Thủ tướng Hun Sen tuyên bố 'Việt Nam không phải là ông chủ của tôi mà tôi phải trung thành với họ' khi đáp trả một bình luận trên facebook cá nhân liên quan mối quan hệ của Campuchia với Việt Nam hiện nay.
Nhận định về phát biểu này, TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng: "Trước cuộc bầu cử sắp tới, thái độ quay ngoắt lại nhằm thanh minh với dư luận rằng 'Việt Nam không phải là ông chủ' của Thủ tướng Campuchua Hun Sen là không cần thiết".
- Hôm 2/8, Phnom Penh Post dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói 'Việt Nam không phải là ông chủ nên không cần phải trung thành'. Trong khi trước đây, chỉ năm 2013 thôi, chính ông Hun Sen đã hết lời cảm ơn Việt Nam đã giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại nạn diệt chủng Pol Pot. Là những người yêu mến đất nước, nhân dân Campuchia và từng yêu mến ông Hun Sen, chúng tôi cảm thấy rất buồn và bất bình...
Từ trước đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia hết sức bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và tìm mọi biện pháp để duy trì sự ổn định ở đất nước chùa tháp.
Tuy nhiên, tình hình chính trị nội bộ của Campuchia hết sức phức tạp, một phần do sự đối lập giữa các đảng phái và sự thiếu hụt các lập trường, quan điểm rõ ràng.
Điều đó khiến dư luận có điều kiện lan tỏa những thông tin không có lợi cho thanh thế của lãnh đạo Campuchia cũng như Đảng CPP cầm quyền.
Trước cuộc bầu cử sắp tới, thái độ quay ngoắt lại nhằm thanh minh với dư luận rằng 'Việt Nam không phải là ông chủ' của Thủ tướng Campuchua Hun Sen là không cần thiết.
TS. Trần Công Trục
Vì vậy, ông Hun Sen có thể nói đang tìm cách cứu vãn uy tín của mình bằng những phát biểu mà một bộ phận người dân Campuchia muốn nghe. Phát biểu này của ông Hun Sen cho thấy ông muốn tỏ ra không liên quan gì đến Việt Nam.
Tuy nhiên, động thái này có thể 'con dao 2 lưỡi' lợi bất cập hại.
- Là sao ạ?
Những phát biểu này thể hiện sự thiếu chung thủy, trước sau không như một của lãnh đạo Campuchia. Ngoài ra, nếu tiếp tục cho những phát biểu tương tự, dư luận sẽ càng nhìn rõ thêm về điểm yếu của các lãnh đạo Campuchia.
Chưa kể đến, phát biểu này còn cho thấy động cơ không trong sáng trong các mối quan hệ.
Trước cuộc bầu cử sắp tới, thái độ quay ngoắt lại nhằm thanh minh với dư luận rằng 'Việt Nam không phải là ông chủ' của Thủ tướng Campuchua Hun Sen là không cần thiết.
Đây không phải là cách tăng cường uy tín hợp lý mà còn có thể gây hại cho ông Hun Sen và đảng của mình.
- Trước đó, Thủ tướng Hun Sen nói Đảng cầm quyền Campuchia phản đối phán quyết của Tòa trọng tài về đường lưỡi bò trên Biển Đông, theo ông, mục đích của tuyên bố này là gì?
Gần đây, Thủ tướng Hun Sen không dưới 3 lần lên tiếng đe dọa phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực The Hague. Với một thái độ tỏ ra thiếu kiềm chế, Thủ tướng Hun Sen, một chính khách lão luyện, lớn tiếng nhắc đi nhắc lại cùng một nội dung rằng:
"Tôi xin tuyên bố rằng lập trường của Campuchia là sẽ không ra bất kỳ tuyên bố nào ủng hộ phán quyết của Hội đồng Trọng tài. Campuchia sẽ có tuyên bố của riêng mình."
"Đây không phải vấn đề pháp lý, nó hoàn toàn là về chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của Tòa. Vụ kiện này là một âm mưu chính trị giữa một số quốc gia và Tòa án".
- Phát ngôn vậy liệu có đúng về tình và lý không, thưa Tiến sỹ?
Thủ tướng Hun Sen hoàn toàn có quyền phát biểu, có quyền tuyên bố về bất kỳ vấn đề gì mà Thủ tướng cho là cần thiết và có lợi cho mình, cho đất nước mình.
