Hình ảnh khán giả phố núi làm mọi cách để vào sân trận chung kết U21 quốc tế và bầu Đức đứng bất lực nhìn sân Pleiku vỡ đăng trên các báo, thật sự biết nói.
1. Với lượng khán giả khủng khiếp như thế, sức chứa sân Pleiku chỉ 12.000 khán giả, sân không vỡ mới là lạ. Cái sự vỡ đã được cảnh báo từ năm ngoái, khi giải U21 quốc tế tổ chức ở phố núi, khán giả cũng như nêm.
Lâu lắm rồi, không khí bóng đá ở Pleiku không còn bay bổng nữa. Kể từ năm 2004 (tức khi HA.GL vô địch lần 2), chỉ 2 năm qua giải đấu lứa tuổi U21 mới đủ sức làm sống dậy một dĩ vãng hoàng kim chưa quá xa của HA.GL. Không khí Pleiku hôm chung kết U21 quốc tế làm người ta nhớ đến ngày người dân phố núi rồng rắn đón Kiatisuk, Dusit, Chukiat trên xe mui trần, chạy lòng vòng ra mắt phố núi gió lộng. Cộng với dàn sao Việt, HA.GL thời đó luôn đủ sức làm 4 phía khán đài Pleiku dậy sóng.
Chưa hết, mỗi lần đội bóng áo trắng hạ sơn, họ như một thỏi nam châm, có sức hút không đội nào bằng. Do đó, việc tiếp đón HA.GL vừa khiến đội chủ sân sợ (về chuyên môn), nhưng lại khấp khởi mừng vì bán được vé.
Việc HA.GL giờ không còn đủ hấp lực, sân Pleiku vắng vẻ ở V-League, cũng là thực trạng chung của các CLB hiện nay. Quả là nỗi buồn dai dẳng, là nghịch lý bởi đa số các CLB đều đổ tiền rất nhiều cho hoạt động bóng đá.
Cầu thủ hưởng lợi từ bóng đá rất nhiều, toàn nghe nói chuyện nhượng tiền nhiều tỷ, nhưng chất lượng sản phẩm mà họ làm ra thì không được khán giả đón nhận, thậm chí là thất vọng. Việc thống kê những trận đấu ở V-League có lượng khán giả lèn kín 4 khán đài là khó khăn, còn vỡ sân là cực hiếm.
2. Vậy mà chỉ một giải trẻ, sân Pleiku đã vỡ. Bầu Đức, trong bối rối, hẳn ước ao một ngày nào đó HA.GL của ông sẽ khiến người hâm mộ phố núi phát cuồng vì đội nhà như giải U21? Cách đó không lâu, người dân Ninh Thuận cũng đã có những bữa tiệc bóng đá đầy nồng nhiệt và xúc cảm.
Rõ ràng, việc khán giả Ninh Thuận khao khát tỉnh nhà có một đội bóng đỉnh cao (chí ít là hạng Nhất) là có thực. Bóng đá thực sự là môn thể thao có thể mang lại những niềm vui, nhiều khi vô ưu, những cảm xúc đặc biệt. V-League, ngoài sản phẩm là các trận đấu chưa đáp ứng được yêu cầu khán giả, cũng không mang lại những khoảnh khắc đặc biệt mang tên bóng đá.
Đấy có lẽ là lý do, tranh thủ lúc cơn bão bóng đá giải U21 chưa bão hòa, SHB.Đà Nẵng đã thuyết phục Ninh Thuận mua đội hạng Nhất với giá khiêm tốn, nhưng lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận vẫn không nhận lời.
Cái sân Pleiku bị vỡ, đấy là quyền lực của bóng đá trẻ khi cầu thủ thi đấu khát khao để mong vượt giới hạn bản thân, mong tạo được bước ngoặt số phận cho cuộc đời đá bóng chuyên nghiệp. Sân Pleiku tái diễn hình ảnh như VCK U16 châu Á 2000 trên sân Đà Nẵng. Bóng đá trẻ luôn dành được tình cảm thiết tha của khán giả. Dĩ nhiên, để giải đấu mang lại thành công về khán giả, hiệu ứng về thương hiệu, là cả một nghệ thuật mà có lẽ VFF và VPF phải suy ngẫm. VFF Cup sắp tới chắc gì đã hấp dẫn khán giả như thế?
Cuối cùng, cái sân Pleiku bị vỡ nhưng đội nhà không thể vô địch, kể cũng đáng tiếc cho khán giả phố núi cũng như BTC giải. Đây không phải là lần đầu tiên các ĐT trẻ chúng ta phải nhường Cúp cho đội khách, lần này là đại kình địch Malaysia. Lại một bài học cho các cầu thủ trẻ: nhiệt huyết có thừa nhưng đá bóng không bằng cái đầu lạnh, thiếu bản lĩnh, rất khó lập được đại công. Bao nhiêu lần bóng đá ta lỡ hẹn giấc mơ vàng, khi tưởng đã cầm chắc trong tay.
Lại điệp khúc đáng tiếc, khi chúng ta có khán giả đông đến vỡ sân, vẫn không làm đối thủ cóng chân để chuyển hóa được bằng chức vô địch.
Giả như trận chung kết U21 này là cuộc chiến giành HCV SEA Games 27 với Malaysia thì sao? Ơn trời, không phải!
