Trải qua đến 21 trận đấu kể từ giải vô địch U19 Đông Nam Á 2013, U19 Việt Nam ngày càng bộc lộ thêm nhiều những vấn đề của chính mình.
Dễ bị bắt bài
Khi mới đến Học viện HAGL Arsenal JMG, HLV Guillaume Graechen đã cùng với các chuyên gia hàng đầu rong ruổi hơn 2 tháng khắp 24 tỉnh thành từ Bắc vào Nam để tuyển chọn tài năng cho lò đào tạo nhà bầu Đức. Và tất nhiên, trải qua 7 năm gắn bó cùng các học trò tại Hàm Rồng, ông Giôm là người hiểu những Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh…hơn ai hết.
Bởi vậy, ông Giôm được cho là người thích hợp nhất để dẫn dắt U19 Việt Nam tham dự giải vô địch U19 Đông Nam Á năm 2013 khi mà lứa “gà nòi” nhà bầu Đức chiếm đa số trong lần tập trung này của U19 Việt Nam. Để chuẩn bị cho giải đấu diễn ra ở Indonesia hồi tháng 9/2013, U19 Việt Nam đã tập trung từ đầu tháng 8 và có một số trận đấu giao hữu trên sân Pleiku.
Ngoài các trận đấu với liên quân của lò đào tạo Arsenal JMG tại Ghana, Bỉ và Ai Cập, U19 Việt Nam còn có 2 cuộc đối đầu với U19 Lào, đối thủ của thầy trò ông Giôm tại giải U19 Đông Nam Á 2013. Ở cả 2 trận đấu với người láng giềng, U19 Việt Nam không quá khó để giành chiến thắng với các tỉ số 3-0 và 5-1.
Bước vào giải U19 Đông Nam Á 2013 với không nhiều kỳ vọng, nhưng qua từng trận đấu, U19 Việt Nam đã dần lấy được niềm tin của người hâm mộ với lối đá lôi cuốn, đẹp mắt. Thắng 6 trận liên tiếp để lọt vào đến trận chung kết, U19 Việt Nam tiếp tục “gây sốt” khi tiếp tục thể hiện hình ảnh đẹp ở trận đấu cuối cùng với chủ nhà U19 Indonesia. Chỉ có điều, lối đá đẹp ấy của thầy trò ông Giôm đã không thể giúp U19 Việt Nam lên ngôi vô địch giải đấu trẻ của khu vực.
Nhìn lại các trận đấu của U19 Việt Nam tại giải đấu được tổ chức tại Indonesia này, trận đấu ấn tượng nhất của U19 Việt Nam chính là trận thắng chính chủ nhà U19 Indonesia ở vòng bảng với tỉ số 2-1. Ngoài trận thắng 6-1 trước đối thủ yếu U19 Brunei, thầy trò ông Giôm khá vất vả mới vượt qua được những U19 Malaysia, U19 Thái Lan, U19 Myanmar và cả U19 Lào – đối thủ mà trước đó không lâu, U19 Việt Nam dễ dàng đánh bại với tổng tỉ số 8-1.
Có thể nhận thấy, các đối thủ không khó để bắt bài được U19 Việt Nam. Các trận đấu với U19 Lào và chủ nhà U19 Indonesia là những ví dụ điển hình. Sau trận thua 1-2 trước U19 Việt Nam ở vòng bảng, U19 Indonesia đã rút ra được cho mình những bài học và gần như phong tỏa khá hiệu quả những quân bài quan trọng nhất của ông Giôm ở trận chung kết.
Ở lần đầu cầm quân đi dự một giải đấu lớn, ông Giôm đã tỏ ra có phần bị động và lúng túng khi các học trò cũng bế tắc trong việc tìm đường vào khung thành của U19 chủ nhà Indonesia. Ngoài ra, những phản ứng của ông Giôm với diễn biến trên sân là khá chậm.
Cần nhìn rõ những điểm yếu
Ở vòng loại U19 Châu Á 2014 diễn ra tại Malaysia sau đó, U19 Việt Nam dễ dàng “bắt nạt” U19 Đài Loan và U19 Hong Kong. Trận đấu thứ 3 với U19 Úc, cùng với sự chủ quan của đối thủ, U19 Việt Nam được cho là có trận đấu hay nhất dưới thời ông Giôm khi đánh bại đội trẻ đến từ nền bóng đá mạnh như Úc với tỉ số 5-1.
Sau chiến thắng “lịch sử” trước U19 Úc ấy, nhiều người dường như đã quá ảo tưởng về sức mạnh thật sự của U19 Việt Nam. Bởi gần như tất cả những điểm yếu của U19 Việt Nam đã được phơi bày ở Nutifood Cup 2014 được tổ chức hồi tháng 1/2014.
