Nếu chỉ nhìn những bước đi nặng nề, khó nhọc của Tuấn Anh, không ai nghĩ đôi chân đó khi chạy trên sân cỏ lại uyển chuyển, nhẹ nhàng đến vậy.
Trái với hình ảnh thích thu mình trong phòng riêng sau những buổi tập, Tuấn Anh trong mắt đồng đội là một người luôn sống hết lòng vì gia đình, bạn bè. “Nếu gọi đó là tự kỷ thì cậu ta đúng là một người tự kỷ kỳ lạ nhất mà tôi gặp!”, HLV Graechen từng nói như thế về cậu học trò đặc biệt của mình, người duy nhất lọt vào “tầm ngắm” của HLV lừng danh Arsene Wenger.
Có nhiều người cho rằng vì phải trải qua nhiều lần phẫu thuật tạo hình vết thương hở môi trên do bị ngã hồi bé, Tuấn Anh hay mặc cảm nên luôn tránh tiếp xúc với bên ngoài. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. “Tuấn Anh nói chuyện khéo lắm, lại cư xử dễ thương nên quen được một cô bạn gái rất xinh, đang học đại học ở TP HCM.
Có điều, do thói quen thích “trốn” trong phòng để nghe nhạc và chat với bạn gái, lại sống trong một tập thể rất đông đồng đội nghịch phá nên dĩ nhiên cậu ấy hay bị chọc là “tự kỷ”. Thực ra, tiếp xúc nhiều mới thấy Tuấn Anh sống rất hòa đồng và luôn hết mình vì bạn bè, có bữa tiệc hay hoạt động ngoại khóa nào mà cậu ta vắng mặt đâu!”, tiền vệ Minh Vương, người đồng hương Thái Bình ở cùng phòng với Tuấn Anh, cho biết.
Sau những lần tiếp xúc với cầu thủ này, HLV U19 Nhật Bản Masakazu Suzuki nhận xét: “Người hâm mộ Việt Nam có thể ồ lên trước một đường chuyền độc đáo của Xuân Trường, rồi sung sướng khi Công Phượng ghi bàn nhưng để công nhận một tài năng hiếm có của lứa U19, họ cần nhắc đến Tuấn Anh. Tôi thấy cậu ta thực sự đặc biệt”.
Vấn đề là nếu những ai có dịp chứng kiến thói quen sinh hoạt của tiền vệ trẻ này thì chắc chắn đều ngạc nhiên vì hai tính cách khác biệt trong một con người Tuấn Anh.
Nếu như trên sân cỏ, Tuấn Anh luôn là người chạy nhiều nhất đội với bình quân 10-12 km mỗi trận thì ngược lại, cứ về phòng là cầu thủ này chỉ thích nằm một chỗ, rất lười đi chơi. Trái với cách cầm trịch trận đấu đầy uyển chuyển, khi chuyền bóng nhẹ nhàng lúc tranh chấp mạnh mẽ, Tuấn Anh ở ngoài đời bị đồng đội ví như một bộ phim “quay chậm” với điệu bộ di chuyển chậm rãi, từ tốn khiến nhiều người phải ngạc nhiên, không hiểu vì sao khi trên sân, chỗ nào cũng thấy dấu giày cầu thủ này.
Trong sinh hoạt, khi các đồng đội thường tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để uống cà phê hay chơi điện tử thì Tuấn Anh lại chỉ thích được day ấn huyệt. “Kể từ ngày đứt dây chằng, tôi đều tập thói quen xoa bóp gân cốt mỗi ngày ít nhất hai lần để bảo đảm thể trạng phục hồi tốt nhất. Tôi chỉ tự tin thi đấu khi cơ thể đã hoàn toàn bình phục”, Tuấn Anh nói.
Cũng nhờ ít la cà mà Tuấn Anh dành được nhiều thời gian để tìm hiểu về khoa học, công nghệ cũng như học thêm tiếng Anh. Là người được đánh giá có khả năng tiến xa nhất, có thể đạt đến tầm ngôi sao châu lục nếu biết nỗ lực nhiều hơn nữa, có khi chính sự cá tính trong cách sống của Tuấn Anh lại chính là nét chấm phá có thể giúp tài năng trẻ này hoàn thành được mơ ước sang châu Âu thi đấu.
