• Zalo

Từ bầu Thụy, bầu Trường, bầu Đệ đến tuyên bố bỏ giải của FLC Thanh Hóa

Thể thaoChủ Nhật, 22/01/2017 10:40:00 +07:00Google News

Chỉ có ở bóng đá Việt Nam, khi năm nào cũng có ông bầu dọa bỏ giải.

Điều đáng nói, không phải ai cũng dọa và gây áp lực để đấu tranh đòi hưởng lợi mà có những ông bầu bỏ thật, khi có được thời cơ, lý do chính đáng và bóng đá hết giá trị lợi dụng… 

Từ bầu Thụy và Xuân Thành Sài Gòn

Sài Gòn Xuân Thành là một trường hợp kỳ lạ, có thể coi là “độc nhất, vô nhị” trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

Ở giai đoạn bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam lên cao trào mà nhiều doanh nghiệp, ông bầu nhảy vào làm bóng đá, ông bầu Nguyễn Đức Thụy cũng đột nhiên yêu bóng đá. Đầu tư vào đội hạng Nhì Hà Tĩnh nhưng thất bại trong việc lên hạng Nhất, “đại gia” đất Ninh Bình này bỏ luôn đội cùng rất nhiều tuyên bố to tát, những kế hoạch hoành tráng vẽ ra mới trước đó.

Thanh Hoa_SXTY

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết (trái) tuyên bố bỏ V-League nếu án phạt của Omar không được giảm

Để làm bóng đá chuyên nghiệp nhanh gọn, bầu Thụy mua luôn suất hạng Nhất của đội bóng mới lên hạng Hòa Phát V&V, chuyển vào TPHCM và đổi tên thành Xuân Thành Sài Gòn.

Không chỉ đổ ra cả đống tiền làm náo loạn thị trường chuyển nhượng và đẩy giá cầu thủ lên cao chót vót cùng với rất nhiều chuyện lạ đời như liên tục đổi tên, bầu Thụy còn được nhớ đến khi có ít nhất 3 lần dọa bỏ giải.

Sau trận Siêu Cúp QG 2012 mà Xuân Thành Sài Gòn thất bại, bị nghi ngờ tiêu cực khi Ban tư vấn đạo đức của VPF đưa ra tin nhắn cảnh báo về việc đội bóng này sẽ “đá cuội” rồi diễn biến, kết quả trên sân y hệt, bầu Thụy cho rằng đội bóng bị “phá” nên tuyên bố tính đến phương án giải tán bóng đá. 

Trước đó, vài lần ông bầu vừa vào làm bóng đá này dọa bỏ giải, khi đòi mang tặng đội bóng cho TPHCM và ở Hội thảo bóng đá chuyên nghiệp, chuẩn bị cho mùa giải 2013, ông Thụy phản ứng việc “1 ông chủ 2 đội bóng” (bầu Hiển với ảnh hưởng tới Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng).

Dọa và ông Thụy bỏ bóng đá sau đó, khi nhường ghế Chủ tịch CLB cho em ruột là Nguyễn Xuân Thủy. Tuy nhiên, chưa hết mùa giải 2013 thì Xuân Thành Sài Gòn bỏ thật, lý do là bất bình với án phạt của Ban kỷ luật sau trận thua “bốc mùi” trên sân Kienlongbank Kiên Giang.

Thực chất, việc phản ứng với án kỷ luật của của BTC, Ban kỷ luật chỉ là cái cớ và án phạt đó là cơ hội để Xuân Thành Sài Gòn bỏ bóng đá, khi muốn dừng cuộc chơi từ lâu do những mục đích ban đầu khi đến với bóng đá không đạt được. Thật may, sự “non tay” của những người làm công tác tổ chức đã thành may mắn với đội bóng này, để họ “bỏ của chạy lấy người”.

