Từ cách đây rất lâu, khi những người già nhất trong các bộ tộc còn nhớ được, thì xăm mình đã là một phong tục không thể thiếu của người dân trên quốc đảo Papua New Guinea. Trong số đó, rất nhiều bộ tộc ít người như Waima, Aroma, Hula, Mekeo, Mailu vẫn duy trì những cách xăm mình truyền thống và gây nhiều đau đớn.
Nhưng có lẽ cách xăm mình của bộ tộc Motu được cho là gây nhiều đau đớn cả về thể xác và tinh thần nhất. Bởi lẽ, việc xăm hình được thực hiện nhiều lần trong đời với số lượng hình xăm lớn, chiếm gần hết diện tích bề mặt cơ thể và cách thức tiến hành hoàn toàn thủ công. Thêm vào đó, mỗi lần người đàn ông trong bộ tộc được xăm một hình mới thường gắn liền với việc có một đàn ông ở bộ lạc khác bị giết chết.
Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, tục xăm mình không còn thịnh hành và dần bị quên lãng. Hiện nay, nó chỉ được một số ít người dân duyên hải bản địa ở vùng Maisin hay vùng vịnh Collingwood phía Tây Nam Papua duy trì.
Truyền thống xăm mình kỳ dị
Theo truyền thống, phụ nữ Motu phải xăm hình từ đầu đến chân, trong khi đó, đàn ông xăm trổ trên ngực thể hiện cho vinh quang và chiến thắng.
Những đồ nghề cho việc xăm hình rất đơn giản và các kỹ thuật đều thực hiện bằng tay. Theo kinh nghiệm của người Motu, tất cả dụng cụ cần thiết chỉ bao gồm “búa gỗ” hay còn gọi là iboki là một nhánh nhỏ trên thân cây chanh và kim xăm hay còn gọi là gini, là gai của cây chanh.
Đầu tiên, người Motu vẽ hình cần xăm lên da và đợi cho đến khi hình vẽ khô. Người tiến hành xăm hình cầm kim xăm bằng tay trái ở đặt đúng vào vị trí hình vẽ trên da. Trong khi đó tay phải cầm búa đập vào kim xăm với một lực vừa đủ để mũi kim đâm sâu vào da.
Cứ như vây, các mũi kim dần tạo thành những lỗ nhỏ trên da theo đúng hình vẽ ban đầu. Trước khi việc xăm hình được hoàn tất, đôi khi người thợ xăm phải thay đến ba hoặc bốn cái kim xăm để giúp cho hình xăm được sắc nét.
Chất màu để nhuộm hình xăm thường được lấy từ một loại quả trong rừng bản địa là quả óc chó. Một điều thú vị là loại quả ngày cũng thường được sử dụng để nhuộm màu trên quần đảo Hawaii và đảo Thái Bình ở Polynesia. Ngay cả ở Papua New Guinea, bộ tộc Sinaugolo cũng dùng loại thuốc xăm này để chữa bệnh thấp khớp.
Ý nghĩa của những hình xăm
Những hình xăm của dân duyên hải Papua New Guinea thường là những chủ đề liên quan đến tự nhiên và những vật thể trên trời như ngôi sao, con chim đang bay đặc biệt là những loài chim ăn thịt như cú mèo hoặc chim frêgat - một loài chim bản địa.
Đôi khi, những biểu tượng liên quan đến sự phát triển hay tượng trưng cho sự cướp bóc như con rết, con rắn và cá sấu cũng được xăm khá phổ biến.
Mặc dù vậy, đôi khi những biểu tượng này được xăm lên da không chỉ vì đẹp mà còn mang ý nghĩa tâm linh. Bởi lẽ, những loài vật trên gồm cả động vật hoạt động ban ngày và ban đêm vì thế mà nó tượng trưng cho thế giới gồm ánh sáng và bóng tối.
Đối với người Motu, những nhận thức về thế giới khác như thế giới siêu nhiên, thế giới của cái chết được họ xây dựng dựa trên cuộc sống thực tế của chính mình. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ tin rằng tất cả những động vật trên đều mang tâm hồn của quỷ dữ và việc xăm những động vật trên cơ thể tượng trưng cho việc chúng đều bị con người ăn thịt.