3 trận thua trên sân Thống Nhất trước U19 AS Roma, U19 Nhật Bản và U19 Tottenham cho thấy khi bộ đôi Công Phượng hay Văn Toàn bị đối thủ “bắt chết”, U19 Việt Nam đã không thể tìm ra được miếng đánh nào khả dĩ hơn, đặc biệt là việc triển khai lối chơi từ tuyến giữa.
Hàng công không thể tiếp cận khung thành đối thủ, hàng thủ cũng không khá hơn. Như rất nhiều chuyên gia từng nhận định, các học trò của ông Giôm dường như “chưa biết phòng ngự”. Ngoài ra, khi bị đối thủ sớm dẫn trước, U19 Việt Nam rất dễ bị vỡ trận khi thiếu hẳn một thủ lĩnh thực sự có thể vực dậy tinh thần của toàn đội trong lúc khó khăn. Đến chuyến tập huấn Châu Âu này, những điểm yếu kể trên của U19 Việt Nam tiếp tục được phơi bày, đặc biệt là sau các trận thua đậm trước U19 Tottenham hay U19 Birmingham City.
Theo thống kê từ giải U19 Đông Nam Á 2013 (tháng 9/2013) cho đến thời điểm hiện tại, thầy trò ông Giôm đã thi đấu tổng cộng 21 trận đấu chính thức. Rất nhiều lần U19 Việt Nam khiến người hâm mộ phải “phát sốt” nhưng cũng không ít lần người ta phải đặt dấu hỏi về sức mạnh thực sự của U19 Việt Nam, đặc biệt là tài cầm quân của ông Giôm. Thậm chí, nhiều nhà chuyên môn trong nước còn thẳng thắn đặt vấn đề rằng: “U19 Việt Nam đá nhiều những vẫn chưa ra chiến thuật.”
Tuy nhiên, U19 Việt Nam đang trong quá trình học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Khoảng thời gian từ nay cho đến khi các giải đấu như vô địch U19 Đông Nam Á 2014 hay VCK U19 Châu Á 2014 diễn ra hy vọng là đủ để Công Phượng cùng đồng đội khắc phục những yếu điểm của mình. Điều quan trọng là những người trong cuộc hiểu rõ và tìm được định hướng, nhân sự thích hợp để giúp U19 Việt Nam trưởng thành và vững vàng hơn khi bơi ra biển lớn.
Theo Khampha
Dễ bị bắt bài
Khi mới đến Học viện HAGL Arsenal JMG, HLV Guillaume Graechen đã cùng với các chuyên gia hàng đầu rong ruổi hơn 2 tháng khắp 24 tỉnh thành từ Bắc vào Nam để tuyển chọn tài năng cho lò đào tạo nhà bầu Đức. Và tất nhiên, trải qua 7 năm gắn bó cùng các học trò tại Hàm Rồng, ông Giôm là người hiểu những Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh…hơn ai hết.
Bởi vậy, ông Giôm được cho là người thích hợp nhất để dẫn dắt U19 Việt Nam tham dự giải vô địch U19 Đông Nam Á năm 2013 khi mà lứa “gà nòi” nhà bầu Đức chiếm đa số trong lần tập trung này của U19 Việt Nam. Để chuẩn bị cho giải đấu diễn ra ở Indonesia hồi tháng 9/2013, U19 Việt Nam đã tập trung từ đầu tháng 8 và có một số trận đấu giao hữu trên sân Pleiku.
U19 Việt Nam đang cải thiện cả về kỹ, chiến thuật lẫn thể lực (Ảnh: Phạm Thành) |
Ngoài các trận đấu với liên quân của lò đào tạo Arsenal JMG tại Ghana, Bỉ và Ai Cập, U19 Việt Nam còn có 2 cuộc đối đầu với U19 Lào, đối thủ của thầy trò ông Giôm tại giải U19 Đông Nam Á 2013. Ở cả 2 trận đấu với người láng giềng, U19 Việt Nam không quá khó để giành chiến thắng với các tỉ số 3-0 và 5-1.
Bước vào giải U19 Đông Nam Á 2013 với không nhiều kỳ vọng, nhưng qua từng trận đấu, U19 Việt Nam đã dần lấy được niềm tin của người hâm mộ với lối đá lôi cuốn, đẹp mắt. Thắng 6 trận liên tiếp để lọt vào đến trận chung kết, U19 Việt Nam tiếp tục “gây sốt” khi tiếp tục thể hiện hình ảnh đẹp ở trận đấu cuối cùng với chủ nhà U19 Indonesia. Chỉ có điều, lối đá đẹp ấy của thầy trò ông Giôm đã không thể giúp U19 Việt Nam lên ngôi vô địch giải đấu trẻ của khu vực.
