Danh sách đội tuyển sinh viên Việt Nam gồm 22 cầu thủ, trong đó có 12 tuyển thủ U19 Việt Nam, số còn lại là cầu thủ của lớp năng khiếu HAGL và Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thể thao sinh viên VN, một trường đại học đã thành lập đội bóng với đội hình 100% đến từ một đơn vị và được chính đơn vị chủ quản của cầu thủ tài trợ kinh phí để đi tranh tài ở một đại hội thể thao dành cho các sinh viên.
Bộ GD-ĐT không có kinh phí
Về điều này, lý do Bộ GD-ĐT đưa ra là bộ không có kinh phí thành lập một đội bóng đi dự đại hội. Trong khi đó với sự tài trợ toàn bộ của Tập đoàn HAGL, đội bóng đá sinh viên Trường đại học Sư phạm TDTT TP.HCM đã được Bộ GD-ĐT đồng ý là đại diện của sinh viên VN tham dự môn bóng đá nam của đại hội. Danh sách 22 cầu thủ và 10 thành viên ban huấn luyện đội tuyển đã được trường thành lập và trình lên Bộ GD-ĐT để chờ ký.
Bầu Đức giải thích nguyên nhân ông ủng hộ cử các cầu thủ trẻ HAGL đi Indonesia: “Tháng 10 vừa rồi, nhiều cầu thủ của lớp năng khiếu HAGL và Học viện HAGL Arsenal JMG đã trở thành sinh viên khoa giáo dục thể chất của Trường đại học Sư phạm TDTT TP.HCM.
Là thành viên của một tổ chức, bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm lẫn nghĩa vụ đối với tổ chức ấy. Chính vì vậy, việc các cầu thủ được chọn khoác áo đội tuyển sinh viên VN đi làm nhiệm vụ quốc tế là lẽ thường tình, nếu không muốn nói là vinh dự lớn đối với một tân sinh viên. Do đó, tôi ủng hộ quyết định của nhà trường và Bộ GD-ĐT trong việc thành lập đội tuyển để các em thi đấu ở đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á”.
PGS.TS Huỳnh Trọng Khải - hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TDTT TP.HCM - nói thêm: “Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á diễn ra thường xuyên, trước đây chúng ta không tham dự do không có nhân sự. Năm nay, sau khi biết nhiều tuyển thủ U19 trúng tuyển vào Trường đại học Sư phạm TDTT TP.HCM, Bộ GD-ĐT đã gợi ý thành lập đội tuyển bóng đá sinh viên VN để tham dự.
Là sinh viên, các cầu thủ nói trên có quyền tham dự sân chơi của riêng mình. Đó là điều hết sức bình thường, chưa kể vào thời điểm này các em đang được người hâm mộ quan tâm đặc biệt sau những thành tích nhất định mà họ mang về cho đất nước trong một năm qua.
Tôi được biết rằng đội tuyển bóng đá sinh viên các nước trong khu vực luôn quy tụ rất nhiều tuyển thủ quốc gia từ U18 đến U22. Như vậy việc các cầu thủ VN đang là sinh viên được dự đại hội cũng là cơ hội để họ cọ xát, giao lưu văn hóa cùng bè bạn trong khu vực”.
Ông Ngũ Duy Anh - vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT - cho biết đến thời điểm này bộ vẫn chưa ký quyết định thành lập đoàn thể thao sinh viên VN tham dự Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2014.
Tuy nhiên theo ông Duy Anh, nếu không có việc Trường đại học Sư phạm TDTT TP.HCM xung phong đứng ra thành lập đội bóng và có nhà tài trợ lo toàn bộ chi phí thì môn bóng đá nam cũng không có tên trong danh sách đoàn đi dự đại hội.
Ông Duy Anh nói thêm: “Ngân sách chỉ có hơn 2 tỉ đồng để lo kinh phí cho toàn bộ đoàn thể thao sinh viên tham dự đại hội, trong đó riêng môn bóng đá nam nếu tham dự đã tiêu tốn hơn 1 tỉ đồng.
