(VTC News)- Trong Hội nghị ngân sách năm 2014 của các trường đại học, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã đưa ra nhiều thông tin quan trọng.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, đang hoàn thiện đề án để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định giao quyền tự chủ cho 4 đơn vị được thí điểm về tự chủ tài chính giai đoạn 2014 – 2017.
Nếu đến tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định trao quyền tự chủ cho 4 trường, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét cấp dự toán kinh phí không thường xuyên cho các trường như năm 2013.
Trong khi tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, Thứ trưởng Bùi Văn Ga kêu gọi các trường tiết kiệm ngân sách bằng cách “cắt hết các hội thảo, hội nghị không cần thiết, hạn chế tối đa hoặc cắt hoàn toàn việc đi công tác nước ngoài”. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD - ĐT vẫn khẳng định: “Dứt khoát lương cho cán bộ, giáo viên không được thiếu. Trường nào khó khăn phải báo cáo ngay để tìm hướng xử lí, khắc phục”.
Giảm chỉ tiêu ngành kinh tế, sư phạm
Năm 2014, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung giữ ổn định quy mô đào tạo đại học, cao đẳng chính quy để nâng cao chất lượng đào tạo. Các cơ sở đào tạo cân đối chỉ tiêu đào tạo với điều kiện đảm bảo chất lượng, nhất là đội ngũ giảng viên dạy theo chuyên ngành.
Chỉ tiêu liên thông đại học chính quy xác định tối đa bằng 20% chỉ tiêu đại học chính quy tương ứng.
Với chỉ tiêu đào tạo giáo viên sư phạm, trước thực trạng thừa giáo viên hiện nay, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng chỉ tiêu sư phạm sẽ điều chỉnh giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ so với nhu cầu.
Với nhóm ngành Y- Dược cần xác định chỉ tiêu nhóm ngành để đảm bảo chất lượng. Chỉ tiêu liên thông văn bằng hai vừa làm vừa học, được xác định không vượt quá 50% so với chỉ tiêu chính quy.
Đối với chỉ tiêu sau đại học, lãnh đạo Bộ cũng cho biết, để tiến tới đạt 20.000 tiến sỹ năm 2020 thì năm học 2014 sẽ tăng 7% chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ và tăng khoảng 5% chỉ tiêu thạc sỹ.
Các trường ĐH tiếp tục giảm chỉ tiêu đào tạo TCCN theo lộ trình. Đặc biệt, các trường trực thuộc Bộ phải dừng tuyển sinh đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trước năm 2017.
Phạm Thịnh
4 trường đại học tự chủ tài chính
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đối với 4 trường tự chủ tài chính gồm ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ không được cấp ngân sách chi thường xuyên. Nhưng thời gian tới, Bộ GD sẽ xây dựng đề án trình chính phủ để các trường này được tăng học phí.
ĐH Ngoại Thương là một trong số 4 trường dự kiến được giao tự chủ tài chính |
Nếu đến tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định trao quyền tự chủ cho 4 trường, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét cấp dự toán kinh phí không thường xuyên cho các trường như năm 2013.
Trong khi tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, Thứ trưởng Bùi Văn Ga kêu gọi các trường tiết kiệm ngân sách bằng cách “cắt hết các hội thảo, hội nghị không cần thiết, hạn chế tối đa hoặc cắt hoàn toàn việc đi công tác nước ngoài”. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD - ĐT vẫn khẳng định: “Dứt khoát lương cho cán bộ, giáo viên không được thiếu. Trường nào khó khăn phải báo cáo ngay để tìm hướng xử lí, khắc phục”.
Giảm chỉ tiêu ngành kinh tế, sư phạm
Năm 2014, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung giữ ổn định quy mô đào tạo đại học, cao đẳng chính quy để nâng cao chất lượng đào tạo. Các cơ sở đào tạo cân đối chỉ tiêu đào tạo với điều kiện đảm bảo chất lượng, nhất là đội ngũ giảng viên dạy theo chuyên ngành.
Chỉ tiêu liên thông đại học chính quy xác định tối đa bằng 20% chỉ tiêu đại học chính quy tương ứng.
Năm 2014 tiếp tục giảm chỉ tiêu ngành kinh tế, sư phạm |
Với nhóm ngành Y- Dược cần xác định chỉ tiêu nhóm ngành để đảm bảo chất lượng. Chỉ tiêu liên thông văn bằng hai vừa làm vừa học, được xác định không vượt quá 50% so với chỉ tiêu chính quy.
Đối với chỉ tiêu sau đại học, lãnh đạo Bộ cũng cho biết, để tiến tới đạt 20.000 tiến sỹ năm 2020 thì năm học 2014 sẽ tăng 7% chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ và tăng khoảng 5% chỉ tiêu thạc sỹ.
Các trường ĐH tiếp tục giảm chỉ tiêu đào tạo TCCN theo lộ trình. Đặc biệt, các trường trực thuộc Bộ phải dừng tuyển sinh đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trước năm 2017.
Phạm Thịnh
Bình luận