thủ lĩnh tinh thần có thể vực dậy toàn đội sau những bàn thua nhanh.
Mới đây nhất, ông thầy người Pháp còn thừa nhận thêm rằng, ông đã nhìn thấy ngưỡng giới hạn của các cầu thủ. Ông nói: “Các cầu thủ đã không thể hiện được đam mê thi đấu và quyết tâm chiến thắng. Qua các trận đấu vừa rồi, một số cầu thủ đã bộc lộ ra những giới hạn của mình. Họ chưa tiến bộ nhiều. Chúng tôi sẽ phải trao đổi riêng với từng cầu thủ để tìm ra giải pháp tâm lý cho họ”.
3. Từ 18 đến 20 tuổi là giai đoạn “trăm dâu đổ đầu tằm”. Nghĩa là giai đoạn mà một con người phải đối diện với nhiều lựa chọn. Sự lo âu quá nhiều thứ làm cho thần kinh căng thẳng, nặng trĩu dẫn đến sút giảm khả năng tiếp thu và trì trệ trong suy nghĩ. Ở tuổi này rất cần sự “đả thông tư tưởng”.
U19 Việt Nam đang ở thời kỳ “văn ôn võ luyện”, stress là vị khách không mời nhưng thường xuyên tự đến. Nếu không đảm bảo sức khỏe, “pin” cạn không được “sạc” đầy sẽ khiến thần kinh mệt mỏi dẫn đến tiếp thu khém, gây căng thẳng.
Bởi vậy, họ cần một người thầy tâm lý để không vô tình ám thị cho họ rằng phía trước họ là những mục tiêu rất ghê gớm.
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng gần đây đã nhắc đến việc bóng đá Việt Nam cần những người thầy tâm lý ở những đội tuyển để tránh những cái “chết” vì sợ hãi, vì đánh mất mình ở những thời điểm quan trọng nhất. Và U19 Việt Nam hiện tại, đang rất cần một người thầy như thế.
Hà Thành
1. Thứ mà U19 Việt Nam từng làm người hâm mộ nước nhà phát cuồng chính là sức mạnh tinh thần. Điển hình của tinh thần chiến đấu vì màu cờ sắc áo tổ quốc là phút mặc niệm tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước di ảnh của Người và trước quốc kỳ Việt Nam trên đất Malaysia.
Hình ảnh đó giống như một lời tuyên thệ, noi gương Đại tướng mà chiến đấu. Và sau giây phút linh thiêng, xúc động ấy, đoàn quân của HLV Graechen đã vùi dập một U19 Australia vốn lâu nay vẫn được coi là đối thủ trên cơ rất nhiều với tỷ số 5-1.
Trở về nước, U19 Việt Nam trở thành nơi cứu cánh niềm tin với người hâm mộ nước nhà, sau bao năm bóng đá Việt Nam ra trận với tinh thần rệu rạo tới mức phải lập danh sách đen những người thi đấu có “thái độ”.
Không chỉ được truyền thông ca ngợi, người hâm mộ yêu mến, U19 Việt Nam còn nhận được rất nhiều sự quan tâm chăm sóc, đặc biệt là về chế độ dinh dưỡng nhằm tăng cường sức mạnh thể chất. Thậm chí, Học viện HAGL-Arsenal JMG, nơi có nhiều cầu thủ là nòng cốt U19 Việt Nam còn mời lực sĩ Phạm Văn Mách về nói chuyện luyện cơ bắp.
U19 Việt Nam đang nhận được sự chăm sóc rất lớn từ bầu Đức (Ảnh: Minh Trần) |
2. Hôm 1/4 vừa qua, U19 Việt Nam thất bại 1-2 trước Liên quân JMG Bỉ - Ghana. Thất bại này cũng là trận thua thứ 4/8 trận của U19 Việt Nam ở chuyến du đấu châu Âu. Người ta dễ dàng nhận thấy, các kết quả giao hữu của U19 Việt Nam cũng như kết quả tại Giải U19 Quốc tế trước đó diễn biến theo chiều hướng xấu đi, đặc biệt sau trận thua 0-9 trước U19 Tottenham.
Điểm chung của trận thua đậm 0-9 kể trên và trận thua đậm 0-7 trước U19 Nhật Bản hồi tháng 1 đều là vấn đề tinh thần. U19 Việt Nam đã không cho thấy khả năng đứng dậy sau những đòn đánh phủ đầu, càng chơi càng thua cay đắng hơn.
Khi lý giải về thất bại, có một nguyên nhân mà thầy Giôm khẳng định U19 Việt Nam còn thiếu: Đó là một thủ lĩnh tinh thần có thể vực dậy toàn đội sau những bàn thua nhanh.
Mới đây nhất, ông thầy người Pháp còn thừa nhận thêm rằng, ông đã nhìn thấy ngưỡng giới hạn của các cầu thủ. Ông nói: “Các cầu thủ đã không thể hiện được đam mê thi đấu và quyết tâm chiến thắng. Qua các trận đấu vừa rồi, một số cầu thủ đã bộc lộ ra những giới hạn của mình. Họ chưa tiến bộ nhiều. Chúng tôi sẽ phải trao đổi riêng với từng cầu thủ để tìm ra giải pháp tâm lý cho họ”.
3. Từ 18 đến 20 tuổi là giai đoạn “trăm dâu đổ đầu tằm”. Nghĩa là giai đoạn mà một con người phải đối diện với nhiều lựa chọn. Sự lo âu quá nhiều thứ làm cho thần kinh căng thẳng, nặng trĩu dẫn đến sút giảm khả năng tiếp thu và trì trệ trong suy nghĩ. Ở tuổi này rất cần sự “đả thông tư tưởng”.
U19 Việt Nam đang ở thời kỳ “văn ôn võ luyện”, stress là vị khách không mời nhưng thường xuyên tự đến. Nếu không đảm bảo sức khỏe, “pin” cạn không được “sạc” đầy sẽ khiến thần kinh mệt mỏi dẫn đến tiếp thu khém, gây căng thẳng.
Bởi vậy, họ cần một người thầy tâm lý để không vô tình ám thị cho họ rằng phía trước họ là những mục tiêu rất ghê gớm.
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng gần đây đã nhắc đến việc bóng đá Việt Nam cần những người thầy tâm lý ở những đội tuyển để tránh những cái “chết” vì sợ hãi, vì đánh mất mình ở những thời điểm quan trọng nhất. Và U19 Việt Nam hiện tại, đang rất cần một người thầy như thế.
Hà Thành
Bình luận