Chẳng cần nhắc tới chuyện đội tuyển Việt Nam vừa thua đau trên đất Thái Lan cho thêm nhọc công. Chúng ta đã thua ngay ở sân nhà, tại một lĩnh vực như giải trí.
Đề thi này được nhiều người ủng hộ bởi nó sát với thực tế và định hướng được giới trẻ. Nhưng có những bạn trẻ lại cho rằng đề thi này đã xúc phạm các fan của các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc.
Nhưng mê muội hay thảm họa hay không thì chưa biết nhưng chứng “cuồng” sao Hàn vẫn còn nguyên.
Ngày 29/11 này, Đại nhạc hội Kpop Festival 2012 được tổ chức ở Hà Nội, tất nhiên là quy tụ những ngôi sao sáng của Kpop. Hà Nội trở rét, mưa lạnh nhưng không ngăn được cả ngàn fan tập trung ở sân bay Nội Bài.
Thậm chí đã có nhiều bạn trẻ đêm qua đã ngủ lại ở sảnh sân bay để mong gặp thần tượng.
Tất nhiên là các thần tượng, bằng cách nào đó đã khéo léo bí mật lên các xe bus đón tận chân cầu thang, tiến hành nhập cảnh, đi theo lối đi riêng, để sau đó chạy thẳng về khách sạn.
Túm lại là sao “mất hút con mẹ hàng lươn” để fan vật vã ngỡ ngàng. Ấy thế mà chẳng bạn trẻ nào trót đam mê thần tượng nhạc Hàn nào cảm thấy bị xúc phạm.
Đấy, đôi khi một gã nhảy cà tưng với điệu Gangnam Style cũng gây ra cơn sốt, những cô nàng hay những anh chàng giống y chang nhau bởi qua khuôn đúc, dao kéo thẩm mỹ vẫn khiến fan Việt mất ngủ, nhọc công.
Chẳng cần nhắc tới chuyện đội tuyển bóng đá Việt Nam vừa thua đau trên đất Thái Lan cho thêm nhọc công. Chúng ta đã thua ngay ở sân nhà, tại một lĩnh vực như giải trí.
Một ca sỹ được ví như (hoặc tự xưng) là ông Hoàng nhạc nhẹ vừa “khóa môi” nhà sư. Một người mẫu mới lớn dù không được mời dự Liên hoan phim vẫn vận đồ gần như trong suốt lượn qua lượn lại như thể định bán cái gì đó. Một chương trình quy tụ nhiều sao Việt bỗng nổi u cục chiêu trò như muốn lừa khán giả…
Vậy thì cứ thần tượng sao Hàn, xa một chút nhưng hy vọng sạch. Hoặc chỉ đơn giản là khuất mắt trông coi. Đừng trách khán giả.
Hôm qua nhiều người cứ nói với nhau rằng tại sao bây giờ trẻ con không thần tượng các cầu thủ đội tuyển như thời họ thần tượng và yêu quý những Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh?
Không phải họ đứt dây thần kinh yêu ghét với bóng đá mà đôi khi là câu chuyện phải chọn giữa cái gì đáng và không đáng. Trong trường hợp này, bóng đá phải tự trách mình khi mà họ đi và về sẽ gần như không có fan nào ra tận sân bay, chờ đón.
Bởi nếu còn quan tâm thì người ta sẽ hồi hộp, lo lắng, tính toán xem liệu với “cái lỗ kim” trong bóng đá, tuyển Việt Nam có lọt qua vòng bảng để vào bán kết hay không.
Bây giờ, cái gì mà chẳng có thể xảy ra. Một con tàu, một con đường, một dự án đất đai, một tập đoàn, một khối tài sản khổng lồ… đều là những thứ to gấp ngàn lần một đội bóng vẫn có thể lọt qua lỗ kim.
Nhưng để làm gì khi sự quan tâm đã chạm mức tối thiểu.
Lại thêm một cái thua ngay tại sân nhà, hậu quả còn tai hại và ảnh hưởng lâu dài hơn nhiều so với cái thua tại AFF Cup, bên đất Thái Lan.
