Đây được coi là một trong những hành động thiết thực để truyền thụ tinh hoa văn hoá Việt tới học sinh, sinh viên thông qua kho tàng dân ca Việt Nam.
Năm học 2014, Đại học FPT sẽ chính thức triển khai chương trình đào tạo dân ca cho học sinh, sinh viên thông qua chương trình giảng dạy được thiết kế bài bản và phù hợp với từng trình độ tiếp thu của người học.
Học sinh, sinh viên FPT sẽ được học về văn hoá truyền thống, tinh hoa dân tộc thông qua các bài giảng về kho tàng dân ca phong phú và giàu bản sắc của Việt Nam.
Từng làn điệu dân ca của các vùng miền trên khắp đất nước đều có mặt trong giáo trình Dân ca kéo dài 18 tuần học dành cho học sinh, sinh viên, với những khúc dân ca tiêu biểu nhất đến từ kho tàng Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ; Dân ca các tỉnh; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Dân ca Miền Núi; Dân ca Trung Bộ và Dân ca Nam Bộ.
Bên cạnh các kiến thức cơ bản về dân ca Việt Nam, mỗi học sinh, sinh viên sẽ được học hát dân ca một cách bài bản với sự truyền dạy của những nghệ sỹ chuyên nghiệp.
Những bài học về dân ca không chỉ giúp học sinh, sinh viên FPT hiểu về một trong những loại hình nghệ thuật mang đậm chất Việt Nam. Qua đó, các em được học hỏi những vốn kiến thức quý báu về lịch sử dân tộc, về những nét văn hóa đặc trưng mỗi vùng miền, cũng như cảm nhận được cốt hồn văn hoá trong từng lời ca, điệu hát.
Các bạn học sinh sẽ được học Giáo trình giảng dạy âm nhạc dân gian - cuốn giáo trình được giảng dạy trong chương trình đào tạo giữa ĐH FPT và Công ty Thanh Hoa Concert.
NSND Thanh Hoa bày tỏ kỳ vọng, thông qua việc cảm nhận, hiểu nét đẹp trong các làn điệu dân ca Việt Nam, các bạn học sinh, sinh viên sẽ hiểu được tài sản vô giá lâu đời nhất trong âm nhạc dân gian của dân tộc Việt. NSND Thanh Hoa cũng chia sẻ, việc học và cảm nhận để biết rồi yêu các làn điệu dân ca là cách để mỗi người góp phần bảo vệ văn hóa cội nguồn của cha ông để lại.
Lý giải về việc dân ca vào nội dung giảng dạy, TS. Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cho biết: “Để từng sinh viên có thể vững bước hội nhập quốc tế, các em cần có gốc rễ nguồn cội vững chắc, có tinh thần dân tộc và có hiểu biết về văn hoá, lịch sử của đất nước. Những điều này không thể dạy bằng các bài giảng hay sách vở thông thường.
Nhà trường chọn phương thức giảng dạy qua âm nhạc truyền thống, với mong muốn truyền thụ tinh hoa dân tộc qua nghệ thuật dân gian, để mong mỗi sinh viên được học sẽ hiểu và yêu văn hoá dân tộc, là một người Việt Nam toàn cầu khi bước chân ra thế giới”.
Được biết, trong nhiều năm qua sinh viên đại học FPT vẫn được tiếp xúc với các loại hình văn hóa dân tộc đa dạng qua các lớp ngoại khoá dạy nhạc cụ dân tộc, lớp học ca trù… Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nhà trường chính thức triển khai đưa văn hóa nghệ thuật dân gian vào chương trình đào tạo cho cả cấp Đại học và THPT của trường.
Vân Anh
Đại học FPT sẽ dạy cho học sinh, sinh viên về các thể loại hát dân ca Việt Nam trong chương trình học |
Học sinh, sinh viên FPT sẽ được học về văn hoá truyền thống, tinh hoa dân tộc thông qua các bài giảng về kho tàng dân ca phong phú và giàu bản sắc của Việt Nam.
Từng làn điệu dân ca của các vùng miền trên khắp đất nước đều có mặt trong giáo trình Dân ca kéo dài 18 tuần học dành cho học sinh, sinh viên, với những khúc dân ca tiêu biểu nhất đến từ kho tàng Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ; Dân ca các tỉnh; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Dân ca Miền Núi; Dân ca Trung Bộ và Dân ca Nam Bộ.
Bên cạnh các kiến thức cơ bản về dân ca Việt Nam, mỗi học sinh, sinh viên sẽ được học hát dân ca một cách bài bản với sự truyền dạy của những nghệ sỹ chuyên nghiệp.
Những bài học về dân ca không chỉ giúp học sinh, sinh viên FPT hiểu về một trong những loại hình nghệ thuật mang đậm chất Việt Nam. Qua đó, các em được học hỏi những vốn kiến thức quý báu về lịch sử dân tộc, về những nét văn hóa đặc trưng mỗi vùng miền, cũng như cảm nhận được cốt hồn văn hoá trong từng lời ca, điệu hát.
Các bạn học sinh sẽ được học Giáo trình giảng dạy âm nhạc dân gian - cuốn giáo trình được giảng dạy trong chương trình đào tạo giữa ĐH FPT và Công ty Thanh Hoa Concert.
NSND Thanh Hoa bày tỏ kỳ vọng, thông qua việc cảm nhận, hiểu nét đẹp trong các làn điệu dân ca Việt Nam, các bạn học sinh, sinh viên sẽ hiểu được tài sản vô giá lâu đời nhất trong âm nhạc dân gian của dân tộc Việt. NSND Thanh Hoa cũng chia sẻ, việc học và cảm nhận để biết rồi yêu các làn điệu dân ca là cách để mỗi người góp phần bảo vệ văn hóa cội nguồn của cha ông để lại.
Lý giải về việc dân ca vào nội dung giảng dạy, TS. Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cho biết: “Để từng sinh viên có thể vững bước hội nhập quốc tế, các em cần có gốc rễ nguồn cội vững chắc, có tinh thần dân tộc và có hiểu biết về văn hoá, lịch sử của đất nước. Những điều này không thể dạy bằng các bài giảng hay sách vở thông thường.
Nhà trường chọn phương thức giảng dạy qua âm nhạc truyền thống, với mong muốn truyền thụ tinh hoa dân tộc qua nghệ thuật dân gian, để mong mỗi sinh viên được học sẽ hiểu và yêu văn hoá dân tộc, là một người Việt Nam toàn cầu khi bước chân ra thế giới”.
Được biết, trong nhiều năm qua sinh viên đại học FPT vẫn được tiếp xúc với các loại hình văn hóa dân tộc đa dạng qua các lớp ngoại khoá dạy nhạc cụ dân tộc, lớp học ca trù… Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nhà trường chính thức triển khai đưa văn hóa nghệ thuật dân gian vào chương trình đào tạo cho cả cấp Đại học và THPT của trường.
Vân Anh
Bình luận