(VTC News) - Cứ đóng xong một chiếc tủ, có tiền, tôi lại ăn chơi, rượu chè, lang bạt khắp nơi gặp gỡ bạn thơ, bình thơ.
Bài 5: Cưới người đàn bà “nát nhụy tàn hoa”
Vợ bỏ vào Nam mất tích, một nách nuôi 2 con nhỏ, nên tôi phải làm việc quần quật. Ngoài công việc ở công ty, tôi làm thuê ở xưởng của ông chủ tên Long ở Việt Hưng.
Thời kỳ làm thợ mộc cho ông chủ Long, ông này tìm mọi cách cưỡng ép tôi lấy em vợ của ông, tên là Mua. Tôi chưa từng gặp Mua, và tôi cũng không tha thiết gì cả. Tôi từ chối. Tôi bỏ việc.
Một chiều năm 1985, trên đường đi làm về, đạp xe dọc đường 5, đến chỗ bến xe Cầu Chui, chỗ rẽ đi Hải Phòng, tôi gặp một phụ nữ đứng chờ xe bên đường. Đã vài lần tôi gặp người phụ nữ ấy, cũng giờ ấy, đứng chờ xe bên đường trong chiều muộn. Nhưng lần này, người phụ nữ ấy mang dáng vẻ thất thần, như người mất hồn. Tôi tò mò, vòng xe ngược lại, trêu:
- Này bạn! Về đâu đấy? Giờ này làm gì còn xe. Về nhà tớ đi.
- Đây không thèm nhé!
- Đùa chút thôi. Mặt mũi gì mà sầu não thế?
Người phụ nữ giới thiệu tên Lương, quê ở Sặt (Bình Giang, Hải Dương). Mẹ chết sớm. Anh lấy vợ, sống ở Quảng Ninh. Lương ở với bố. Tuy nhiên, bố bệnh tật, nghiện rượu, bán cả nhà. Hai bố con phải dựng túp lều ở bờ ao hoang ven làng sống qua ngày.
Lương thân gái dặm trường buôn bán ngược xuôi kiếm sống. Lương mang gạo ở xuôi lên miền núi bán, rồi mang chè, măng về xuôi. Thời kỳ đó, buôn bán ngược xuôi là nghề mạt hạng. Có nhiều ruộng mới là giàu sang, no đủ.
Chuyện tình của Lương lắm éo le, đầy nước mắt. Tình đầu là thanh niên cùng quê. Hồi Lương đi đánh lưới tôm, xa nhà cả chục cây số, lưới mắc vào cọc, anh này nhảy xuống sông gỡ hộ. Lương yêu anh ta, trao đời con gái trong một nhà nghỉ ở Hải Phòng. Chiếm đoạt nàng rồi, gã viện lý do gia đình không đồng ý rồi rũ bỏ Lương.
Lương ra Quảng Ninh ở với anh trai. Một thương binh hỏi cưới. Nhà trai đã mang lễ ăn hỏi, định ngày. Thế nhưng, trước ngày cưới không xa, ngủ với Lương, thấy không còn trinh, gã bỏ của chạy lấy người.
Đời Lương thế là không còn cơ hội nữa, thôi thì nhắm mắt đưa chân làm vợ bé gã lái tàu. Gã này đã có 3 vợ, nhưng hứa như đinh đóng cột sẽ xây nhà, dựng cửa, sống chung thủy với Lương. Nhưng trêu hoa ghẹo nguyệt chán thì gã rũ bỏ Lương.
Ở tuổi 24, ba lần lỡ dở tình duyên, Lương thành gái già, không ai ngó ngàng đến nữa. Câu chuyện bi đát của “nàng Kiều”, khiến tôi xúc cảm bật thành thơ. Tôi vừa đạp xe vừa làm thơ thuật lại cuộc đời Lương. Lương ngồi sau xe ghi lại từng chữ:
Xe vừa dừng trước căn nhà nhỏ ở thị trấn Sài Đồng, thì bài thơ làm về cuộc đời Lương cũng xong. Lương vừa chép thơ vừa khóc.
Trong nhà, cậu con trai lên 6 và lên 4 của tôi đang khóc lạc giọng vì đói. Thấy cảnh vợ bỏ đi, gà trống nuôi con, Lương cũng xót xa cho phận Hành. Đời Hành và đời Lương cũng đều nát bươm như nhau cả.