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ kỳ thi Đại học năm nay, đề thi văn khối D có một câu hỏi 3 điểm: "Ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng sẽ là một thảm họa”.
Đề thi này được nhiều người ủng hộ bởi nó sát với thực tế và định hướng được giới trẻ. Nhưng có những bạn trẻ lại cho rằng đề thi này đã xúc phạm các fan của các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc.
Nhưng mê muội hay thảm họa hay không thì chưa biết nhưng chứng “cuồng” sao Hàn vẫn còn nguyên.
Ngày 29/11 này, Đại nhạc hội Kpop Festival 2012 được tổ chức ở Hà Nội, tất nhiên là quy tụ những ngôi sao sáng của Kpop. Hà Nội trở rét, mưa lạnh nhưng không ngăn được cả ngàn fan tập trung ở sân bay Nội Bài.
Thậm chí đã có nhiều bạn trẻ đêm qua đã ngủ lại ở sảnh sân bay để mong gặp thần tượng.
Màn trình diễn đáng thất vọng của tuyển VN (Ảnh: Quang Minh) |
Tất nhiên là các thần tượng, bằng cách nào đó đã khéo léo bí mật lên các xe bus đón tận chân cầu thang, tiến hành nhập cảnh, đi theo lối đi riêng, để sau đó chạy thẳng về khách sạn.
Túm lại là sao “mất hút con mẹ hàng lươn” để fan vật vã ngỡ ngàng. Ấy thế mà chẳng bạn trẻ nào trót đam mê thần tượng nhạc Hàn nào cảm thấy bị xúc phạm.
Đấy, đôi khi một gã nhảy cà tưng với điệu Gangnam Style cũng gây ra cơn sốt, những cô nàng hay những anh chàng giống y chang nhau bởi qua khuôn đúc, dao kéo thẩm mỹ vẫn khiến fan Việt mất ngủ, nhọc công.
Chẳng cần nhắc tới chuyện đội tuyển bóng đá Việt Nam vừa thua đau trên đất Thái Lan cho thêm nhọc công. Chúng ta đã thua ngay ở sân nhà, tại một lĩnh vực như giải trí.
Một ca sỹ được ví như (hoặc tự xưng) là ông Hoàng nhạc nhẹ vừa “khóa môi” nhà sư. Một người mẫu mới lớn dù không được mời dự Liên hoan phim vẫn vận đồ gần như trong suốt lượn qua lượn lại như thể định bán cái gì đó. Một chương trình quy tụ nhiều sao Việt bỗng nổi u cục chiêu trò như muốn lừa khán giả…
Vậy thì cứ thần tượng sao Hàn, xa một chút nhưng hy vọng sạch. Hoặc chỉ đơn giản là khuất mắt trông coi. Đừng trách khán giả.
Hôm qua nhiều người cứ nói với nhau rằng tại sao bây giờ trẻ con không thần tượng các cầu thủ đội tuyển như thời họ thần tượng và yêu quý những Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh?
Không phải họ đứt dây thần kinh yêu ghét với bóng đá mà đôi khi là câu chuyện phải chọn giữa cái gì đáng và không đáng. Trong trường hợp này, bóng đá phải tự trách mình khi mà họ đi và về sẽ gần như không có fan nào ra tận sân bay, chờ đón.
Bởi nếu còn quan tâm thì người ta sẽ hồi hộp, lo lắng, tính toán xem liệu với “cái lỗ kim” trong bóng đá, tuyển Việt Nam có lọt qua vòng bảng để vào bán kết hay không.
Bây giờ, cái gì mà chẳng có thể xảy ra. Một con tàu, một con đường, một dự án đất đai, một tập đoàn, một khối tài sản khổng lồ… đều là những thứ to gấp ngàn lần một đội bóng vẫn có thể lọt qua lỗ kim.
Nhưng để làm gì khi sự quan tâm đã chạm mức tối thiểu.
Lại thêm một cái thua ngay tại sân nhà, hậu quả còn tai hại và ảnh hưởng lâu dài hơn nhiều so với cái thua tại AFF Cup, bên đất Thái Lan.
Song An
Bình luận