(VTC News) - Số tiền quảng cáo mà các chương trình truyền hình thực tế đem lại cho cả nhà đài lần nhà sản xuất khiến người ta không khỏi giật mình.
Nhà đài "ăn dày"?
Hiện nay, cơ chế hợp tác giữa các đài truyền hình với các đại gia sản xuất truyền hình thực tế vẫn khá giống việc hợp tác sản xuất phim truyền hình thời gian trước. Muốn chen chân lên sóng của VTV, các đại gia sản xuất truyền hình thực tế buộc phải thỏa mãn ba điều kiện.
Thứ nhất, chương trình phải có lượng rating cao, tức là có nhiều người xem. Thứ hai, chương trình phải đảm bảo đủ số mẩu quảng cáo do nhà đài quy định. Số mẩu quảng cáo này được xác định theo rất nhiều cách khác nhau.
Các chương trình thực tế nhảy vào khung giờ nào sẽ được tính lượng quảng cáo theo khung giờ đó. Với chương trình nhảy vào các khung giờ có lượng quảng cáo ít, nhà đài sẽ áp mức thu quảng cáo cao nhất mà chương trình phát sóng trước trên khung giờ đó đã đạt được. Mỹ Lệ bị dư luận phản ứng dữ dội khi quảng cáo mì gói phản cảm trên truyền hình.
Còn với các chương trình nhảy vào các khung giờ trước đó là các show thực tế hot thì lượng quảng cáo sẽ được tính theo con số trung bình của cả mùa phát sóng chương trình trước đó.
Thứ ba, việc hợp tác với nhà đài để sản xuất chương trình thực tế có muôn nẻo khuất. Câu chuyện chỉ có người trong cuộc mới biết được. Đôi khi chính các đối thủ của họ cũng không tường tận ngọn ngành.
Nhà đài dùng phương pháp chia để trị với các đại gia truyền thông. Điều kiện mà các đại gia này phải chịu với nhà đài tùy thuộc vào các tiềm lực kinh tế, năng lực sản xuất và mối quan hệ đối tác với nhà đài.
Nếu như trước đây, khi thời phim truyền hình mới nở rộ. Nhà đài còn rộng rãi chia phần trăm quảng cáo theo những tỷ lệ thỏa thuận với nhà sản xuất. Thì nay trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các đại gia truyền hình thực tế, nhà đài đã trở nên tham lam hơn.
Đơn cử như VTV, hiện đài này được cho là có cơ chế thoáng nhất với các nhà sản xuất truyền hình thực tế. Do đó mà hầu hết các đại gia trong lĩnh vực này đều đang đua nhau chiếm sóng trên VTV3 những ngày cuối tuần.
Giám đốc một công ty truyền thông có chương trình thực tế phát trên giờ vàng VTV3 cho biết, công ty của chị chen chân được vào sóng VTV3 sở dĩ là vì có mối quan hệ rất lâu năm với đơn vị này.
Theo đó, VTV3 sẽ áp mức quảng cáo cho chương trình thực tế của công ty dựa trên mức quảng cáo cao nhất mà chương trình phát sóng trước đó thu được. Vị giám đốc này bảo cũng may mà chương trình trước rating thấp, lượng quảng cáo ít, mỗi số phát sóng chỉ thu được 600 - 700 triệu nên chương trình của chị dễ thở hơn.
VTV3 áp mức 600 triệu cho chương trình. Nhà đài cũng sẽ trả tiền sản xuất các tập phát sóng theo thống nhất hạch toán giữa họ với nhà sản xuất. Số tiền thu được từ quảng cáo, nếu thấp hơn mức 600 triệu thì nhà sản xuất phải bù lỗ cho đài. Cao hơn thì sẽ cộng dồn, đến khi chương trình kết thúc, nhà đài sẽ hạch toán tổng lợi nhuận từ quảng cáo.