Đêm ấy, Lương ở lại nhà, nấu nướng, chăm sóc hai thằng con của tôi. Ăn xong, chúng tôi tâm sự với nhau cả đêm. Cả hai kể hết sự thật về cuộc đời mình. Sớm hôm sau, Lương về quê luôn.
Như hẹn, vài hôm sau, Lương lại tìm lên nhà tôi. Ở vài ngày, Lương lại buôn hàng lên miền núi. Từ miền núi về lại tạt qua nhà tôi. Chúng tôi sống với nhau nửa nạc nửa mỡ, như người tình, như vợ chồng, nhưng lại không tình yêu, thiếu cảm xúc.
Lương không xinh, thậm chí xấu, nhưng Lương có tâm hồn lạ, sống rất quân tử. Tôi thấy Lương có thể trở thành người vợ tốt, người mẹ đảm. Tôi bí mật về Sặt tìm hiểu. Mọi điều Lương kể về bản thân đều chính xác.
Một ngày, tôi bắt xe từ Hà Nội về Sặt gặp bố Lương. Sau mấy chén rượu, tôi báo cáo:
- Báo cáo bác, vợ con bỏ đi, con cái không có người nuôi dưỡng. Con và Lương đã tìm hiểu và sâu đậm với nhau. Con xin bác cho con được cưới Lương làm vợ...
- Em nó còn bé. Anh có vợ có con, nó làm sao nuôi được. Tôi nhất định không đồng ý – Bố Lương dứt khoát.
Thất vọng, tôi ra bến xe về Hà Nội. Vừa về đến nhà, thì thấy Lương ném vali qua hàng rào nhà tôi. Hóa ra, tôi vừa đi thì Lương cãi nhau kịch liệt với bố, rồi bỏ đi theo tôi. Tôi đi chuyến xe trước, Lương đi chuyến sau. Lương bảo: “Anh cứu đời em. Anh là chỗ nương tựa, thì em theo anh”.
Ngay hôm sau, tôi lại bắt xe về Sặt gặp bố Lương để xin lỗi ông về hành động dại dột của Lương. Không ngờ ông lại đồng ý cho chúng tôi tổ chức cưới.
Hiểu hoàn cảnh tôi chưa bỏ được vợ, gia đình lại nhất quyết phản đối tôi lấy vợ khác, nên gia đình Lương đồng ý tổ chức cưới ở nhà gái. Tại nhà Lương, họ hàng, anh em thân thiết kéo đến ăn uống. Tại nhà tôi ở Sài Đồng cũng làm vài mâm, mời anh em thơ ca hò vè đến ăn nhậu suốt một ngày. Thế là chúng tôi thành vợ chồng.
Có vợ mới, tôi tu chí làm ăn, mở xưởng mộc tại nhà. Tôi dạy Lương nghề mộc, Lương học rất nhanh. Tôi nhận thêm 4 học trò, vừa đào tạo, vừa làm thợ cho mình. Lương rất đảm đang, quản lý, chỉ đạo đội thợ đâu ra đó. Lương lại đảm nhiệm nuôi hai đứa con cho tôi nên rất vất vả. Cuộc sống của chúng tôi rất no đủ.
Có tay nghề cao, nên tôi được những gia đình giàu có đặt hàng. Thời điểm đó, đại gia mới sắm được tủ bích phê cánh cong hoặc tủ đứng 3 buồng. Một cái tủ có giá 8 chỉ vàng, bằng mảnh đất thời bấy giờ. Cả xã Đa Tốn cũng chỉ có vài nhà sắm được tủ. Nhà nào có chiếc tủ đó thì vênh váo với đời lắm.
Cứ đóng xong một chiếc tủ, có tiền, tôi lại ăn chơi, rượu chè, lang bạt khắp nơi gặp gỡ bạn thơ, bình thơ. Tiêu hết tiền lại về làm anh thợ mộc. Có tiền lại thành nhà thơ. Nhà thơ Phạm Tiến Duật bảo: “Mày cứ thơ ca hò vè thế này thì phá sản có ngày”. Sau này, tôi phá sản thật. Tôi có bài thơ giễu về đời thợ mộc ham thơ của mình thế này:
Ở với nhau một năm, Lương sinh một cậu con trai. Mải mê với thơ ca hò vè, với bạn thơ, với nhậu nhẹt, nên kinh tế của chúng tôi ngày càng sa sút. Đúng lúc ấy thì bố Lương qua đời.
Sau khi tính toán, tôi quyết định xa rời nàng thơ bằng cách bán nhà ở thị trấn Sài Đồng, đưa xưởng mộc về nhà vợ ở Sặt. Hy vọng sống ở vùng thôn quê hẻo lánh, xa rời bạn thơ, tôi tạm quên thơ thẩn, tập trung làm ăn nuôi con cái.
Dựng nghiệp ở quê Lương, tôi cũng thành công, làm ăn lên như diều. Lương sinh tiếp một cô con gái. Chúng tôi làm việc cùng nhau, trò chuyện thoải mái, cởi mở. Lương là cô gái quân tử, Lương là bạn tôi, là chị tôi, mà mẹ tôi, là bà tôi. Quá khứ của cả hai chúng tôi kể cho nhau thoải mái, nhưng không thèm quan tâm, không ghen tuông.
Những ngày ở quê, để có đất sinh nhai, suốt một năm trời, tôi cùng học trò vác đất lập ao hoang. Do bố Lương đã bán đất, bán nhà, nên chúng tôi phải dựng lều bên bờ ao hoang cạnh miếng đất đã bán để ở tạm, làm xưởng.
Thế nhưng, khi tôi lập được 1 sào ao, mảnh đất vuông thành sắc cạnh, thì anh trai của Lương từ Quảng Ninh về đòi chia. Ông chú của Lương cũng đòi phần. Cái thằng thợ mộc làm thơ, nửa điên nửa khùng như tôi, chả thích gì chuyện tranh chấp, nên tôi rút lui. Tôi đưa xưởng mộc về nhà mình ở Khoan Tế (Đa Tốn, Gia Lâm).
Ngày lấy vợ, bố mẹ đã dựng cho một ngôi nhà ngói, nhưng tôi ít về. Nhà đóng cửa để hoang. Gia đình tôi thuộc dạng giàu có, nên con cái trưởng thành, ông đều xây nhà dựng cửa cho ở riêng. Ngôi nhà ấy vẫn còn đến bây giờ. Mấy chục năm trước nó là ngôi nhà lớn, giờ là túp lều thơ.
Từ ngày tôi bỏ Hải Dương về lại làng Khoan Tế, tôi vẫn coi Lương là vợ, Lương cũng coi tôi là chồng, nhưng tình cảm của chúng tôi đã sứt mẻ, nhạt dần.
Còn tiếp…
Nguyễn Đăng Hành
Bài 5: Cưới người đàn bà “nát nhụy tàn hoa”
Thời kỳ làm thợ mộc cho ông chủ Long, ông này tìm mọi cách cưỡng ép tôi lấy em vợ của ông, tên là Mua. Tôi chưa từng gặp Mua, và tôi cũng không tha thiết gì cả. Tôi từ chối. Tôi bỏ việc.
Một chiều năm 1985, trên đường đi làm về, đạp xe dọc đường 5, đến chỗ bến xe Cầu Chui, chỗ rẽ đi Hải Phòng, tôi gặp một phụ nữ đứng chờ xe bên đường. Đã vài lần tôi gặp người phụ nữ ấy, cũng giờ ấy, đứng chờ xe bên đường trong chiều muộn. Nhưng lần này, người phụ nữ ấy mang dáng vẻ thất thần, như người mất hồn. Tôi tò mò, vòng xe ngược lại, trêu:
- Này bạn! Về đâu đấy? Giờ này làm gì còn xe. Về nhà tớ đi.
- Đây không thèm nhé!
- Đùa chút thôi. Mặt mũi gì mà sầu não thế?
Người phụ nữ giới thiệu tên Lương, quê ở Sặt (Bình Giang, Hải Dương). Mẹ chết sớm. Anh lấy vợ, sống ở Quảng Ninh. Lương ở với bố. Tuy nhiên, bố bệnh tật, nghiện rượu, bán cả nhà. Hai bố con phải dựng túp lều ở bờ ao hoang ven làng sống qua ngày.
Lương thân gái dặm trường buôn bán ngược xuôi kiếm sống. Lương mang gạo ở xuôi lên miền núi bán, rồi mang chè, măng về xuôi. Thời kỳ đó, buôn bán ngược xuôi là nghề mạt hạng. Có nhiều ruộng mới là giàu sang, no đủ.
Sống một mình, nên nhà thơ Nguyễn Đăng Hành chẳng bao giờ dọn dẹp nhà cửa. Ngôi nhà anh sống không khác gì ổ chuột. Ảnh: Dương Phạm Ngọc |
Chuyện tình của Lương lắm éo le, đầy nước mắt. Tình đầu là thanh niên cùng quê. Hồi Lương đi đánh lưới tôm, xa nhà cả chục cây số, lưới mắc vào cọc, anh này nhảy xuống sông gỡ hộ. Lương yêu anh ta, trao đời con gái trong một nhà nghỉ ở Hải Phòng. Chiếm đoạt nàng rồi, gã viện lý do gia đình không đồng ý rồi rũ bỏ Lương.
Lương ra Quảng Ninh ở với anh trai. Một thương binh hỏi cưới. Nhà trai đã mang lễ ăn hỏi, định ngày. Thế nhưng, trước ngày cưới không xa, ngủ với Lương, thấy không còn trinh, gã bỏ của chạy lấy người.
Đời Lương thế là không còn cơ hội nữa, thôi thì nhắm mắt đưa chân làm vợ bé gã lái tàu. Gã này đã có 3 vợ, nhưng hứa như đinh đóng cột sẽ xây nhà, dựng cửa, sống chung thủy với Lương. Nhưng trêu hoa ghẹo nguyệt chán thì gã rũ bỏ Lương.
Ở tuổi 24, ba lần lỡ dở tình duyên, Lương thành gái già, không ai ngó ngàng đến nữa. Câu chuyện bi đát của “nàng Kiều”, khiến tôi xúc cảm bật thành thơ. Tôi vừa đạp xe vừa làm thơ thuật lại cuộc đời Lương. Lương ngồi sau xe ghi lại từng chữ:
“Ngồi rồi hỏi chuyện tình yêu
Nàng lắc nàng khóc ấy điều khổ đau
Gặp anh đâu phải lần đầu
Kho vàng quý báu mất lâu lắm rồi
Giờ đây còn mỗi xác thôi
Nếu anh thông cảm thì tôi tường trình
Hồi xưa tôi cũng tuyết trinh
Cũng duyên cũng dáng cũng tình yêu đương
Vừa thôi cắp sách tới trường
Mười lăm tuổi chẵn tìm đường làm ăn
Ngày ngày thả lưới trên sông
Mải làm chẳng biết người trông trên bờ
Bỗng nhiên cọc mắc lưới tơ
Tròng trành tay lái ngẩn ngơ giữa dòng
(…)
Toàn trò tinh quái quỷ ma
Dọc ngang thiên địa vành hoa cấu đài
Ối thôi nát nhụy tàn hoa
Một bông cỏ dại bị ba lần vùi
Nghe mà xa xót bùi ngùi
Cuộc đời sướng khổ thú vui lộng sòng
Thật là đau ruột buốt lòng
Chép lại để ngẫm để trông tình đời”.
Nàng lắc nàng khóc ấy điều khổ đau
Gặp anh đâu phải lần đầu
Kho vàng quý báu mất lâu lắm rồi
Giờ đây còn mỗi xác thôi
Nếu anh thông cảm thì tôi tường trình
Hồi xưa tôi cũng tuyết trinh
Cũng duyên cũng dáng cũng tình yêu đương
Vừa thôi cắp sách tới trường
Mười lăm tuổi chẵn tìm đường làm ăn
Ngày ngày thả lưới trên sông
Mải làm chẳng biết người trông trên bờ
Bỗng nhiên cọc mắc lưới tơ
Tròng trành tay lái ngẩn ngơ giữa dòng
(…)
Toàn trò tinh quái quỷ ma
Dọc ngang thiên địa vành hoa cấu đài
Ối thôi nát nhụy tàn hoa
Một bông cỏ dại bị ba lần vùi
Nghe mà xa xót bùi ngùi
Cuộc đời sướng khổ thú vui lộng sòng
Thật là đau ruột buốt lòng
Chép lại để ngẫm để trông tình đời”.
Xe vừa dừng trước căn nhà nhỏ ở thị trấn Sài Đồng, thì bài thơ làm về cuộc đời Lương cũng xong. Lương vừa chép thơ vừa khóc.
Trong nhà, cậu con trai lên 6 và lên 4 của tôi đang khóc lạc giọng vì đói. Thấy cảnh vợ bỏ đi, gà trống nuôi con, Lương cũng xót xa cho phận Hành. Đời Hành và đời Lương cũng đều nát bươm như nhau cả.
Nhà thơ Nguyễn Đăng Hành giăng chậu bát khắp vườn để hứng nước mưa pha trà. Ảnh: Dương Phạm Ngọc |
Đêm ấy, Lương ở lại nhà, nấu nướng, chăm sóc hai thằng con của tôi. Ăn xong, chúng tôi tâm sự với nhau cả đêm. Cả hai kể hết sự thật về cuộc đời mình. Sớm hôm sau, Lương về quê luôn.
Như hẹn, vài hôm sau, Lương lại tìm lên nhà tôi. Ở vài ngày, Lương lại buôn hàng lên miền núi. Từ miền núi về lại tạt qua nhà tôi. Chúng tôi sống với nhau nửa nạc nửa mỡ, như người tình, như vợ chồng, nhưng lại không tình yêu, thiếu cảm xúc.
Lương không xinh, thậm chí xấu, nhưng Lương có tâm hồn lạ, sống rất quân tử. Tôi thấy Lương có thể trở thành người vợ tốt, người mẹ đảm. Tôi bí mật về Sặt tìm hiểu. Mọi điều Lương kể về bản thân đều chính xác.
Một ngày, tôi bắt xe từ Hà Nội về Sặt gặp bố Lương. Sau mấy chén rượu, tôi báo cáo:
- Báo cáo bác, vợ con bỏ đi, con cái không có người nuôi dưỡng. Con và Lương đã tìm hiểu và sâu đậm với nhau. Con xin bác cho con được cưới Lương làm vợ...
- Em nó còn bé. Anh có vợ có con, nó làm sao nuôi được. Tôi nhất định không đồng ý – Bố Lương dứt khoát.
Thất vọng, tôi ra bến xe về Hà Nội. Vừa về đến nhà, thì thấy Lương ném vali qua hàng rào nhà tôi. Hóa ra, tôi vừa đi thì Lương cãi nhau kịch liệt với bố, rồi bỏ đi theo tôi. Tôi đi chuyến xe trước, Lương đi chuyến sau. Lương bảo: “Anh cứu đời em. Anh là chỗ nương tựa, thì em theo anh”.
Ngay hôm sau, tôi lại bắt xe về Sặt gặp bố Lương để xin lỗi ông về hành động dại dột của Lương. Không ngờ ông lại đồng ý cho chúng tôi tổ chức cưới.
Hiểu hoàn cảnh tôi chưa bỏ được vợ, gia đình lại nhất quyết phản đối tôi lấy vợ khác, nên gia đình Lương đồng ý tổ chức cưới ở nhà gái. Tại nhà Lương, họ hàng, anh em thân thiết kéo đến ăn uống. Tại nhà tôi ở Sài Đồng cũng làm vài mâm, mời anh em thơ ca hò vè đến ăn nhậu suốt một ngày. Thế là chúng tôi thành vợ chồng.
Thi thoảng vợ, con, bạn thơ lại mua cá, thả xuống vũng nước trước nhà, để nhà thơ Nguyễn Đăng Hành bắt ăn dần. Ảnh: Dương Phạm Ngọc |
Có vợ mới, tôi tu chí làm ăn, mở xưởng mộc tại nhà. Tôi dạy Lương nghề mộc, Lương học rất nhanh. Tôi nhận thêm 4 học trò, vừa đào tạo, vừa làm thợ cho mình. Lương rất đảm đang, quản lý, chỉ đạo đội thợ đâu ra đó. Lương lại đảm nhiệm nuôi hai đứa con cho tôi nên rất vất vả. Cuộc sống của chúng tôi rất no đủ.
Có tay nghề cao, nên tôi được những gia đình giàu có đặt hàng. Thời điểm đó, đại gia mới sắm được tủ bích phê cánh cong hoặc tủ đứng 3 buồng. Một cái tủ có giá 8 chỉ vàng, bằng mảnh đất thời bấy giờ. Cả xã Đa Tốn cũng chỉ có vài nhà sắm được tủ. Nhà nào có chiếc tủ đó thì vênh váo với đời lắm.
