Việc Trung Quốc xây dựng ở khu vực tranh chấp trên biển Đông là 'sự khiêu khích không được phép', Tư lệnh các lực lượng vũ trang Malaysia tuyên bố ngày 18/10 tại Bắc Kinh.
Phía Malaysia muốn nêu vấn đề về sự khiêu khích không được phép của Trung Quốc trên biển Đông, cụ thể là việc xây dựng trên các bãi đá, đảo nhân tạo được củng cố như pháo đài, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Malaysia, tướng Zulkefli Mohd Zin, phát biểu tại Diễn dàn Hương Sơn (diễn đàn an ninh diễn ra từ ngày 14 đến 18/10 tại Bắc Kinh).
Channel News Asia đưa tin, tướng Zin nói rằng, Trung Quốc khẳng định, các công trình xây dựng phục vụ mục đích dân sự, nghiên cứu biển và giúp bảo đảm hải hành an toàn trong khu vực đó.
“Hiện giờ, chúng ta phải chấp nhận sự giải thích của chính phủ Trung Quốc về việc phát triển các bãi đá, đảo nhân tạo này. Thời gian sẽ cho chúng ta biết ý định thực sự của Trung Quốc là gì”, ông Zin nói.
Theo Reuters, phát biểu của tướng Zin là một trong những lời chỉ trích công khai hiếm hoi mà Malaysia nhằm vào Trung Quốc.
Thông thường, khác Philippines, Malaysia có cách tiếp cận thận trọng khi đương đầu Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông.
Tuy nhiên, việc Bắc Kinh 2 lần liên tiếp tập trận hải quân quanh bãi cạn James (tranh chấp giữa Malaysia, Trung Quốc đại lục và Đài Loan) khiến Kuala Lumpur thay đổi cách tiếp cận, các nhà ngoại giao cấp cao của Malaysia nói với Reuters.
Mới đây, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc xây dựng 2 đèn biển trên đá Châu Viên và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh nói rằng, hải đăng sẽ hỗ trợ nghiên cứu biển, cứu hộ, cứu nạn, an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông.
Tại Diễn đàn Hương Sơn chiều tối 17/10, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở như vậy, nhưng không nói thêm chi tiết.
Trước đó, ngày 13/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ, việc Trung Quốc xây dựng 2 ngọn hải đăng tại đá Châu Viên và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, làm tình hình thêm căng thẳng, phức tạp.
Theo nhiều chuyên gia, đi lại trên biển, tàu hàng, tàu chiến hiện đại dựa vào các thiết bị điện tử, hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS, nhưng trong một số điều kiện, đôi khi phải dùng đến hải đăng.
Nếu tàu của các nước đề cập hải đăng Trung Quốc trong nhật ký hành trình, thì có khả năng chúng sẽ được ghi nhận trong các hải đồ, hải trình quốc tế. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc có thể dựa vào đó để rêu rao rằng, về mặt pháp lý, họ đã chiếm giữ hiệu quả các bãi ngầm, các đảo tranh chấp trên biển Đông.
“Nếu tàu hải quân và các loại tàu khác của nước ngoài, trong đó có Mỹ, buộc phải sử dụng hải đăng, ghi vào nhật ký hành trình, thì việc đó có khả năng bị coi là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc một cách không chính thức”, Reuters dẫn lời ông Ian Storey - chuyên gia biển Đông công tác tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore).
Hai hải đăng củng cố một chiến lược dài hơi của Trung Quốc là dần dần “thay đổi hiện trạng trên biển”, ông Storey nhận định.
“COC là cách tốt nhất để quản lý yêu sách chủ quyền”
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein nói rằng, Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) là cách tốt nhất để quản lý các yêu sách chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông, hãng tin Malaysia Bernama đưa tin ngày 17/10.
Bộ trưởng Hussein kêu gọi các bên liên quan tăng cường tham khảo, tham vấn để nhanh chóng thiết lập COC có hiệu quả cao. Theo ông, COC sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự bảo đảm việc quản lý thích đáng các tuyến đường biển quan trọng và bầu trời mở.
Tại phiên họp toàn thể “Xu hướng an ninh châu Á-Thái Bình Dương: Thách thức và cơ hội” của Diễn đàn Hương Sơn, Bộ trưởng Hussein tuyên bố: “Lập trường của Malaysia là các vấn đề trên biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua các nền tảng đa phương”.
