HLV Lê Thụy Hải từng bị truyền thông, đồng nghiệp, người hâm mộ “đánh hội đồng” chỉ vì có lời chê U19 Việt Nam. Nhưng, đúng là các cầu thủ trẻ cần nhiều hơn nữa những lời chê thẳng thắn như vậy.
Còn nhớ, sau sự kiện U19 thi đấu tưng bừng ở giải trẻ Đông Nam Á, nhưng rồi vẫn cúi đầu trước Indonesia trong trận chung kết, HLV Lê Thụy Hải là một trong những người đưa ra cái nhìn khắt khe nhất, đến mức bị xem là tiêu cực.
Vị HLV nổi tiếng thẳng tính của bóng đá Việt đại ý cho rằng, không nên khen các em quá thể, khi đây chỉ là một giải đấu trẻ. Đồng thời, ông cũng chỉ trích chiến thuật của đội, phê phán việc một số cầu thủ lạm dụng kỹ thuật cá nhân quá nhiều.
Ông đặc biệt phản ứng trước việc đổ lỗi cho trọng tài thiên vị, hay các cầu thủ trẻ Indonesia chơi bóng bạo lực. Ông bảo, bóng đá là cuộc chơi đối kháng, và chúng ta phải chấp nhận mọi vấn đề có thể xảy ra, miễn là trong khuôn khổ luật FIFA.
Trước những ý kiến cho rằng, nên cử U19 thay đàn anh U23 đi dự SEA Games 2013, vị HLV người Hà Nội cũng phản đối mạnh mẽ. Ông Hải, một người có thâm niên bóng đá nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp ở nước ta - từ khi còn là cầu thủ đến HLV - đã phân tích về sự khác biệt rất lớn giữa các độ tuổi.
Còn nhiều vấn đề khác nữa mà nhà cầm quân từng cùng B.Bình Dương hai lần liên tiếp giành chức vô địch V.League (2007 và 2008) đề cập.
Những lời của ông Hải bị một số kênh truyền thông nước nhà công kích, rằng không có tính xây dựng. Các em còn trẻ, đá như thế là tốt, và cần động viên thay vì chê bai.
Sau “gạch đá” phải nhận, hàng loạt vấn đề mà ông Hải phân tích đã bộc lộ gần như tất cả ở giải giao hữu Cúp Nutifood, dù mới chỉ sau 2 trận đấu. U19 Việt Nam đã thua U19 Roma vì không biết cách dứt điểm, và như lao đầu vào bức tường phòng ngự của đối thủ.
Các cầu thủ trẻ Roma đã trình diễn khả năng phòng ngự đúng chất Italia, mạnh mẽ và không có khoảng trống cho đội chủ nhà. “Thua trên thế thắng” chỉ là cách nói cường điệu. Chúng ta thua, đơn giản vì chỉ biết cầm bóng nhưng thiếu ý tưởng mang tính đột biến, không thể làm chủ cuộc chơi thực sự.
Trước U19 Nhật Bản, một đối thủ mạnh, và đặt mục tiêu chuẩn bị cho giải đấu châu lục sắp tới, chúng ta đã thể hiện mình chỉ là những học trò đang tập đá bóng. Không ý tưởng, không bất kỳ điều gì đặc biệt về chiến thuật, U19 Việt Nam giống như nhóm học sinh đi thi mà không thuộc bài.
Mà đúng là các cầu thủ của chúng ta đang là những học sinh (học bóng đá) đấy chứ. Nền tảng của đội đến từ học viện HAGL, vốn chưa được cọ xát nhiều. Tất cả mới chỉ là lý thuyết từ người thầy Graechen. Chưa có cơ hội thực hành, U19 bế tắc trước Roma (được đá giải Primavera, tổ chức song song với Serie A, dành cho cầu thủ trẻ), rồi thua tan nát trước cường quốc Nhật Bản cũng là một lẽ thường tình.
Vấn đề là sau những trận thua, và cả chiến thắng như giải U19 Đông Nam Á vài tháng trước, các cầu thủ trẻ cần nhận được lời khuyên chân thành nhất, có thể là khắt khe cũng được. Động viên tất nhiên là không thiếu, để các em học cách chấp nhận và đứng lên từ thất bại. Đó là những phân tích chỉ ra cái sai, cái cần khắc phục như ông Lê Thụy Hải từng làm, chứ không phải cứ an ủi “các em đang đá tốt, đá đẹp, hết lòng vì người hâm mộ”.
Một học sinh, khi làm bài đạt 9 điểm, giáo viên sẽ chỉ ra vấn đề nằm ở đâu mà không thể giành điểm tối đa. Đó là cách để cậu học sinh ấy đạt điểm 10 trong tương lai, có thể là ngay bài kiểm tra sau. Còn nếu cứ mãi khen điểm 9 là tốt đẹp, là hoàn hảo, cái sai trong bài sẽ không bao giờ được học sinh nhận ra. Chưa kể, còn có thể dẫn đến tình trạng ảo tưởng về bản thân. Hậu quả, điểm 9 là mốc cao nhất, sau đó là những điểm 8, 7 rồi 6…
Theo Vietnamnet.