Từ bầu Trường với Vissai Ninh Bình 

Giống như người đồng hương vào làm bóng đá sau là bầu Thụy, bầu Trường nổi tiếng với cách làm không giống ai. Hứng thú với bóng đá sau trận Siêu Cúp QG 2009 được lần đầu tiên tổ chức ở sân Ninh Bình mà Xi măng Vinakansai là nhà tài trợ, ông mua lại đội hạng Nhất Ngói Đồng Tâm Long An, chuyển về Ninh Bình chơi chuyên nghiệp.

bau.thuy...a.nv_rsud

Bầu Thuỵ của Xuân Thành Sài Gòn

Tiền và rất nhiều tiền, Vinakansai Ninh Bình đưa nhà môi giới Trần Tiến Đại về làm GĐĐH và đội bóng trở thành “chợ cầu thủ”, với những bản hợp đồng “làm loạn” giải đấu.

 
Bóng đá trở thành “gánh nặng” và Vissai Ninh Bình “chỉ chờ có thế” khi vụ tiêu cực ở AFC Cup 2013 bị khui ra ánh sáng, đội bóng bị xóa sổ chính thức.

Ở đội bóng kỳ dị từng được ví như một thứ “quái thai bóng đá” này, có không biết bao chuyện hài. Bi hài nhất, đó là việc họ muốn “bỏ chạy” khỏi bóng đá nhưng không có cách nào. Buông lỏng quản lý, nợ tiền bạc đến mức cả đội tổ chức “đình công” trước thềm mùa giải 2013 và bầu Trường tuyên bố sẵn sàng giải tán đội bóng, khi cho rằng cầu thủ “phụ” mình.

Bóng đá trở thành “gánh nặng” và Vissai Ninh Bình “chỉ chờ có thế” khi vụ tiêu cực ở AFC Cup 2013 bị khui ra ánh sáng, đội bóng bị xóa sổ chính thức.

Cho đến tận bây giờ, vụ án tiêu cực với sự tham gia của 9 cầu thủ Ninh Bình vẫn là một nỗi đau với bóng đá Việt Nam. Và trong vụ việc tai tiếng này, giới bóng đá vẫn cho rằng các cầu thủ là “thủ phạm” nhưng cũng là “nạn nhân”. Bởi trong bối cảnh bị nợ nần, trong lòng đội bóng tồn tại nhều vấn đề nghịch lý và cả việc đi đá AFC Cup nhưng không được quan tâm, không có tiền và “thả cửa” nên sân chơi này trở thành một “cái bẫy” để rồi có đến gần nửa đội bóng bị “vào tròng”.

Đến tuyên bố của Chủ tịch tập đoàn FLC và một câu hỏi

“Tôi cảm thấy rất thất vọng về cách hành xử của Ban Kỷ luật, dù hiểu Omar xứng đáng phải nhận án kỷ luật vì hành vi thiếu kiềm chế. Án phạt này không khiến chúng tôi cảm thấy tâm phục khẩu phục.

trinhvanquyet660

FLC khẳng định vẫn đồng hành cùng đội bóng FLC Thanh Hoá

Mùa giải 2017 vừa mới bắt đầu, FLC Thanh Hóa đang dẫn đầu với phong độ rất thuyết phục mà người ta lại ban hành án treo giò tới 8 trận cho tiền đạo chủ lực của chúng tôi thì khác nào muốn triệt đi khao khát vô địch của CLB FLC Thanh Hóa.

 
Tôi khẳng định nếu bản án kỷ luật của Omar không được xem xét lại một cách nghiêm túc thì FLC sẽ rút khỏi V.League.

Trịnh Văn Quyết

Tôi khẳng định nếu bản án kỷ luật của Omar không được xem xét lại một cách nghiêm túc thì FLC sẽ rút khỏi V.League. Khi quyết định đầu tư vào bóng đá, chúng tôi mong muốn có môi trường cạnh tranh sòng phẳng, tạo ra sân chơi tốt cho bóng đá Việt Nam, nuôi dưỡng những nhân tố tốt để cống hiến cho ĐTQG nhưng nếu nhận thấy tiêu chí công bằng của cuộc chơi không được bảo 

Nếu Ban Kỷ luật vẫn giữ nguyên cách xử lý như vậy thì tôi cảm thấy không thể còn duy trì được niềm tin để tiếp tục đồng hành với bóng đá Việt Nam...”.