Trái với hình ảnh thích thu mình trong phòng riêng sau những buổi tập, Tuấn Anh trong mắt đồng đội là một người luôn sống hết lòng vì gia đình, bạn bè. “Nếu gọi đó là tự kỷ thì cậu ta đúng là một người tự kỷ kỳ lạ nhất mà tôi gặp!”, HLV Graechen từng nói như thế về cậu học trò đặc biệt của mình, người duy nhất lọt vào “tầm ngắm” của HLV lừng danh Arsene Wenger.
Tuấn Anh luôn lặng lẽ và giữ được sự ổn định của mình (Ảnh: Quang Minh) |
Có điều, do thói quen thích “trốn” trong phòng để nghe nhạc và chat với bạn gái, lại sống trong một tập thể rất đông đồng đội nghịch phá nên dĩ nhiên cậu ấy hay bị chọc là “tự kỷ”. Thực ra, tiếp xúc nhiều mới thấy Tuấn Anh sống rất hòa đồng và luôn hết mình vì bạn bè, có bữa tiệc hay hoạt động ngoại khóa nào mà cậu ta vắng mặt đâu!”, tiền vệ Minh Vương, người đồng hương Thái Bình ở cùng phòng với Tuấn Anh, cho biết.
Sau những lần tiếp xúc với cầu thủ này, HLV U19 Nhật Bản Masakazu Suzuki nhận xét: “Người hâm mộ Việt Nam có thể ồ lên trước một đường chuyền độc đáo của Xuân Trường, rồi sung sướng khi Công Phượng ghi bàn nhưng để công nhận một tài năng hiếm có của lứa U19, họ cần nhắc đến Tuấn Anh. Tôi thấy cậu ta thực sự đặc biệt”.
Clip Tuấn Anh chơi bóng rất đặc biệt ở U19 Việt Nam
Vấn đề là nếu những ai có dịp chứng kiến thói quen sinh hoạt của tiền vệ trẻ này thì chắc chắn đều ngạc nhiên vì hai tính cách khác biệt trong một con người Tuấn Anh.
Nếu như trên sân cỏ, Tuấn Anh luôn là người chạy nhiều nhất đội với bình quân 10-12 km mỗi trận thì ngược lại, cứ về phòng là cầu thủ này chỉ thích nằm một chỗ, rất lười đi chơi. Trái với cách cầm trịch trận đấu đầy uyển chuyển, khi chuyền bóng nhẹ nhàng lúc tranh chấp mạnh mẽ, Tuấn Anh ở ngoài đời bị đồng đội ví như một bộ phim “quay chậm” với điệu bộ di chuyển chậm rãi, từ tốn khiến nhiều người phải ngạc nhiên, không hiểu vì sao khi trên sân, chỗ nào cũng thấy dấu giày cầu thủ này.
Trong sinh hoạt, khi các đồng đội thường tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để uống cà phê hay chơi điện tử thì Tuấn Anh lại chỉ thích được day ấn huyệt. “Kể từ ngày đứt dây chằng, tôi đều tập thói quen xoa bóp gân cốt mỗi ngày ít nhất hai lần để bảo đảm thể trạng phục hồi tốt nhất. Tôi chỉ tự tin thi đấu khi cơ thể đã hoàn toàn bình phục”, Tuấn Anh nói.
Cũng nhờ ít la cà mà Tuấn Anh dành được nhiều thời gian để tìm hiểu về khoa học, công nghệ cũng như học thêm tiếng Anh. Là người được đánh giá có khả năng tiến xa nhất, có thể đạt đến tầm ngôi sao châu lục nếu biết nỗ lực nhiều hơn nữa, có khi chính sự cá tính trong cách sống của Tuấn Anh lại chính là nét chấm phá có thể giúp tài năng trẻ này hoàn thành được mơ ước sang châu Âu thi đấu.
Bình luận