Còn nhớ, sau sự kiện U19 thi đấu tưng bừng ở giải trẻ Đông Nam Á, nhưng rồi vẫn cúi đầu trước Indonesia trong trận chung kết, HLV Lê Thụy Hải là một trong những người đưa ra cái nhìn khắt khe nhất, đến mức bị xem là tiêu cực.
Vị HLV nổi tiếng thẳng tính của bóng đá Việt đại ý cho rằng, không nên khen các em quá thể, khi đây chỉ là một giải đấu trẻ. Đồng thời, ông cũng chỉ trích chiến thuật của đội, phê phán việc một số cầu thủ lạm dụng kỹ thuật cá nhân quá nhiều.
Ông đặc biệt phản ứng trước việc đổ lỗi cho trọng tài thiên vị, hay các cầu thủ trẻ Indonesia chơi bóng bạo lực. Ông bảo, bóng đá là cuộc chơi đối kháng, và chúng ta phải chấp nhận mọi vấn đề có thể xảy ra, miễn là trong khuôn khổ luật FIFA.
HLV Lê Thụy Hải (Ảnh: Quang Minh) |
Trước những ý kiến cho rằng, nên cử U19 thay đàn anh U23 đi dự SEA Games 2013, vị HLV người Hà Nội cũng phản đối mạnh mẽ. Ông Hải, một người có thâm niên bóng đá nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp ở nước ta - từ khi còn là cầu thủ đến HLV - đã phân tích về sự khác biệt rất lớn giữa các độ tuổi.
Còn nhiều vấn đề khác nữa mà nhà cầm quân từng cùng B.Bình Dương hai lần liên tiếp giành chức vô địch V.League (2007 và 2008) đề cập.
Những lời của ông Hải bị một số kênh truyền thông nước nhà công kích, rằng không có tính xây dựng. Các em còn trẻ, đá như thế là tốt, và cần động viên thay vì chê bai.
Sau “gạch đá” phải nhận, hàng loạt vấn đề mà ông Hải phân tích đã bộc lộ gần như tất cả ở giải giao hữu Cúp Nutifood, dù mới chỉ sau 2 trận đấu. U19 Việt Nam đã thua U19 Roma vì không biết cách dứt điểm, và như lao đầu vào bức tường phòng ngự của đối thủ.
Các cầu thủ trẻ Roma đã trình diễn khả năng phòng ngự đúng chất Italia, mạnh mẽ và không có khoảng trống cho đội chủ nhà. “Thua trên thế thắng” chỉ là cách nói cường điệu. Chúng ta thua, đơn giản vì chỉ biết cầm bóng nhưng thiếu ý tưởng mang tính đột biến, không thể làm chủ cuộc chơi thực sự.
Trước U19 Nhật Bản, một đối thủ mạnh, và đặt mục tiêu chuẩn bị cho giải đấu châu lục sắp tới, chúng ta đã thể hiện mình chỉ là những học trò đang tập đá bóng. Không ý tưởng, không bất kỳ điều gì đặc biệt về chiến thuật, U19 Việt Nam giống như nhóm học sinh đi thi mà không thuộc bài.
U19 Việt Nam như những đứa học sinh không thuộc bài trước các bậc thầy Nhật Bản (Ảnh: Quang Minh) |
Mà đúng là các cầu thủ của chúng ta đang là những học sinh (học bóng đá) đấy chứ. Nền tảng của đội đến từ học viện HAGL, vốn chưa được cọ xát nhiều. Tất cả mới chỉ là lý thuyết từ người thầy Graechen. Chưa có cơ hội thực hành, U19 bế tắc trước Roma (được đá giải Primavera, tổ chức song song với Serie A, dành cho cầu thủ trẻ), rồi thua tan nát trước cường quốc Nhật Bản cũng là một lẽ thường tình.
Vấn đề là sau những trận thua, và cả chiến thắng như giải U19 Đông Nam Á vài tháng trước, các cầu thủ trẻ cần nhận được lời khuyên chân thành nhất, có thể là khắt khe cũng được. Động viên tất nhiên là không thiếu, để các em học cách chấp nhận và đứng lên từ thất bại. Đó là những phân tích chỉ ra cái sai, cái cần khắc phục như ông Lê Thụy Hải từng làm, chứ không phải cứ an ủi “các em đang đá tốt, đá đẹp, hết lòng vì người hâm mộ”.
Một học sinh, khi làm bài đạt 9 điểm, giáo viên sẽ chỉ ra vấn đề nằm ở đâu mà không thể giành điểm tối đa. Đó là cách để cậu học sinh ấy đạt điểm 10 trong tương lai, có thể là ngay bài kiểm tra sau. Còn nếu cứ mãi khen điểm 9 là tốt đẹp, là hoàn hảo, cái sai trong bài sẽ không bao giờ được học sinh nhận ra. Chưa kể, còn có thể dẫn đến tình trạng ảo tưởng về bản thân. Hậu quả, điểm 9 là mốc cao nhất, sau đó là những điểm 8, 7 rồi 6…
Theo Vietnamnet.
Bình luận