6h10 sáng 14/10 (giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động của USD với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 112,45 điểm, giảm 0,76%.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 9 trong đó Fed cho rằng, thị trường lao động vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
Về lạm phát, chỉ số giá cả tiêu dùng cá nhân (PCE) liên tục leo thang trong những tháng gần đây, với mức 6,3% ghi nhận tại tháng 7. PCE lõi (không bao gồm giá nhiên liệu và giá thực phẩm) cũng tăng tới 4,6%. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần cũng tăng 8,3% và CPI lõi tăng 6,3%.
Theo nhận định của Fed, lạm phát được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt trong tương lai gần, tiếp tục chậm lại một cách ổn định trong dài hạn. Nhiều thành viên Fed nhấn mạnh việc hành động không đủ để kiềm chế lạm phát có thể gây ra nhiều tổn thất hơn so với việc hành động dư thừa. Theo đó, Fed quyết định tăng lãi suất thêm 0,75%, từ khoảng 2,25 - 2,5% lên 3 - 3,25%.
Fed cam kết hướng tới mục tiêu lạm phát ở mức 2% trong dài hạn. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục giảm nắm giữ trái phiếu Chính phủ và các tài sản khác trong bảng cân đối của cơ quan này. Sau khi biên bản được công bố, công cụ của CME dự báo 82% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% trong cuộc họp ngày 2/11 và chỉ 18% khả năng tăng 0,5%...
Liên quan tới thông tin kinh tế Mỹ, chỉ số giá sản xuất PPI toàn phần và PPI lõi của nước này lần lượt tăng 0,4% và 0,3% trong tháng 9, cùng cao hơn so với mức tăng 0,2% và 0,3% theo dự báo. So với cùng kỳ năm 2021, mức tăng lần lượt là 8,5% và 5,6%.
Greg Anderson, chiến lược gia ngoại hối tại BMO Capital Markets từ New York, Mỹ cho biết, sự đảo chiều của USD là một cú sốc trong bối cảnh thị trường đang hỗn loạn và chỉ cần một động thái nhỏ cũng đủ để gây ra tác động lớn.
Brian Westbury, nhà kinh tế trưởng tại FT Advisors chia sẻ, lạm phát vẫn tiếp diễn bất chấp các yếu tố lạc quan của thị trường, ví dụ như giá năng lượng và giá xe đã qua sử dụng, đã giảm 1,1% trong tháng 9.
USD cũng đã nhanh chóng đạt đỉnh 32 năm so với đồng yên Nhật là 147,665, sau đó giảm xuống mức 147,25 yên.
Đồng Euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần so với USD, sau đó tăng trở lại 0,7%, đạt mức 0,9773 USD.
USD đã tăng vọt so với đồng franc Thụy Sĩ, chạm mức cao nhất kể từ tháng 5/2019 và chốt phiên ở mức tăng 0,2%, đạt mốc 0,9995 franc.
Tỷ giá USD trong nước
Tại thị trường trong nước, chốt phiên giao dịch 13/10, tỷ giá trung tâm USD/VND tại Ngân hàng Nhà nước ở mức 23.497 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo USD tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 23.925 đồng.
Sáng 14/10, tỷ giá USD/VND tại Ngân hàng Vietcombank được niêm yết ở mức 23.890 - 24.200 đồng/USD (mua - bán). Ngân hàng Vietinbank niêm yết ở mức 23.920 - 24.202 đồng/USD (mua - bán), tại BIDV là 23.910 - 24.190 đồng/USD (mua - bán).
Cũng trong sáng nay, tỷ giá đồng euro tại Vietcombank là 22.715 - 23.986 đồng/EUR (mua - bán), Vietinbank niêm yết 22.754 - 24.044 đồng/EUR (mua - bán), BIDV niêm yết mức giá 22.894 - 23.950 đồng/EUR (mua - bán).
Bình luận