Bên cạnh những hình xăm phổ biến, cũng có rất nhiều những mẫu hình xăm được truyền trong gia đình từ mẹ sang con gái và đôi khi là từ bố sang con trai. Tuy nhiên, những tài liệu viết về những hình xăm này đã bị thất truyền. Vì thế, hầu hết hình ý nghĩa về những hình xăm đã bị hiểu sai và những hình xăm lâu đời cũng không còn được lưu giữ.
Phụ nữ Motu không xăm hình… không cho đi lấy chồng
Theo phong tục của bộ lạc, ban đầu xăm mình được hiểu đơn giản một cách làm đẹp của phụ nữ trong bộ tộc. Việc trang trí cơ thể bằng những hình xăm với đủ kích thước và hình dạng được cho là giúp người phụ nữ trở quyến rũ hơn.
Chính vì vây, ngay từ nhỏ, trong khi những cô bé cùng tuổi đang mải mê chơi đùa, thì những bé gái ở bộ tộc Motu đã phải chịu đựng những đau đớn tột cùng về thể xác để có những hình xăm đẹp nhất.
Quan trọng hơn cả, theo phong tục của bộ tộc, một cô gái không có những hình xăm trên cơ thể sẽ không được cho đi lấy chồng và cũng không có chàng trai nào thèm để ý đến họ. Thông thường những hình xăm mang tính nghi lễ nhưng cũng không ít hình trong số đó mang tính gợi dục.
Những cô bé từ 5 đến 7 tuổi sẽ được xăm hình lên lưng, cánh tay và cẳng tay. Từ 7 đến 8 tuổi, các bé gái được xăm hình lên mặt, vùng bụng dưới, thậm chí là vùng từ âm hộ lên đến rốn, từ thắt lưng xuống đến đầu gối và ngoài bắp đùi.
Khi 10 tuổi, các bé gái sẽ được xăm thêm vùng dưới cánh tay mở rộng sang vùng ngực và lên đến cổ họng. Khi đến tuổi dậy thì, các bé gái sẽ được xăm thêm phần sau lưng kể từ hai vai trở xuống, sau đó là mông và phía sau bắp chân. Trước khi cưới, các cô gái sẽ được xăm một hình chữ V kéo dài từ cổ xuống tới rốn.
Theo truyền thống những nghệ nhân xăm hình luôn luôn là phụ nữ và từng vùng da khác nhau trên cơ thể của các cô gái phải do những nghệ nhân khác nhau thực hiện. Những hình xăm trên mặt thường được trả công cao hơn vì việc thực hiện đòi hỏi phải có kinh nghiệm và thường nguy hiểm hơn.
Giết một mạng người, được một hình xăm
Trong khi những người phụ nữ bộ tộc coi việc xăm hình là một cách làm đẹp thì đối với đàn ông trong bộ tộc, hình xăm là biểu tượng cho sức mạnh và chiến thắng. Thông thường mỗi khi họ lập được chiến công như có công trong việc đánh bắt cá hoặc mở rộng địa bàn buôn bán, họ sẽ được xăm một hình mới.
Tuy nhiên, chiến công hiển hách nhất đối với những người đàn ông trong bộ lạc Motu là giết được một người đàn ông ở bộ lạc khác. Mỗi khi giết được một người, họ sẽ được xăm một hình mới lên ngực để minh chứng cho chiến thắng vang dội của mình.
Đồng thời con gái, em gái hoặc những người phụ nữ chưa chồng có quan hệ họ hàng thân thích với người đàn ông trên cũng sẽ được xăm hình chữ V lên ngực để phô trương cho sức mạnh cho chồng, bố hoặc người thân của mình. Thông thường hình xăm chữ V chỉ dành cho các cô gái trước khi đi lấy chồng.