Sau đó, lấy số lợi nhuận này trừ đi số tiền quảng cáo cam kết, 600 - 700 triệu đã nói ở trên, và số tiền sản xuất các tập phát sóng cho đơn vị sản xuất, lãi thừa ra sẽ thuộc về nhà đài. Nếu số lượng quảng cáo nhiều đột biến, ở một mức quy định nào đó do nhà đài đặt ra, nhà sản xuất sẽ được thưởng thêm phần trăm hoa hồng từ số tiền tăng trên. Số phần trăm mà đơn vị sản xuất được hưởng cũng phụ thuộc vào thế lực của mỗi công ty.
Hiện nay, trung bình mỗi chương trình thực tế phát sóng trên VTV3 cuối tuần có khoảng 40 mẩu quảng cáo. Giá quảng cáo trung bình cho các mẩu quảng cáo dài 10-15-20-30 giây lần lượt là 90-108-135-180 triệu đồng. Tạm tính ở mức này, bởi hầu hết các chương trình đều có mức giá cao hơn khi vào mùa phát sóng.Với cơ chế xã hội hóa hiện nay, các đài như VTV3 chỉ việc ngồi mát ăn bát vàng.
Tính sơ bộ có thể thấy, mỗi chương trình nhà đài thu về trên gần 10 tỷ đồng. Một chương trình thực tế hiện như The Voice Vietnam 2012, có 23 tập phát sóng, lượng tiền quảng cáo thu về không dưới 100 tỷ.
Theo vị giám đốc công ty truyền thông trên cho biết, hiện nay nhà đài trả mức phí sản xuất cho các tập ghi hình trước trong các chương trình thực tế khoảng 600 - 700 triệu. Với các tập phát sóng trực tiếp trên sân khấu lớn, mức phí sẽ được tính tùy theo độ đầu tư của chương trình. Nhưng con số lớn nhất có thể lên đến 1,5 - 2 tỷ đồng.
Như vậy có thể thấy, sau khi trừ chi phí sản xuất cho các công ty truyền thông, nhà đài vẫn thu được một số lãi khổng lồ, có thể lên đến trăm tỷ, từ các chương trình thực tế. Đáng nói hơn, với cơ chế xã hội hóa này, các đài như VTV3, HTV7 chỉ việc “ngồi mát ăn bát vàng”.
Nhà đài không phải bỏ tiền ra mua bản quyền chương trình. Số tiền này nhiều khi là khá lớn,như Vietnam Idol mùa đầu tiên được mua với giá 2 triệu USD. Mọi công đoạn sản xuất, truyền thông, quảng bá cho chương trình đều do các công ty truyền thông làm.
Nhà sản xuất kiếm tiền tỷ không khó
Nhìn vào cách tính ở trên thì có thể thấy các đơn vị truyền thông hợp tác sản xuất chương trình thực tế với VTV3, HTV7 có vẻ đang không có phần trong miếng bánh vàng. Nhưng thực tế lại vô cũng khác.
Theo đại diện một hãng xe máy cho biết, chương trình thực tế Project Runwaymới lên sóng ngày 28/4 vừa qua đã mời hãng này làm nhà tài trợ cho chương trình với hợp đồng 150.000 USD (3 tỷ đồng).
Nhà sản xuất chương trình hứa sẽ trả quảng cáo cho hãng bằng cách cho xe của hãng trở thành cảm hứng sáng tạo trong một tập của chương trình, có thể trong các tập khi được sẽ cho xe của hãng này làm nền trong các buổi ghi hình.
Cũng theo vị đại diện trên thì hợp đồng mời tài trợ của Roject Runway với hãng này chưa phải là lớn nhất. Hợp đồng khủng thuộc về các đại gia bất động sản, nơi cho chương trình mượn nhà ghi hình. Số tiền có thể lên đến 200.000 - 3000.000 USD. Bởi tên công ty và tên dự án tòa nhà sẽ xuất hiện trong tất cả các tập phát sóng trên truyền hình.Theo đại diện một hãng xe máy cho biết, chương trình thực tế Project Runway mới lên sóng ngày 28/4 vừa qua đã mời hãng này làm nhà tài trợ cho chương trình với hợp đồng 150.000 USD (3 tỷ đồng).
