Mặc dù giảm nhẹ nhưng chỉ số DXY vẫn nằm quanh mức đỉnh cao 20 năm qua. Hôm 6/9, Viện Quản lý cung ứng (ISM) công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành dịch vụ tháng 8 đạt 56,9 điểm, cao hơn con số 55,5 điểm mà các nhà kinh tế của Dow Jones kỳ vọng và trái ngược với kết quả bi quan 43,7 điểm mà S&P Global đưa ra.
Ngay sau khi số liệu PMI của ISM được công bố, mặt bằng lợi suất của Mỹ tiếp tục đi lên, bao gồm các kỳ hạn từ 2 năm đến 30 năm. Chỉ số PMI trên 50 điểm cho thấy, hoạt động kinh tế đang mở rộng, trong khi dưới 50 điểm thể hiện hoạt động kinh doanh thu hẹp.
Số liệu PMI ngành dịch vụ tháng 8 khả quan càng cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thêm lý do để thắt chặt tiền tệ mà không cần quá lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế. Đây là động lực đưa USD lên đỉnh mới.
Lợi suất trái phiếu tăng cũng khiến cho nhà đầu tư rút tiền ra khỏi các tài sản rủi ro như cổ phiếu và đổ dồn vào USD khi đánh giá Fed sẽ tăng mạnh lãi suất vào kỳ họp cuối tháng 9 này.
Ngược lại với USD, giá đồng euro không mấy khả quan, xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua so với đồng USD. Giá 1 euro đổi 0,994 USD, 1 bảng Anh đổi 1,147 USD, 1 USD đổi 144,29 yên Nhật.
Tỷ giá USD trong nước
Tại thị trường trong nước, chốt phiên giao dịch 7/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.261 đồng/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ở mức: 22.550 đồng - 23.700 đồng (mua - bán).
Đầu giờ sáng 8/9, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại như sau: Vietcombank: 23.380 - 23.820 đồng/USD; VietinBank: 23.305 - 23.745 đồng/USD; BIDV: 23.440 - 23.720 đồng/USD (mua - bán).
Tỷ giá euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ở mức: 22.310 - 23.690 đồng/EUR. Còn tại Vietcombank là 22.741 - 24.041 đồng/EUR; VietinBank: 22.765 đồng - 24.055 đồng/EUR; BIDV: 22.916 - 23.979 đồng/EUR (mua - bán).
Bình luận