Đối với những chiến binh săn đầu người, ngoài những hình xăm ghi nhận chiến tích của mình, họ cũng thường xăm những hình xăm khác để cầu mong có được sức khỏe trước khi bước vào cuộc chiến. Hình chim frêgat là một trong số đó. Theo những câu chuyện dân gian của thổ dân, chúng biểu tượng cho sự cướp bóc, khát máu và bay ra biển lớn để săn mồi.
Loài chim này có liên quan mật thiết đến những cuộc săn người thần bí. Những chiến binh tin rằng, bằng một cách nào đó, họ có thể vay mượn sức mạnh từ những người cùng xăm hình chim frêgat, thậm chí sức mạnh từ gia đình của chính những người xăm hình.
Do đó hình chim frêgat còn được gọi là một hình xăm tâm linh. Thậm chí niềm tin này còn được lưu truyền rộng rãi trong những nhóm săn đầu người sống ở nhiều nơi khác nhau như Polynesia và Indonesia.
Đôi khi thổ dân Motu cũng dùng hình ảnh của những loài chim vô hại như chim mỏ sừng hay chim bina để mong có sức khỏe. Những chú chim bina thường được xăm lên ngực của những chiến binh săn đầu người vì nó đuợc cho rằng giúp họ chống lại sự tấn công của những linh hồn bị quỷ ám.
Những chiến binh sau khi giết người xong, thường cho là không sạch sẽ cho đến khi họ tiến hành một nghi lễ làm sạch bản thân. Thông thường, để tẩy sạch tội lỗi, những người đàn ông săn đầu người phải sống tách biệt với bộ tộc trong một thời gian ngắn. Theo một cao niên trong bộ lạc thì việc làm đó giúp xua đuổi những bóng ma và sự chết chóc.
Ngày nay, việc xăm mình ở các bộ lạc ở Papua New Guinea, trong đó có bộ tộc Motu đã được công nhận là một nét văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Mặc dù có liên quan đến chuyện giết người và chết chóc, nhưng thông qua những hình xăm đó, một lần nữa cho thấy một cuộc sống với những trải nghiệm phức tạp về thế giới tự nhiên và tâm linh của những bộ tộc săn người ở Papua New Guinea.
Nhưng có lẽ cách xăm mình của bộ tộc Motu được cho là gây nhiều đau đớn cả về thể xác và tinh thần nhất. Bởi lẽ, việc xăm hình được thực hiện nhiều lần trong đời với số lượng hình xăm lớn, chiếm gần hết diện tích bề mặt cơ thể và cách thức tiến hành hoàn toàn thủ công. Thêm vào đó, mỗi lần người đàn ông trong bộ tộc được xăm một hình mới thường gắn liền với việc có một đàn ông ở bộ lạc khác bị giết chết.
Những bé gái được xăm mình từ khi còn nhỏ |
Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, tục xăm mình không còn thịnh hành và dần bị quên lãng. Hiện nay, nó chỉ được một số ít người dân duyên hải bản địa ở vùng Maisin hay vùng vịnh Collingwood phía Tây Nam Papua duy trì.
Truyền thống xăm mình kỳ dị
Theo truyền thống, phụ nữ Motu phải xăm hình từ đầu đến chân, trong khi đó, đàn ông xăm trổ trên ngực thể hiện cho vinh quang và chiến thắng.
Những đồ nghề cho việc xăm hình rất đơn giản và các kỹ thuật đều thực hiện bằng tay. Theo kinh nghiệm của người Motu, tất cả dụng cụ cần thiết chỉ bao gồm “búa gỗ” hay còn gọi là iboki là một nhánh nhỏ trên thân cây chanh và kim xăm hay còn gọi là gini, là gai của cây chanh.
Đầu tiên, người Motu vẽ hình cần xăm lên da và đợi cho đến khi hình vẽ khô. Người tiến hành xăm hình cầm kim xăm bằng tay trái ở đặt đúng vào vị trí hình vẽ trên da. Trong khi đó tay phải cầm búa đập vào kim xăm với một lực vừa đủ để mũi kim đâm sâu vào da.