Vì không có tiền nên Bộ GD-ĐT và Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp chủ trương xã hội hóa. Trường đại học Sư phạm TDTT TP.HCM nhận thành lập đội bóng và có nhà tài trợ thì chúng tôi ủng hộ, nếu không chúng tôi cũng không đưa đội bóng đá nam đi thi đấu vì đi thì tốn tiền mà chưa chắc có huy chương”.
Dự vì chiếc HCV
Ở đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á, VN chưa bao giờ giành HCV bóng đá nam. Năm 2015, Đại hội thể thao sinh viên thế giới sẽ diễn ra, nếu thi đấu tốt đội bóng đá nam sinh viên VN sẽ có cơ hội dự đại hội thể thao sinh viên thế giới với điều kiện có nhà tài trợ lo kinh phí.
Ông Nguyễn Tấn Anh - trưởng đoàn bóng đá sinh viên VN tại Indonesia - cho biết chỉ tiêu của đội bóng đá sinh viên VN dự đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á là giành HCV. Nếu có thành tích tốt, năm 2015 HAGL sẽ tính tới việc đưa đội đi dự Đại hội thể thao sinh viên thế giới.
Lý giải cho việc bê nguyên đội hình trẻ của HAGL dự đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á, ông Nguyễn Tấn Anh nói: “Trong kế hoạch chuẩn bị V-League 2015 của HAGL, việc rèn luyện thể lực và thi đấu cọ xát trước giải là hai việc quan trọng. Và đội HAGL có khoảng một tháng để rèn thể lực, sau đó là thi đấu cọ xát.
Với nòng cốt là các cầu thủ trẻ ở lứa U-19, đội hình HAGL dự V-League 2015 đã mời một số đội từ Cần Thơ, Quảng Nam đến Gia Lai để đấu giao hữu trước giải. Sau đó nếu không dự đại hội nói trên, chúng tôi vẫn phải cử đội đi thi đấu tiếp để kiểm tra đội hình cho V-League. Do vậy việc tham dự đại hội này là cơ hội cho các cầu thủ được rèn giũa, được thi đấu, vừa để cống hiến thành tích cho đoàn thể thao sinh viên VN.
Tính từ đầu năm đến nay, đội hình này thi đấu khoảng 39-40 trận đấu, như vậy là bình thường. Các cầu thủ chuyên nghiệp nên được thi đấu thường xuyên thay vì chỉ tập luyện. Nếu không dự giải này chúng tôi sẽ vẫn đưa cầu thủ của mình đi dự giải khác”.
Theo Tuổi trẻ
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thể thao sinh viên VN, một trường đại học đã thành lập đội bóng với đội hình 100% đến từ một đơn vị và được chính đơn vị chủ quản của cầu thủ tài trợ kinh phí để đi tranh tài ở một đại hội thể thao dành cho các sinh viên.
Bộ GD-ĐT không có kinh phí
Về điều này, lý do Bộ GD-ĐT đưa ra là bộ không có kinh phí thành lập một đội bóng đi dự đại hội. Trong khi đó với sự tài trợ toàn bộ của Tập đoàn HAGL, đội bóng đá sinh viên Trường đại học Sư phạm TDTT TP.HCM đã được Bộ GD-ĐT đồng ý là đại diện của sinh viên VN tham dự môn bóng đá nam của đại hội. Danh sách 22 cầu thủ và 10 thành viên ban huấn luyện đội tuyển đã được trường thành lập và trình lên Bộ GD-ĐT để chờ ký.