Nhìn vào kết cấu của các chương trình thời trang như Project Runway hay Vietnam’s Next Top Model có thể thấy, chương trình nếu tận dụng khéo sẽ mời được vô số các nhà tài trợ. Thế nên mới có chuyện Vietnam’s Next Top Model trở thành một chương trình quảng cáo mỹ phẩm, điện thoại, xe máy, chung cư, khách sạn. Mà mở tập nào ra cũng có những phân ố á của các thí sinh với nhãn hàng được quảng cáo.
Ở The Voice Vietnam, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, tuy không chen được nhiều nhãn hàng quảng cáo vào các tập phát sóng như Project Runway hay Vietnam’s Next Top Model nhưng các chương trình này vẫn có thu nhập khủng từ các nhà tài trợ.
Dễ nhận thấy hiện nay The Voice Vietnam 2012 có nhãn hàng Samsung bảo trợ. Cặp đôi hoàn hảo là thương hiệu mì gói lớn Hảo Hảo. Bước nhảy hoàn vũ 2013 và The Voice Vietnam 2013 có nhãn hàng Nokia Lumia chống lưng. Đây đều là những đại gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, khu vực chi mạnh tay nhất cho quảng cáo hiện nay.
Công ty Cát Tiên Sa sẽ trả quảng cáo cho nhà tài trợ bằng cách cho logo nhãn hàng xuất hiện trên sân khấu, trên các đoạn quảng cáo chương trình, trên website chính thức, trên phông nền chương trình suốt các tập phát sóng.
Ngoài ra tùy theo độ chịu chi của nhà tài trợ, nhà sản xuất sẽ trả công xứng đáng. Đôi khi việc trả quảng cáo của nhà sản xuất gây ức chế cho người xem như vụ Vietnam’s Got Talent 2012 vòng bán kết bắt các thí sinh phải làm ảo thuật với dầu gội, kem đáng răng, nước xả vải. Hay vụ Mỹ Lệ dán đầy bao bì mì gói của nhà tài trợ lên trang phục trong Cặp đôi hoàn hảo.
Do thỏa thuận ăn chia đã làm các bên mát mặt nên cả VTV và nhà sản xuất đều rất tôn trọng nhau. Theo đại diện công ty truyền thông nói trên, thì VTV rất sòng phẳng trong việc công khai lượng quảng cáo thu được với nhà sản xuất.
Quảng cáo dầu gội phản cảm trong chương trình Vietnam's Got Talent 2012
Tuy nhiên để được lĩnh được số tiền thưởng hoa hồng khi chương trình ăn khách, nhiều quảng cáo thì cũng còn khướt vì phải đợi nhà đài hạch toán lại. Nhưng các công ty sản xuất chương trình thực tế cũng không trông chờ vào số tiền chi phí sản xuất cũng như tiền thưởng quảng cáo mà nhà đài sẽ trả. Bởi thông thường số tiền họ nhận được ít hơn số tiền bỏ ra làm chương trình.
Nhưng nhờ có cơ chế thoáng, cho nhà sản xuất tận dụng tối đa thời gian phát sóng để trả quảng cáo cho nhà tài trợ như đã nói ở trên mà các nhà sản xuất truyền hình thực tế nếu làm khéo như Cát Tiên Sa, BHD hay Multilmedia vẫn có lãi khủng hàng chục tỷ đồng.
Trước lợi nhuận khổng lồ như trên, không khó hiểu vì sao hiện nay đài đài, nhà nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế. Và cũng không khác được khi quảng cáo tràn lan trong và ngoài chương trình. Thậm chí quảng cáo đến mức thô thiển như Vietnam’s Got Talent hay Cặp đôi hoàn hảo.
Đàm Mộng Hoài
Bình luận