Các cô gái Motu với hình xăm khắp thân thể |
Cứ như vây, các mũi kim dần tạo thành những lỗ nhỏ trên da theo đúng hình vẽ ban đầu. Trước khi việc xăm hình được hoàn tất, đôi khi người thợ xăm phải thay đến ba hoặc bốn cái kim xăm để giúp cho hình xăm được sắc nét.
Chất màu để nhuộm hình xăm thường được lấy từ một loại quả trong rừng bản địa là quả óc chó. Một điều thú vị là loại quả ngày cũng thường được sử dụng để nhuộm màu trên quần đảo Hawaii và đảo Thái Bình ở Polynesia. Ngay cả ở Papua New Guinea, bộ tộc Sinaugolo cũng dùng loại thuốc xăm này để chữa bệnh thấp khớp.
Ý nghĩa của những hình xăm
Những hình xăm của dân duyên hải Papua New Guinea thường là những chủ đề liên quan đến tự nhiên và những vật thể trên trời như ngôi sao, con chim đang bay đặc biệt là những loài chim ăn thịt như cú mèo hoặc chim frêgat - một loài chim bản địa.
Đôi khi, những biểu tượng liên quan đến sự phát triển hay tượng trưng cho sự cướp bóc như con rết, con rắn và cá sấu cũng được xăm khá phổ biến.
Hình xăm chữ V trên ngực phụ nữ Motu |
Mặc dù vậy, đôi khi những biểu tượng này được xăm lên da không chỉ vì đẹp mà còn mang ý nghĩa tâm linh. Bởi lẽ, những loài vật trên gồm cả động vật hoạt động ban ngày và ban đêm vì thế mà nó tượng trưng cho thế giới gồm ánh sáng và bóng tối.
Đối với người Motu, những nhận thức về thế giới khác như thế giới siêu nhiên, thế giới của cái chết được họ xây dựng dựa trên cuộc sống thực tế của chính mình. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ tin rằng tất cả những động vật trên đều mang tâm hồn của quỷ dữ và việc xăm những động vật trên cơ thể tượng trưng cho việc chúng đều bị con người ăn thịt.
Bên cạnh những hình xăm phổ biến, cũng có rất nhiều những mẫu hình xăm được truyền trong gia đình từ mẹ sang con gái và đôi khi là từ bố sang con trai. Tuy nhiên, những tài liệu viết về những hình xăm này đã bị thất truyền. Vì thế, hầu hết hình ý nghĩa về những hình xăm đã bị hiểu sai và những hình xăm lâu đời cũng không còn được lưu giữ.
Phụ nữ Motu không xăm hình… không cho đi lấy chồng
Theo phong tục của bộ lạc, ban đầu xăm mình được hiểu đơn giản một cách làm đẹp của phụ nữ trong bộ tộc. Việc trang trí cơ thể bằng những hình xăm với đủ kích thước và hình dạng được cho là giúp người phụ nữ trở quyến rũ hơn.
Chính vì vây, ngay từ nhỏ, trong khi những cô bé cùng tuổi đang mải mê chơi đùa, thì những bé gái ở bộ tộc Motu đã phải chịu đựng những đau đớn tột cùng về thể xác để có những hình xăm đẹp nhất.
Hình xăm trên mặt của cô gái Motu |
Quan trọng hơn cả, theo phong tục của bộ tộc, một cô gái không có những hình xăm trên cơ thể sẽ không được cho đi lấy chồng và cũng không có chàng trai nào thèm để ý đến họ. Thông thường những hình xăm mang tính nghi lễ nhưng cũng không ít hình trong số đó mang tính gợi dục.
Những cô bé từ 5 đến 7 tuổi sẽ được xăm hình lên lưng, cánh tay và cẳng tay. Từ 7 đến 8 tuổi, các bé gái được xăm hình lên mặt, vùng bụng dưới, thậm chí là vùng từ âm hộ lên đến rốn, từ thắt lưng xuống đến đầu gối và ngoài bắp đùi.