1. Với lượng khán giả khủng khiếp như thế, sức chứa sân Pleiku chỉ 12.000 khán giả, sân không vỡ mới là lạ. Cái sự vỡ đã được cảnh báo từ năm ngoái, khi giải U21 quốc tế tổ chức ở phố núi, khán giả cũng như nêm.
Lâu lắm rồi, không khí bóng đá ở Pleiku không còn bay bổng nữa. Kể từ năm 2004 (tức khi HA.GL vô địch lần 2), chỉ 2 năm qua giải đấu lứa tuổi U21 mới đủ sức làm sống dậy một dĩ vãng hoàng kim chưa quá xa của HA.GL. Không khí Pleiku hôm chung kết U21 quốc tế làm người ta nhớ đến ngày người dân phố núi rồng rắn đón Kiatisuk, Dusit, Chukiat trên xe mui trần, chạy lòng vòng ra mắt phố núi gió lộng. Cộng với dàn sao Việt, HA.GL thời đó luôn đủ sức làm 4 phía khán đài Pleiku dậy sóng.
Chưa hết, mỗi lần đội bóng áo trắng hạ sơn, họ như một thỏi nam châm, có sức hút không đội nào bằng. Do đó, việc tiếp đón HA.GL vừa khiến đội chủ sân sợ (về chuyên môn), nhưng lại khấp khởi mừng vì bán được vé.
Sự cố sân Pleiku bị vỡ trong trận chung kết giải U21 quốc tế đã khiến bầu Đức phát sốt. |
Việc HA.GL giờ không còn đủ hấp lực, sân Pleiku vắng vẻ ở V-League, cũng là thực trạng chung của các CLB hiện nay. Quả là nỗi buồn dai dẳng, là nghịch lý bởi đa số các CLB đều đổ tiền rất nhiều cho hoạt động bóng đá.
Cầu thủ hưởng lợi từ bóng đá rất nhiều, toàn nghe nói chuyện nhượng tiền nhiều tỷ, nhưng chất lượng sản phẩm mà họ làm ra thì không được khán giả đón nhận, thậm chí là thất vọng. Việc thống kê những trận đấu ở V-League có lượng khán giả lèn kín 4 khán đài là khó khăn, còn vỡ sân là cực hiếm.
2. Vậy mà chỉ một giải trẻ, sân Pleiku đã vỡ. Bầu Đức, trong bối rối, hẳn ước ao một ngày nào đó HA.GL của ông sẽ khiến người hâm mộ phố núi phát cuồng vì đội nhà như giải U21? Cách đó không lâu, người dân Ninh Thuận cũng đã có những bữa tiệc bóng đá đầy nồng nhiệt và xúc cảm.
Rõ ràng, việc khán giả Ninh Thuận khao khát tỉnh nhà có một đội bóng đỉnh cao (chí ít là hạng Nhất) là có thực. Bóng đá thực sự là môn thể thao có thể mang lại những niềm vui, nhiều khi vô ưu, những cảm xúc đặc biệt. V-League, ngoài sản phẩm là các trận đấu chưa đáp ứng được yêu cầu khán giả, cũng không mang lại những khoảnh khắc đặc biệt mang tên bóng đá.
Đấy có lẽ là lý do, tranh thủ lúc cơn bão bóng đá giải U21 chưa bão hòa, SHB.Đà Nẵng đã thuyết phục Ninh Thuận mua đội hạng Nhất với giá khiêm tốn, nhưng lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận vẫn không nhận lời.
Cái sân Pleiku bị vỡ, đấy là quyền lực của bóng đá trẻ khi cầu thủ thi đấu khát khao để mong vượt giới hạn bản thân, mong tạo được bước ngoặt số phận cho cuộc đời đá bóng chuyên nghiệp. Sân Pleiku tái diễn hình ảnh như VCK U16 châu Á 2000 trên sân Đà Nẵng. Bóng đá trẻ luôn dành được tình cảm thiết tha của khán giả. Dĩ nhiên, để giải đấu mang lại thành công về khán giả, hiệu ứng về thương hiệu, là cả một nghệ thuật mà có lẽ VFF và VPF phải suy ngẫm. VFF Cup sắp tới chắc gì đã hấp dẫn khán giả như thế?
Cuối cùng, cái sân Pleiku bị vỡ nhưng đội nhà không thể vô địch, kể cũng đáng tiếc cho khán giả phố núi cũng như BTC giải. Đây không phải là lần đầu tiên các ĐT trẻ chúng ta phải nhường Cúp cho đội khách, lần này là đại kình địch Malaysia. Lại một bài học cho các cầu thủ trẻ: nhiệt huyết có thừa nhưng đá bóng không bằng cái đầu lạnh, thiếu bản lĩnh, rất khó lập được đại công. Bao nhiêu lần bóng đá ta lỡ hẹn giấc mơ vàng, khi tưởng đã cầm chắc trong tay.
Lại điệp khúc đáng tiếc, khi chúng ta có khán giả đông đến vỡ sân, vẫn không làm đối thủ cóng chân để chuyển hóa được bằng chức vô địch.
Giả như trận chung kết U21 này là cuộc chiến giành HCV SEA Games 27 với Malaysia thì sao? Ơn trời, không phải!
Ngọc Hòa - Thể thao văn hóa
Bình luận