Nhìn lại các trận đấu của U19 Việt Nam tại giải đấu được tổ chức tại Indonesia này, trận đấu ấn tượng nhất của U19 Việt Nam chính là trận thắng chính chủ nhà U19 Indonesia ở vòng bảng với tỉ số 2-1. Ngoài trận thắng 6-1 trước đối thủ yếu U19 Brunei, thầy trò ông Giôm khá vất vả mới vượt qua được những U19 Malaysia, U19 Thái Lan, U19 Myanmar và cả U19 Lào – đối thủ mà trước đó không lâu, U19 Việt Nam dễ dàng đánh bại với tổng tỉ số 8-1.
Có thể nhận thấy, các đối thủ không khó để bắt bài được U19 Việt Nam. Các trận đấu với U19 Lào và chủ nhà U19 Indonesia là những ví dụ điển hình. Sau trận thua 1-2 trước U19 Việt Nam ở vòng bảng, U19 Indonesia đã rút ra được cho mình những bài học và gần như phong tỏa khá hiệu quả những quân bài quan trọng nhất của ông Giôm ở trận chung kết.
U19 Việt Nam dễ bị bắt bài (Ảnh: Thành Phạm) |
Ở lần đầu cầm quân đi dự một giải đấu lớn, ông Giôm đã tỏ ra có phần bị động và lúng túng khi các học trò cũng bế tắc trong việc tìm đường vào khung thành của U19 chủ nhà Indonesia. Ngoài ra, những phản ứng của ông Giôm với diễn biến trên sân là khá chậm.
Cần nhìn rõ những điểm yếu
Ở vòng loại U19 Châu Á 2014 diễn ra tại Malaysia sau đó, U19 Việt Nam dễ dàng “bắt nạt” U19 Đài Loan và U19 Hong Kong. Trận đấu thứ 3 với U19 Úc, cùng với sự chủ quan của đối thủ, U19 Việt Nam được cho là có trận đấu hay nhất dưới thời ông Giôm khi đánh bại đội trẻ đến từ nền bóng đá mạnh như Úc với tỉ số 5-1.
Sau chiến thắng “lịch sử” trước U19 Úc ấy, nhiều người dường như đã quá ảo tưởng về sức mạnh thật sự của U19 Việt Nam. Bởi gần như tất cả những điểm yếu của U19 Việt Nam đã được phơi bày ở Nutifood Cup 2014 được tổ chức hồi tháng 1/2014.
3 trận thua trên sân Thống Nhất trước U19 AS Roma, U19 Nhật Bản và U19 Tottenham cho thấy khi bộ đôi Công Phượng hay Văn Toàn bị đối thủ “bắt chết”, U19 Việt Nam đã không thể tìm ra được miếng đánh nào khả dĩ hơn, đặc biệt là việc triển khai lối chơi từ tuyến giữa.
Ai là thủ lĩnh thực sự của U19 Việt Nam (Ảnh: Thành Phạm) |
Hàng công không thể tiếp cận khung thành đối thủ, hàng thủ cũng không khá hơn. Như rất nhiều chuyên gia từng nhận định, các học trò của ông Giôm dường như “chưa biết phòng ngự”. Ngoài ra, khi bị đối thủ sớm dẫn trước, U19 Việt Nam rất dễ bị vỡ trận khi thiếu hẳn một thủ lĩnh thực sự có thể vực dậy tinh thần của toàn đội trong lúc khó khăn. Đến chuyến tập huấn Châu Âu này, những điểm yếu kể trên của U19 Việt Nam tiếp tục được phơi bày, đặc biệt là sau các trận thua đậm trước U19 Tottenham hay U19 Birmingham City.
Theo thống kê từ giải U19 Đông Nam Á 2013 (tháng 9/2013) cho đến thời điểm hiện tại, thầy trò ông Giôm đã thi đấu tổng cộng 21 trận đấu chính thức. Rất nhiều lần U19 Việt Nam khiến người hâm mộ phải “phát sốt” nhưng cũng không ít lần người ta phải đặt dấu hỏi về sức mạnh thực sự của U19 Việt Nam, đặc biệt là tài cầm quân của ông Giôm. Thậm chí, nhiều nhà chuyên môn trong nước còn thẳng thắn đặt vấn đề rằng: “U19 Việt Nam đá nhiều những vẫn chưa ra chiến thuật.”
Tuy nhiên, U19 Việt Nam đang trong quá trình học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Khoảng thời gian từ nay cho đến khi các giải đấu như vô địch U19 Đông Nam Á 2014 hay VCK U19 Châu Á 2014 diễn ra hy vọng là đủ để Công Phượng cùng đồng đội khắc phục những yếu điểm của mình. Điều quan trọng là những người trong cuộc hiểu rõ và tìm được định hướng, nhân sự thích hợp để giúp U19 Việt Nam trưởng thành và vững vàng hơn khi bơi ra biển lớn.
Theo Khampha
Bình luận