Chúng ta vẫn phải lắng nghe, suy ngẫm và cũng có thể có ý kiến bình luận đúng sai, thậm chí có thể có quyền lên tiếng phản bác, nếu những tuyên bố đó gây ảnh hưởng và vi phạm đến các quyền và lợi ích chính đáng của chúng ta.
Vì vậy, trước khi đưa ra những phản ứng thích hợp, có lẽ chúng ta nên cùng nhau phân tích mục đích thật sự mà Thủ tướng Hun Sen đã đưa ra tuyên bố không ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài.
- Ý ông Hun Sen là phán quyết của Tòa trọng tài “không phải là vấn đề pháp lý, hoàn toàn là về chính trị”?
Có lẽ hầu hết mọi người, kể cả những người không phải là luật sư, luật gia, chuyên gia pháp lý, cũng đều dễ dàng nhận ra bản chất đích thực của vụ kiện này mà nội dung của nó là Philippines đơn phương kiện về việc Trung Quốc giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982 khi đưa ra các yêu sách phi lý vi phạm đên các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia xung quanh Biển Đông.
Video Tòa trọng tài bác bỏ yêu sách 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc ở Biển Đông
Thứ hai, có một vấn đề có lẽ cũng không nên bỏ qua. Theo thủ tục xét xử của Tòa trọng tài, Campuchia không phải là một bên liên quan của vụ án, không phải là bên nguyên hay bên bị, càng không phải là đại diện có thẩm quyền cho một bên nào trong vụ kiện này.
Vì vậy, việc Thủ tướng Hun Sen có lên tiếng tuyên bố ủng hộ hay phản đối hay không cũng không mang lại giá trị pháp lý và càng không có tác động gì đến việc Tòa trọng tài ra phán quyết.
Vì đây đâu phải là một vấn đề chính trị theo cách lập luận suy diễn của Thủ tướng Hun Sen. Nó hoàn toàn là một vấn đề pháp lý, phù hợp với quy định của UNCLOS 1982.
Thủ tướng Hun Sen, người đứng đầu một cơ quan hành pháp của một quốc gia, chắc chắn quá tường tận thủ tục pháp lý sơ đẳng này.
- Lập trường này có lợi thế nào với quan hệ Campuchia - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay?
Xét về quan hệ chính trị , kinh tế, an ninh quốc phòng giữa Campuchia – Trung Quốc trong tình hình hiên nay thì có thể thấy rằng đây là cách ứng xử mang tính thực dụng.
Đây là tính toán chính trị vào thời điểm nhạy cảm trước ngày bầu cử để tranh giành quyền lực tại đất nước chùa tháp có nhiều đảng phái chính trị mà đa phần đều bi tác động bởi sự “hà hơi tiếp sức” từ phía Trung Quốc.
Thậm chí đã có lực lượng chính trị công khai tuyên bố coi Trung Quốc là vị “cứu tinh” của đất nước Campuchia, là “tương lai của nhân loại”.
- Có ý kiến cho rằng, việc phủ nhận luật pháp quốc tế như vậy chỉ đem lại cái lợi trước mắt nhưng về lâu về dài Campuchia sẽ bị tổn hại nghiêm trong. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
Thủ tướng Hun Sen đã không dấu giếm lý do dẫn đến tuyên bố nói trên là vì ông phải chăm lo cho quyền lợi của Campuchia.
Mọi người đều biết rằng Trung Quốc không tiếc tiền để viện trợ cho Campuchia, tất nhiên là để phục vụ những mục đích và động cơ của mình.
Trên thực thế, không riêng gì Campuchia, nhiều quốc gia đang phát triển, thậm chí kể cả một vài nước khá giả, cũng rất khát vốn, cưỡng lại các món hời này từ Bắc Kinh là điều không thể.
Nhiều nhà phân tích quốc tế kể cả một số học giả Campuchia tin rằng, rất có thể Trung Quốc thông qua hoạt động viện trợ và đòn bẩy tài chính, kinh tế, thương mại, chính trị, ngoại giao để gây sức ép lên các quốc gia này.
Phải chăng đó chính là lý do, là động cơ đích thực của những tuyên bố nói trên và đó cũng chính là những lợi ích trước mắt mà Thủ tướng Hun Sen nhằm tới để trục lợi? Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì có lẽ sẽ là “lợi bất cập hại”.
Xin cảm ơn ông!
Bình luận