Thầy Giôm dẫn quân đá giải SV Đông Nam Á (Ảnh: Nhạc Dương) |
Là thành viên của một tổ chức, bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm lẫn nghĩa vụ đối với tổ chức ấy. Chính vì vậy, việc các cầu thủ được chọn khoác áo đội tuyển sinh viên VN đi làm nhiệm vụ quốc tế là lẽ thường tình, nếu không muốn nói là vinh dự lớn đối với một tân sinh viên. Do đó, tôi ủng hộ quyết định của nhà trường và Bộ GD-ĐT trong việc thành lập đội tuyển để các em thi đấu ở đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á”.
|
Là sinh viên, các cầu thủ nói trên có quyền tham dự sân chơi của riêng mình. Đó là điều hết sức bình thường, chưa kể vào thời điểm này các em đang được người hâm mộ quan tâm đặc biệt sau những thành tích nhất định mà họ mang về cho đất nước trong một năm qua.
Tôi được biết rằng đội tuyển bóng đá sinh viên các nước trong khu vực luôn quy tụ rất nhiều tuyển thủ quốc gia từ U18 đến U22. Như vậy việc các cầu thủ VN đang là sinh viên được dự đại hội cũng là cơ hội để họ cọ xát, giao lưu văn hóa cùng bè bạn trong khu vực”.
Bầu Đức muốn lứa trẻ HAGL tiếp tục cọ xát chuẩn bị cho V-League (Ảnh: Nhạc Dương) |
Tuy nhiên theo ông Duy Anh, nếu không có việc Trường đại học Sư phạm TDTT TP.HCM xung phong đứng ra thành lập đội bóng và có nhà tài trợ lo toàn bộ chi phí thì môn bóng đá nam cũng không có tên trong danh sách đoàn đi dự đại hội.
Ông Duy Anh nói thêm: “Ngân sách chỉ có hơn 2 tỉ đồng để lo kinh phí cho toàn bộ đoàn thể thao sinh viên tham dự đại hội, trong đó riêng môn bóng đá nam nếu tham dự đã tiêu tốn hơn 1 tỉ đồng.
Vì không có tiền nên Bộ GD-ĐT và Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp chủ trương xã hội hóa. Trường đại học Sư phạm TDTT TP.HCM nhận thành lập đội bóng và có nhà tài trợ thì chúng tôi ủng hộ, nếu không chúng tôi cũng không đưa đội bóng đá nam đi thi đấu vì đi thì tốn tiền mà chưa chắc có huy chương”.
Dự vì chiếc HCV
Ở đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á, VN chưa bao giờ giành HCV bóng đá nam. Năm 2015, Đại hội thể thao sinh viên thế giới sẽ diễn ra, nếu thi đấu tốt đội bóng đá nam sinh viên VN sẽ có cơ hội dự đại hội thể thao sinh viên thế giới với điều kiện có nhà tài trợ lo kinh phí.
Vô địch là mục tiêu của đội Sinh viên Việt Nam (Ảnh: Nhạc Dương) |
Lý giải cho việc bê nguyên đội hình trẻ của HAGL dự đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á, ông Nguyễn Tấn Anh nói: “Trong kế hoạch chuẩn bị V-League 2015 của HAGL, việc rèn luyện thể lực và thi đấu cọ xát trước giải là hai việc quan trọng. Và đội HAGL có khoảng một tháng để rèn thể lực, sau đó là thi đấu cọ xát.
Với nòng cốt là các cầu thủ trẻ ở lứa U-19, đội hình HAGL dự V-League 2015 đã mời một số đội từ Cần Thơ, Quảng Nam đến Gia Lai để đấu giao hữu trước giải. Sau đó nếu không dự đại hội nói trên, chúng tôi vẫn phải cử đội đi thi đấu tiếp để kiểm tra đội hình cho V-League. Do vậy việc tham dự đại hội này là cơ hội cho các cầu thủ được rèn giũa, được thi đấu, vừa để cống hiến thành tích cho đoàn thể thao sinh viên VN.
Tính từ đầu năm đến nay, đội hình này thi đấu khoảng 39-40 trận đấu, như vậy là bình thường. Các cầu thủ chuyên nghiệp nên được thi đấu thường xuyên thay vì chỉ tập luyện. Nếu không dự giải này chúng tôi sẽ vẫn đưa cầu thủ của mình đi dự giải khác”.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận