Đây là những tư liệu đặc biệt quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Tính xác thực, độc đáo, duy nhất, giá trị nội dung và tầm ảnh hưởng của Châu bản triều Nguyễn đối với khu vực cũng như quốc tế đã được các chuyên gia của UNESCO đánh giá cao, trở thành 1 trong số 16 di sản mới được công nhận là “Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương” năm 2014.
Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính của triều Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam (1802 - 1945). Châu bản triều Nguyễn là các tập tấu, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư, trình, sớ, bẩm... được đích thân các vua nhà Nguyễn ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son.
Thông qua đó, nhà vua ngự phê truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội... Chính vì thế, Châu bản triều Nguyễn phản ánh toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Thông qua đó, nhà vua ngự phê truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội... Chính vì thế, Châu bản triều Nguyễn phản ánh toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.
Khẳng định chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Theo phân tích của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, một trong những giá trị nổi bật của Châu bản triều Nguyễn được thể hiện ở chỗ: Đây là các văn kiện có tính pháp lý cao nhất, chứng minh chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ý nghĩa đặc biệt của các châu bản là nói lên việc các bộ tâu lên việc đội thuỷ quân đi ra Hoàng Sa, Trường Sa để đo đạc, vẽ bản đồ, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm kiểm tra, kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn.
Ý nghĩa đặc biệt của các châu bản là nói lên việc các bộ tâu lên việc đội thuỷ quân đi ra Hoàng Sa, Trường Sa để đo đạc, vẽ bản đồ, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm kiểm tra, kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn.
19 Châu bản triều Nguyễn có nội dung khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, được trưng bày tại triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử" ở Thái Nguyên vào tháng 10/2013. |
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh: “Các Châu bản cũng khẳng định Việt Nam đã xác lập chủ quyền bởi nhà nước từ thế kỷ 17. Chúng ta đã thực hiện chủ quyền điều kiện hoà bình, đầy đủ và trọn vẹn”.
Trong Châu bản triều Nguyễn, có nhiều tài liệu mang nội dung về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Có những văn bản trực tiếp nhưng cũng có văn bản gián tiếp như nhà vua cử các đội ra Hoàng Sa để thăm dò, hoặc bút phê việc khen thưởng những người có công với Hoàng Sa, Trường Sa…
Các tờ Châu bản có nội dung khẳng định nhà Nguyễn đã quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có hệ thống quản lý hành chính nhà nước ở đây, đồng thời nhiều tài liệu về việc phái các đội đi Hoàng Sa, Trường Sa khảo sát và lập các bản đồ, tài liệu…
Các tờ Châu bản có nội dung khẳng định nhà Nguyễn đã quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có hệ thống quản lý hành chính nhà nước ở đây, đồng thời nhiều tài liệu về việc phái các đội đi Hoàng Sa, Trường Sa khảo sát và lập các bản đồ, tài liệu…
Theo PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, khi Châu bản Triều Nguyễn được UNESCO công nhận là “Di sản tư liệu thế giới”, tính pháp lý của các tư liệu này càng được nâng cao hơn. PGS.TS Đặng Văn Bài cho biết:
“Việc Châu bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu khẳng định đóng góp về văn hóa của Việt Nam trong kho tàng di sản văn hóa thế giới. Ở góc độ khẳng định chủ quyền của Việt Nam, Châu bản là tư liệu vô cùng quí giá. Đặc biệt, khi các tư liệu này được xác định bởi các tổ chức quốc tế có uy tín, giá trị lại càng cao hơn”.
“Việc Châu bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu khẳng định đóng góp về văn hóa của Việt Nam trong kho tàng di sản văn hóa thế giới. Ở góc độ khẳng định chủ quyền của Việt Nam, Châu bản là tư liệu vô cùng quí giá. Đặc biệt, khi các tư liệu này được xác định bởi các tổ chức quốc tế có uy tín, giá trị lại càng cao hơn”.
Một Châu bản ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) do Bộ Công trình tấu về việc xem thời tiết để xuất phát đi khảo sát Hoàng Sa của hải đội hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. |
Bức tranh về đời sống xã hội từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20
Hiện nay, toàn bộ hơn 700 châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ, bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước). Số lượng Châu bản này chỉ bằng khoảng 1/5 số lượng châu bản của 143 năm các triều vua Nguyễn, là khối tài liệu chứa đựng nhiều thông tin phong phú, đa dạng, có độ tin cậy cao, phản ánh đầy đủ mọi mặt các vấn đề của xã hội dưới triều Nguyễn trên tất cả các lĩnh vực.
Đồng thời, Châu bản là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sử và các sách điển lệ chính thống như: “Đại Nam thực lục chính biên”, “Đại Nam nhất thống chí”, “Đại Nam liệt truyện”, “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” (chính biên, tục biên), “Quốc triều chính biên toát yếu”, “Minh Mệnh chính yếu”…
Đồng thời, Châu bản là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sử và các sách điển lệ chính thống như: “Đại Nam thực lục chính biên”, “Đại Nam nhất thống chí”, “Đại Nam liệt truyện”, “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” (chính biên, tục biên), “Quốc triều chính biên toát yếu”, “Minh Mệnh chính yếu”…
Mời quý độc giả theo dõi video cuộc đấu trí trên vùng biển nóng:
Theo GS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử Thừa Thiên - Huế, đây cũng là một giá trị rất đáng kể của Châu bản triều Nguyễn. “Khi Vua phê duyệt vào văn bản duy nhất, trên cơ sở văn bản này, nội các soạn 2 bản, một bản sao thành 2 bản, một bản chuyển giao cho các bộ; một bản chuyển cho Các sự quán để biên soạn thành các bộ sử.
Muốn tìm hiểu về chính sách, chủ trương của Châu bản không thể xem trong Châu bản. Các mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội đều có trong Châu bản”, GS Đỗ Bang lý giải.
Muốn tìm hiểu về chính sách, chủ trương của Châu bản không thể xem trong Châu bản. Các mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội đều có trong Châu bản”, GS Đỗ Bang lý giải.
Chính vì thế, Châu bản trở thành nguồn tư liệu gốc đặc biệt quý giá để nghiên cứu về triều Nguyễn giai đoạn lịch sử phong kiến cuối cùng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.
Lưu bút tích của 10 vị hoàng đế triều Nguyễn
Việc ngự phê của các vua triều Nguyễn trên các Châu bản cũng là một trong những đặc điểm độc đáo của di sản này. Châu bản triều Nguyễn hiện lưu bút tích phê duyệt của 10 vị hoàng đế. Thông qua hình thức phê duyệt, đặc biệt là châu phê thì thấy rõ được tư tưởng, trách nhiệm, cách điều hành của từng vị vua đối với các công việc của quốc gia. Điều này cũng tăng thêm tính xác thực cho các Châu bản.
Châu bản triều Nguyễn lưu bút tích phê duyệt của 10 vị hoàng đế |
Nhiều giải pháp đồng bộ phát huy giá trị Châu bản triều Nguyễn
Để phát huy giá trị của Châu bản triều Nguyễn trong thời gian tới, theo ông Hà Văn Huề - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, cần tập trung vào một số việc. Ông cho biết: “Trước hết, chúng ta cần làm tốt việc tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa đặc biệt của Châu bản Triều Nguyễn.
Để làm được việc này, song song với việc tuyên truyền, còn làm đồng bộ các giải pháp để phát huy khối tài liệu này bằng các công việc: Lập đề án công bố Châu bản triều Nguyễn, chọn lọc ra những vấn đề, chủ đề khác nhau, lựa chọn các châu bản về chủ đề ấy như giáo dục, thương mại, bang giao, tín ngưỡng, quân sự, sản xuất nông nghiệp... Đây là công việc cần phải làm lâu dài”.
Để làm được việc này, song song với việc tuyên truyền, còn làm đồng bộ các giải pháp để phát huy khối tài liệu này bằng các công việc: Lập đề án công bố Châu bản triều Nguyễn, chọn lọc ra những vấn đề, chủ đề khác nhau, lựa chọn các châu bản về chủ đề ấy như giáo dục, thương mại, bang giao, tín ngưỡng, quân sự, sản xuất nông nghiệp... Đây là công việc cần phải làm lâu dài”.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
“Thứ hai, chúng ta cần lựa chọn và công bố rộng rãi trong khu vực và thế giới để công chúng ngày càng hiểu biết thêm về Châu bản triều Nguyễn, giúp họ tiếp cận và nghiên cứu. Thứ ba, tiếp tục xây dựng các chương trình giới thiệu Châu bản triều Nguyễn trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các video phát trên kênh truyền hình đối ngoại...”, ông Hà Văn Huề bày tỏ.
Như vậy, tính đến nay, Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thứ 4 của Việt Nam được UNESCO công nhận, sau Mộc bản triều Nguyễn (năm 2007), 82 Bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (năm 2010) và Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm (năm 2012). Thông qua chương trình “Ký ức thế giới” của UNESCO, Châu bản triều Nguyễn, cũng như các Di sản tư liệu của nước ta sẽ có nhiều cơ hội để phát huy giá trị, góp phần quảng bá nhiều hơn về đất nước và con người Việt Nam.
Theo VOV
Bình luận