Đâu đó, người hâm mộ thậm chí là cả báo giới đặt vấn đề HLV Phan Thanh Hùng có nên từ chức sau thất bại mang tính lịch sử của ĐT Việt Nam trong các kỳ AFF Cup? Câu trả lời là: Không.
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã khẳng định như vậy trước trận đấu gặp Thái Lan, Tổng thư ký VFF Ngô Lê Bằng cũng khẳng định như vậy sau trận thua Thái Lan. Và cá nhân ông Phan Thanh Hùng cũng chưa đưa ra ý kiến gì cụ thể.
Nhưng người xứng đáng từ chức, hoặc đáng phải bị người hâm mộ “bỏ phiếu tín nhiệm” lúc này không phải là ông Hùng.
Từ chức - chỉ có thể là người ngoài
Năm 2004, sau khi không vượt qua nổi vòng bảng Tiger Cup, ông Tavares - HLV trưởng ĐT Việt Nam đã phải từ chức. Nói đúng hơn là bị ép phải từ chức sau cuộc họp cực nóng của thường trực Ban chấp hành VFF ngay trong đêm ĐTVN thua trận. Ba năm sau ở Korat - trên đất Thái tại SEA Games 27, HLV A.Riedl xin từ chức sau thất bại của U.23, thực tế cũng là ép ông thầy người Áo phải ra đi.
Có một ông thầy từ chức thực sự là Calisto. Năm 2008, trước thềm AFF Cup 2008 sau một loạt thành tích tệ hại của đội tuyển ở các giải giao hữu. Ông Calisto đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu kín với các thành viên trong đội và tuyên bố: “Nếu chỉ có 1 phiếu yêu cầu tôi ra đi, tôi sẽ từ chức”. Kết quả ông Calisto nhận được 100% số phiếu ủng hộ và cùng ĐTVN bước lên bục vinh quang.
Chỉ đến khi không chịu nổi cách làm việc của VFF, tháng 3/2011 ông Calisto đã từ chức với lý do không thể “dị” hơn là “từ sức ép báo chí”. Thực tế ai cũng thấy ông Calisto đi vì lòng tự trọng.
Bóng đá, nhìn chung là một lĩnh vực rất… dễ từ chức, nhất là bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng với người Việt, đặc biệt là những nhà quản lý bóng đá Việt Nam. Từ chức hay nhận trách nhiệm là một thứ rất xa xỉ.
Bây giờ là câu chuyện của HLV Phan Thanh Hùng.
Ông Hùng không thể bị sa thải, không thể từ chức bởi nếu làm như thế thì nghiễm nhiên thừa nhận những người quyết định đặt ông vào ghế đó là sai, là yếu kém.
Nên nhớ, sao khi Falko Goetz bị sa thải, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ khẳng định: “HLV đội tuyển sẽ là HLV nội”. Lý do đơn giản là Malaysia dùng thầy nội đang rất thành công.
Cái lý do đã không cho thấy tầm nhìn, vậy nếu năm nay Malaysia thất bại (bản thân HLV Rajagopal cỉa Malaysia đang bị dư luận nước này chỉ trích rất nhiều) thì sao? Chẳng nhẽ lại phải định hướng lại.
Việc chọn HLV nội có một điểm đặc biệt là lần này do Thường trực VFF quyết định chứ không phải do Hội đồng HLV. Ai cũng rõ tính chuyên môn trong “Thường trực VFF” là quá thấp khi có sự góp mặt của ông Chủ tịch xuất thân từ bóng rổ và giỏi chơi “bóng chuyền”, một doanh nhân nổi tiếng giới ngân hàng, một tiến sỹ ngôn ngữ học.
Và tất nhiên, dù như thế, họ sẽ không thừa nhận mình sai.
Nếu HLV bị sa thải hay phải từ chức thì có lẽ chính những người quyết định chọn ông Hùng nên chịu trách nhiệm ở mức cao.
Có nên lấy phiếu tín nhiệm
Thực ra cũng không thể nhìn vào thất bại của một giải đấu để đánh giá khả năng và trình độ quản lý của cả một bộ máy. Thế nhưng, hầu hết người hâm mộ cũng thừa nhận rằng kết quả này là hệ quả tất yếu của một quá trình mà những người chịu trách nhiệm cao nhất chính là những người lãnh đạo bộ máy VFF.
Cái sai chủ yếu là bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sau 10 năm đã đi chệch hướng khá xa, là cuộc chơi của những “anh nhà giàu” chứ không phải mục đích vì người hâm mộ. Và sự thay đổi, không phải ở ghế HLV hay vị trí Tổng thư ký VFF mà chính là vị trí đứng đầu: vị trí Chủ tịch VFF. Hay nói một cách khác: ông Nguyễn Trọng Hỷ nên từ chức.