Khi 10 tuổi, các bé gái sẽ được xăm thêm vùng dưới cánh tay mở rộng sang vùng ngực và lên đến cổ họng. Khi đến tuổi dậy thì, các bé gái sẽ được xăm thêm phần sau lưng kể từ hai vai trở xuống, sau đó là mông và phía sau bắp chân. Trước khi cưới, các cô gái sẽ được xăm một hình chữ V kéo dài từ cổ xuống tới rốn.
Theo truyền thống những nghệ nhân xăm hình luôn luôn là phụ nữ và từng vùng da khác nhau trên cơ thể của các cô gái phải do những nghệ nhân khác nhau thực hiện. Những hình xăm trên mặt thường được trả công cao hơn vì việc thực hiện đòi hỏi phải có kinh nghiệm và thường nguy hiểm hơn.
Giết một mạng người, được một hình xăm
Trong khi những người phụ nữ bộ tộc coi việc xăm hình là một cách làm đẹp thì đối với đàn ông trong bộ tộc, hình xăm là biểu tượng cho sức mạnh và chiến thắng. Thông thường mỗi khi họ lập được chiến công như có công trong việc đánh bắt cá hoặc mở rộng địa bàn buôn bán, họ sẽ được xăm một hình mới.
Tuy nhiên, chiến công hiển hách nhất đối với những người đàn ông trong bộ lạc Motu là giết được một người đàn ông ở bộ lạc khác. Mỗi khi giết được một người, họ sẽ được xăm một hình mới lên ngực để minh chứng cho chiến thắng vang dội của mình.
Hình xăm trên ngực chiến binh săn đầu người |
Đồng thời con gái, em gái hoặc những người phụ nữ chưa chồng có quan hệ họ hàng thân thích với người đàn ông trên cũng sẽ được xăm hình chữ V lên ngực để phô trương cho sức mạnh cho chồng, bố hoặc người thân của mình. Thông thường hình xăm chữ V chỉ dành cho các cô gái trước khi đi lấy chồng.
Đối với những chiến binh săn đầu người, ngoài những hình xăm ghi nhận chiến tích của mình, họ cũng thường xăm những hình xăm khác để cầu mong có được sức khỏe trước khi bước vào cuộc chiến. Hình chim frêgat là một trong số đó. Theo những câu chuyện dân gian của thổ dân, chúng biểu tượng cho sự cướp bóc, khát máu và bay ra biển lớn để săn mồi.
Loài chim này có liên quan mật thiết đến những cuộc săn người thần bí. Những chiến binh tin rằng, bằng một cách nào đó, họ có thể vay mượn sức mạnh từ những người cùng xăm hình chim frêgat, thậm chí sức mạnh từ gia đình của chính những người xăm hình.
Do đó hình chim frêgat còn được gọi là một hình xăm tâm linh. Thậm chí niềm tin này còn được lưu truyền rộng rãi trong những nhóm săn đầu người sống ở nhiều nơi khác nhau như Polynesia và Indonesia.
Đôi khi thổ dân Motu cũng dùng hình ảnh của những loài chim vô hại như chim mỏ sừng hay chim bina để mong có sức khỏe. Những chú chim bina thường được xăm lên ngực của những chiến binh săn đầu người vì nó đuợc cho rằng giúp họ chống lại sự tấn công của những linh hồn bị quỷ ám.
Những chiến binh sau khi giết người xong, thường cho là không sạch sẽ cho đến khi họ tiến hành một nghi lễ làm sạch bản thân. Thông thường, để tẩy sạch tội lỗi, những người đàn ông săn đầu người phải sống tách biệt với bộ tộc trong một thời gian ngắn. Theo một cao niên trong bộ lạc thì việc làm đó giúp xua đuổi những bóng ma và sự chết chóc.
Ngày nay, việc xăm mình ở các bộ lạc ở Papua New Guinea, trong đó có bộ tộc Motu đã được công nhận là một nét văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Mặc dù có liên quan đến chuyện giết người và chết chóc, nhưng thông qua những hình xăm đó, một lần nữa cho thấy một cuộc sống với những trải nghiệm phức tạp về thế giới tự nhiên và tâm linh của những bộ tộc săn người ở Papua New Guinea.
Bình luận