Phải ứng với án phạt dành cho Omar, Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tuyên bố như thế trên báo Thể thao & Văn hóa.

Sau tình huống chơi xấu trả đũa dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp ở vòng 2 trong trận đấu với Sanna Khánh Hòa BVN và có hành vi khiếm nhã, khiêu khích khán giả, tiền đạo Omar bị Ban kỷ luật VFF phạt 30 triệu và treo giò 8 trận. Đây là án phạt nghiêm khắc, khi BTC và Ban kỷ luật chọn làm “án điểm”, như tinh thần quán triệt mà Tổng cục TDTT, VFF yêu cầu trước thềm mùa giải 2017. 

Clip: Phản ứng của Omar bị trừng phạt thích đáng

Theo quy định, nếu không thuyết phục với án phạt của Ban kỷ luật, FLC Thanh Hóa có thể gửi đơn lên Ban giải quyết khiếu nại VFF. Tuy nhiên, đội bóng xứ Thanh lại chọn cách dọa bỏ giải, gây áp lực lên Ban kỷ luật, BTC giải và VPF theo cách khá phản cảm, khiến nhiều ý kiến phản đối cách hành xử của người đứng đầu đơn vị tài trợ, đỡ đầu cho bóng đá Thanh Hóa.

Thậm chí, vấn đề còn bị đẩy đi xa khi những câu hỏi nghi ngờ xuất hiện. Và không ít ngươi tin rằng, không phải bỗng dưng người đừng đầu tập đoàn FLC lại có những phát ngôn gây chấn động như thế, khi gần như trước đó rất hiếm khi xuất hiện, liên quan đến đời sống bóng đá và FLC Thanh Hóa còn có vị Chủ tịch là Doãn Văn Phương vốn là người của FLC cử sang quản lý, điều hành đội bóng.

Đó là cách gây áp lực để giảm án phạt mà Ban kỷ luật vừa đưa ra và đơn giản là một phản ứng tức thời, do bất bình sau một án phạt nghiêm khắc mà FLC Thanh Hóa bị ảnh hưởng nặng nề đến sức mạnh và khả năng đua tranh vô địch khi mất chân sút chủ lực Omar đến 8 trận, hay phía sau đó là cái gì?

FLC Thanh Hóa sẽ gửi đơn tới Ban giải quyết khiếu nại VFF và giờ thì đúng là một “ca khó”. Nếu án kỷ luật được giảm xuống khi lỗi của Omar được xem xét với những tình tiết giảm nhẹ, tất cả đều thành dở từ Ban kỷ luật, Ban giải quyết khiếu nại tới VPF, BTC giải. Còn nếu giữ nguyên, biết đâu đó ông Quyết sẽ không “nói cho vui” mà bỏ bóng đá thật như tuyên bố.  

Thêm một vụ bi hài và hãy cùng chờ đợi, khi bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam lại xuất hiện một tuyên bố sẵn sàng bỏ giải nữa, từ một doanh nghiệp nhảy vào làm bóng đá.

Khi còn cầm Thanh Hóa, để phản đối VPF và BTC giải, bầu Đệ từng đăng đàn tuyên bố “nếu VPF vẫn điều hành giải thì CLB Thanh Hóa vẫn sẽ tham gia nhưng trên tinh thần chấp hành sự chỉ đạo của VFF. Nếu họ chấp nhận cho chúng tôi chơi thì chơi còn không chúng tôi sẽ bỏ giải!".

Trước thềm mùa giải 2017 có thông tin FLC rút khỏi bóng đá Thanh Hóa sau hơn 3 năm gắn bó. Từ tháng 12.2016, tập đoàn FLC đã thoái vốn khỏi Công ty cổ phần bóng đá FLC Thanh Hóa (được thành lập với vốn điều lệ 50 tỉ đồng do 3 cổ đông chính là Tập đoàn FLC (80% vốn điều lệ), ông Doãn Văn Phương, Chủ tịch CLB bóng đá FLC (10%) và ông Lê Thành Vinh (10%).

(Nguồn: laodong.com.vn)
Bình luận
vtcnews.vn