Cứ đóng xong một chiếc tủ, có tiền, tôi lại ăn chơi, rượu chè, lang bạt khắp nơi gặp gỡ bạn thơ, bình thơ. Tiêu hết tiền lại về làm anh thợ mộc. Có tiền lại thành nhà thơ. Nhà thơ Phạm Tiến Duật bảo: “Mày cứ thơ ca hò vè thế này thì phá sản có ngày”. Sau này, tôi phá sản thật. Tôi có bài thơ giễu về đời thợ mộc ham thơ của mình thế này:
“Làm thầy làm thợ lại làm thơ
Làm lắm cho nên nỗi xác xơ
Lắm lúc vểnh râu lên lớp phó
Nhiều phen trợn mắt bật tràng thơ
Nhừ tay đục đẽo mồ hôi tóe
Nát óc nghiến nghiền thần sắc trơ
Đa nghiệp, đa nghề nên dạ lép
Đáng đời thầy thợ, đáng đời thơ”
Làm lắm cho nên nỗi xác xơ
Lắm lúc vểnh râu lên lớp phó
Nhiều phen trợn mắt bật tràng thơ
Nhừ tay đục đẽo mồ hôi tóe
Nát óc nghiến nghiền thần sắc trơ
Đa nghiệp, đa nghề nên dạ lép
Đáng đời thầy thợ, đáng đời thơ”
Ở với nhau một năm, Lương sinh một cậu con trai. Mải mê với thơ ca hò vè, với bạn thơ, với nhậu nhẹt, nên kinh tế của chúng tôi ngày càng sa sút. Đúng lúc ấy thì bố Lương qua đời.
Sau khi tính toán, tôi quyết định xa rời nàng thơ bằng cách bán nhà ở thị trấn Sài Đồng, đưa xưởng mộc về nhà vợ ở Sặt. Hy vọng sống ở vùng thôn quê hẻo lánh, xa rời bạn thơ, tôi tạm quên thơ thẩn, tập trung làm ăn nuôi con cái.
Dựng nghiệp ở quê Lương, tôi cũng thành công, làm ăn lên như diều. Lương sinh tiếp một cô con gái. Chúng tôi làm việc cùng nhau, trò chuyện thoải mái, cởi mở. Lương là cô gái quân tử, Lương là bạn tôi, là chị tôi, mà mẹ tôi, là bà tôi. Quá khứ của cả hai chúng tôi kể cho nhau thoải mái, nhưng không thèm quan tâm, không ghen tuông.
Những ngày ở quê, để có đất sinh nhai, suốt một năm trời, tôi cùng học trò vác đất lập ao hoang. Do bố Lương đã bán đất, bán nhà, nên chúng tôi phải dựng lều bên bờ ao hoang cạnh miếng đất đã bán để ở tạm, làm xưởng.
Thế nhưng, khi tôi lập được 1 sào ao, mảnh đất vuông thành sắc cạnh, thì anh trai của Lương từ Quảng Ninh về đòi chia. Ông chú của Lương cũng đòi phần. Cái thằng thợ mộc làm thơ, nửa điên nửa khùng như tôi, chả thích gì chuyện tranh chấp, nên tôi rút lui. Tôi đưa xưởng mộc về nhà mình ở Khoan Tế (Đa Tốn, Gia Lâm).
Ngày lấy vợ, bố mẹ đã dựng cho một ngôi nhà ngói, nhưng tôi ít về. Nhà đóng cửa để hoang. Gia đình tôi thuộc dạng giàu có, nên con cái trưởng thành, ông đều xây nhà dựng cửa cho ở riêng. Ngôi nhà ấy vẫn còn đến bây giờ. Mấy chục năm trước nó là ngôi nhà lớn, giờ là túp lều thơ.
Từ ngày tôi bỏ Hải Dương về lại làng Khoan Tế, tôi vẫn coi Lương là vợ, Lương cũng coi tôi là chồng, nhưng tình cảm của chúng tôi đã sứt mẻ, nhạt dần.
Còn tiếp…
Nguyễn Đăng Hành
Bình luận