Còn nhớ, trước trận gặp Thái Lan, khi ĐT Việt Nam gần như không còn cơ hội đi tiếp, khi các phóng viên đề cập tới khả năng sa thải ông Phan Thanh Hùng, ông Hỷ đã trả lời rằng: “Nhân đây tôi cũng nói rằng VFF sẽ luôn tin tưởng và tạo mọi điều kiện để cho HLV Phan Thanh Hùng xây dựng lại đội tuyển.
Sẽ không có chuyện sa thải hay yêu cầu từ chức gì cả, bởi đây chỉ là bước khởi đầu của HLV nội nên chúng ta phải tạo điều kiện tốt nhất để cho ông Hùng rèn luyện và chứng tỏ mình. Nếu sa thải thì sau này chẳng HLV nội nào dám làm đội tuyển và mãi mãi bóng đá Việt Nam không có đội ngũ HLV giỏi, không có HLV giỏi thì làm sao để phát triển”.
Đây là lối tư duy rất cũ và lỗi thời, theo kiểu “nếu sa thải thì lấy ai thay thế”?
Trong khi người dân đang đòi hỏi ở các cấp, các ngành “văn hóa từ chức”.
Ấy thế mà một vị Chủ tịch VFF lại sợ rằng: “Nếu sa thải thì sau này chẳng HLV nội nào dám làm đội tuyển và mãi mãi bóng đá Việt Nam không có đội ngũ HLV giỏi, không có HLV giỏi thì làm sao để phát triển”.
Sợ sa thải hay sợ chứng minh là mình yếu kém?
Bóng đá là của toàn xã hội chứ không phải là “tài sản” của riêng VFF. Và nên chăng từ thất bại này của Đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ Việt Nam cần có một cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” đối với vị trí cao cấp của VFF. Cụ thể là Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cần được lấy phiếu tín nhiệm lại từ chính người hâm mộ (chứ không phải từ bộ sậu ban chấp hành) để xem có xứng đáng là đầu tàu cho nền bóng đá đi lên hay không?
Các vị ở VFF, liệu có dám dũng cảm để đối mặt với một cuộc lấy phiếu tín nhiệm như vậy ở người hâm mộ hay không?
Nếu không thì “văn hóa từ chức” vẫn là thứ xa xỉ trong lòng bóng đá Việt.
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã khẳng định như vậy trước trận đấu gặp Thái Lan, Tổng thư ký VFF Ngô Lê Bằng cũng khẳng định như vậy sau trận thua Thái Lan. Và cá nhân ông Phan Thanh Hùng cũng chưa đưa ra ý kiến gì cụ thể.
Nhưng người xứng đáng từ chức, hoặc đáng phải bị người hâm mộ “bỏ phiếu tín nhiệm” lúc này không phải là ông Hùng.
Từ chức - chỉ có thể là người ngoài
Năm 2004, sau khi không vượt qua nổi vòng bảng Tiger Cup, ông Tavares - HLV trưởng ĐT Việt Nam đã phải từ chức. Nói đúng hơn là bị ép phải từ chức sau cuộc họp cực nóng của thường trực Ban chấp hành VFF ngay trong đêm ĐTVN thua trận. Ba năm sau ở Korat - trên đất Thái tại SEA Games 27, HLV A.Riedl xin từ chức sau thất bại của U.23, thực tế cũng là ép ông thầy người Áo phải ra đi.
Họ sẽ tiếp tục cống hiến? |
Có một ông thầy từ chức thực sự là Calisto. Năm 2008, trước thềm AFF Cup 2008 sau một loạt thành tích tệ hại của đội tuyển ở các giải giao hữu. Ông Calisto đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu kín với các thành viên trong đội và tuyên bố: “Nếu chỉ có 1 phiếu yêu cầu tôi ra đi, tôi sẽ từ chức”. Kết quả ông Calisto nhận được 100% số phiếu ủng hộ và cùng ĐTVN bước lên bục vinh quang.
Chỉ đến khi không chịu nổi cách làm việc của VFF, tháng 3/2011 ông Calisto đã từ chức với lý do không thể “dị” hơn là “từ sức ép báo chí”. Thực tế ai cũng thấy ông Calisto đi vì lòng tự trọng.
Bóng đá, nhìn chung là một lĩnh vực rất… dễ từ chức, nhất là bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng với người Việt, đặc biệt là những nhà quản lý bóng đá Việt Nam. Từ chức hay nhận trách nhiệm là một thứ rất xa xỉ.
Bây giờ là câu chuyện của HLV Phan Thanh Hùng.