Ngoài ra, các bên liên quan phải tiết chế các động thái của mình. “Một cách tiếp cận ôn hòa và cân bằng hơn có thể giúp ngăn chặn nhiều vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hiện nay”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nhấn mạnh.
Phía Malaysia muốn nêu vấn đề về sự khiêu khích không được phép của Trung Quốc trên biển Đông, cụ thể là việc xây dựng trên các bãi đá, đảo nhân tạo được củng cố như pháo đài, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Malaysia, tướng Zulkefli Mohd Zin, phát biểu tại Diễn dàn Hương Sơn (diễn đàn an ninh diễn ra từ ngày 14 đến 18/10 tại Bắc Kinh).
Channel News Asia đưa tin, tướng Zin nói rằng, Trung Quốc khẳng định, các công trình xây dựng phục vụ mục đích dân sự, nghiên cứu biển và giúp bảo đảm hải hành an toàn trong khu vực đó.
Ảnh vệ tinh chụp đá Vành Khăn (quần đảo Trường Sa) hôm 8/9 |
Theo Reuters, phát biểu của tướng Zin là một trong những lời chỉ trích công khai hiếm hoi mà Malaysia nhằm vào Trung Quốc.
Thông thường, khác Philippines, Malaysia có cách tiếp cận thận trọng khi đương đầu Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông.
Tuy nhiên, việc Bắc Kinh 2 lần liên tiếp tập trận hải quân quanh bãi cạn James (tranh chấp giữa Malaysia, Trung Quốc đại lục và Đài Loan) khiến Kuala Lumpur thay đổi cách tiếp cận, các nhà ngoại giao cấp cao của Malaysia nói với Reuters.
Mới đây, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc xây dựng 2 đèn biển trên đá Châu Viên và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh nói rằng, hải đăng sẽ hỗ trợ nghiên cứu biển, cứu hộ, cứu nạn, an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông.
Tại Diễn đàn Hương Sơn chiều tối 17/10, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở như vậy, nhưng không nói thêm chi tiết.
Trước đó, ngày 13/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ, việc Trung Quốc xây dựng 2 ngọn hải đăng tại đá Châu Viên và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, làm tình hình thêm căng thẳng, phức tạp.
Theo nhiều chuyên gia, đi lại trên biển, tàu hàng, tàu chiến hiện đại dựa vào các thiết bị điện tử, hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS, nhưng trong một số điều kiện, đôi khi phải dùng đến hải đăng.
Nếu tàu của các nước đề cập hải đăng Trung Quốc trong nhật ký hành trình, thì có khả năng chúng sẽ được ghi nhận trong các hải đồ, hải trình quốc tế. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc có thể dựa vào đó để rêu rao rằng, về mặt pháp lý, họ đã chiếm giữ hiệu quả các bãi ngầm, các đảo tranh chấp trên biển Đông.
“Nếu tàu hải quân và các loại tàu khác của nước ngoài, trong đó có Mỹ, buộc phải sử dụng hải đăng, ghi vào nhật ký hành trình, thì việc đó có khả năng bị coi là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc một cách không chính thức”, Reuters dẫn lời ông Ian Storey - chuyên gia biển Đông công tác tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore).
Hai hải đăng củng cố một chiến lược dài hơi của Trung Quốc là dần dần “thay đổi hiện trạng trên biển”, ông Storey nhận định.
“COC là cách tốt nhất để quản lý yêu sách chủ quyền”
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein nói rằng, Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) là cách tốt nhất để quản lý các yêu sách chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông, hãng tin Malaysia Bernama đưa tin ngày 17/10.
Bộ trưởng Hussein kêu gọi các bên liên quan tăng cường tham khảo, tham vấn để nhanh chóng thiết lập COC có hiệu quả cao. Theo ông, COC sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự bảo đảm việc quản lý thích đáng các tuyến đường biển quan trọng và bầu trời mở.
Tại phiên họp toàn thể “Xu hướng an ninh châu Á-Thái Bình Dương: Thách thức và cơ hội” của Diễn đàn Hương Sơn, Bộ trưởng Hussein tuyên bố: “Lập trường của Malaysia là các vấn đề trên biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua các nền tảng đa phương”.
Ngoài ra, các bên liên quan phải tiết chế các động thái của mình. “Một cách tiếp cận ôn hòa và cân bằng hơn có thể giúp ngăn chặn nhiều vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hiện nay”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nhấn mạnh.
Nguồn: Tiền Phong
Bình luận