Ông Hùng không thể bị sa thải, không thể từ chức bởi nếu làm như thế thì nghiễm nhiên thừa nhận những người quyết định đặt ông vào ghế đó là sai, là yếu kém.
Nên nhớ, sao khi Falko Goetz bị sa thải, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ khẳng định: “HLV đội tuyển sẽ là HLV nội”. Lý do đơn giản là Malaysia dùng thầy nội đang rất thành công.
Cái lý do đã không cho thấy tầm nhìn, vậy nếu năm nay Malaysia thất bại (bản thân HLV Rajagopal cỉa Malaysia đang bị dư luận nước này chỉ trích rất nhiều) thì sao? Chẳng nhẽ lại phải định hướng lại.
HLV Phan Thanh Hùng nhận trách nhiệm (Ảnh: Quang Minh) |
Việc chọn HLV nội có một điểm đặc biệt là lần này do Thường trực VFF quyết định chứ không phải do Hội đồng HLV. Ai cũng rõ tính chuyên môn trong “Thường trực VFF” là quá thấp khi có sự góp mặt của ông Chủ tịch xuất thân từ bóng rổ và giỏi chơi “bóng chuyền”, một doanh nhân nổi tiếng giới ngân hàng, một tiến sỹ ngôn ngữ học.
Và tất nhiên, dù như thế, họ sẽ không thừa nhận mình sai.
Nếu HLV bị sa thải hay phải từ chức thì có lẽ chính những người quyết định chọn ông Hùng nên chịu trách nhiệm ở mức cao.
Có nên lấy phiếu tín nhiệm
Thực ra cũng không thể nhìn vào thất bại của một giải đấu để đánh giá khả năng và trình độ quản lý của cả một bộ máy. Thế nhưng, hầu hết người hâm mộ cũng thừa nhận rằng kết quả này là hệ quả tất yếu của một quá trình mà những người chịu trách nhiệm cao nhất chính là những người lãnh đạo bộ máy VFF.
Cái sai chủ yếu là bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sau 10 năm đã đi chệch hướng khá xa, là cuộc chơi của những “anh nhà giàu” chứ không phải mục đích vì người hâm mộ. Và sự thay đổi, không phải ở ghế HLV hay vị trí Tổng thư ký VFF mà chính là vị trí đứng đầu: vị trí Chủ tịch VFF. Hay nói một cách khác: ông Nguyễn Trọng Hỷ nên từ chức.
Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ trên khán đài Rajamangala |
Còn nhớ, trước trận gặp Thái Lan, khi ĐT Việt Nam gần như không còn cơ hội đi tiếp, khi các phóng viên đề cập tới khả năng sa thải ông Phan Thanh Hùng, ông Hỷ đã trả lời rằng: “Nhân đây tôi cũng nói rằng VFF sẽ luôn tin tưởng và tạo mọi điều kiện để cho HLV Phan Thanh Hùng xây dựng lại đội tuyển.
Sẽ không có chuyện sa thải hay yêu cầu từ chức gì cả, bởi đây chỉ là bước khởi đầu của HLV nội nên chúng ta phải tạo điều kiện tốt nhất để cho ông Hùng rèn luyện và chứng tỏ mình. Nếu sa thải thì sau này chẳng HLV nội nào dám làm đội tuyển và mãi mãi bóng đá Việt Nam không có đội ngũ HLV giỏi, không có HLV giỏi thì làm sao để phát triển”.
Đây là lối tư duy rất cũ và lỗi thời, theo kiểu “nếu sa thải thì lấy ai thay thế”?
Trong khi người dân đang đòi hỏi ở các cấp, các ngành “văn hóa từ chức”.
Ấy thế mà một vị Chủ tịch VFF lại sợ rằng: “Nếu sa thải thì sau này chẳng HLV nội nào dám làm đội tuyển và mãi mãi bóng đá Việt Nam không có đội ngũ HLV giỏi, không có HLV giỏi thì làm sao để phát triển”.
Sợ sa thải hay sợ chứng minh là mình yếu kém?
Bóng đá là của toàn xã hội chứ không phải là “tài sản” của riêng VFF. Và nên chăng từ thất bại này của Đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ Việt Nam cần có một cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” đối với vị trí cao cấp của VFF. Cụ thể là Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cần được lấy phiếu tín nhiệm lại từ chính người hâm mộ (chứ không phải từ bộ sậu ban chấp hành) để xem có xứng đáng là đầu tàu cho nền bóng đá đi lên hay không?
Các vị ở VFF, liệu có dám dũng cảm để đối mặt với một cuộc lấy phiếu tín nhiệm như vậy ở người hâm mộ hay không?
Nếu không thì “văn hóa từ chức” vẫn là thứ xa xỉ trong lòng bóng đá Việt.
Nhật Thành (Thể thao 24h)
Bình luận