- Ông nhìn nhận thế nào trước việc Trung Quốc xua hàng vạn tàu cá được đầu tư trang thiết bị công nghệ cao và hỗ trợ cả chi phí ra Biển Đông vào ngày 1-8?
Ông Trần Cao Mưu: Sau vụ rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cộng với việc cấp tốc xây dựng tại đảo Gạc Ma, nay Trung Quốc xua tàu cá ra Biển Đông là nhằm xác định chủ quyền phi lý của họ theo “đường lưỡi bò”.
Đáng ngại là khi hàng ngàn tàu cá công suất tới hàng ngàn CV với trang thiết bị tối tân từ vô tuyến điện, vệ tinh đến lưới chài… của họ tràn xuống thì lực lượng thực thi pháp luật của các nước, trong đó có Việt Nam, rất khó kiểm soát.
Ngư dân Trung Quốc làm rất nhiều nghề (lưới vây, giã kéo, câu…) sẽ cản trở nghề cá của ngư dân nước ta. Nếu chúng ta không kịp thời có biện pháp khẳng định chủ quyền thì sẽ rất nguy hiểm. Việc đưa ngư dân bám biển khẳng định chủ quyền và giữ ngư trường truyền thống là bắt buộc phải làm, không thể ngồi nhìn họ cướp biển của ta mà không làm gì.
Nghị định 67/CP hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá vỏ sắt, hỗ trợ dịch vụ hậu cần nghề cá… đến ngày 25-8 mới có hiệu lực. Lại phải mất nhiều thời gian để tổ chức thực hiện, đóng tàu mới và việc người dân tiếp cận vốn cũng rất mất thời gian. Trong khi tàu đánh cá công suất lớn của Trung Quốc có tới hàng ngàn chiếc và đang có sẵn, tàu của ta chỉ phổ biến 90-300 CV.
Việc khẳng định chủ quyền hiện nay chỉ là dân “đấu” với dân chứ không thể dùng lực lượng thực thi pháp luật trấn áp mạnh vì có thể làm phức tạp thêm tình hình và cũng không khả thi khi họ đưa ra hàng vạn tàu ra.
- Theo ông, việc Trung Quốc xua nhiều tàu cá ra Biển Đông có tương tự việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981?
Đúng vậy! Việc này nằm trong chiến lược khẳng định và chiếm lĩnh chủ quyền của họ ở những vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của nước khác. Đây là hành động cướp biển! Vì thế, chúng ta phải đưa ngư dân ra để khẳng định vùng biển thuộc chủ quyền và ngư trường truyền thống của mình.
Đồng thời, lực lượng thực thi pháp luật phải thực thi quyền hạn của mình theo quy định của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Để khuyến khích ngư dân bám biển, chiếm lĩnh ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, nhà nước phải có chính sách hỗ trợ ngay tức thời cho bà con yên tâm và có thêm điều kiện khai thác.
- Hội Nghề cá Việt Nam sẽ làm gì trước tình hình này?
Hội Nghề cá Việt Nam sẽ có văn bản gửi hội nghề cá các địa phương để động viên ngư dân bám biển giữ ngư trường, khẳng định chủ quyền, đồng thời sẽ kiến nghị nhà nước có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho bà con để đối phó.
Gói tín dụng hỗ trợ đóng tàu mới cần một thời gian để triển khai thực hiện nên việc cấp thiết là huy động hàng ngàn tàu cá hiện có của ngư dân ta ra biển. Hội sẽ kiến nghị nhà nước hỗ trợ về dầu, vật tư, trang thiết bị…, nhất là hỗ trợ xã hội đối với ngư dân khi gặp rủi ro để bà con thực sự yên tâm.
Đặc biệt, cần gấp rút có hệ thống hậu cần nghề cá để giúp dân bám biển nhiều ngày, thậm chí hàng tháng, không phải chạy vào bán sản phẩm và lấy thêm nhiên liệu, nhu yếu phẩm. Trung Quốc cũng có đội hậu cần rất mạnh để tàu cá nước họ cắm biển nhiều tháng liền.
Theo NLĐ
Ông Trần Cao Mưu: Sau vụ rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cộng với việc cấp tốc xây dựng tại đảo Gạc Ma, nay Trung Quốc xua tàu cá ra Biển Đông là nhằm xác định chủ quyền phi lý của họ theo “đường lưỡi bò”.
Đáng ngại là khi hàng ngàn tàu cá công suất tới hàng ngàn CV với trang thiết bị tối tân từ vô tuyến điện, vệ tinh đến lưới chài… của họ tràn xuống thì lực lượng thực thi pháp luật của các nước, trong đó có Việt Nam, rất khó kiểm soát.
Ngư dân Trung Quốc làm rất nhiều nghề (lưới vây, giã kéo, câu…) sẽ cản trở nghề cá của ngư dân nước ta. Nếu chúng ta không kịp thời có biện pháp khẳng định chủ quyền thì sẽ rất nguy hiểm. Việc đưa ngư dân bám biển khẳng định chủ quyền và giữ ngư trường truyền thống là bắt buộc phải làm, không thể ngồi nhìn họ cướp biển của ta mà không làm gì.
Tàu cá ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc chuẩn bị ra khơi ngày 1-8 Ảnh: CHINA NEWS |
Nghị định 67/CP hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá vỏ sắt, hỗ trợ dịch vụ hậu cần nghề cá… đến ngày 25-8 mới có hiệu lực. Lại phải mất nhiều thời gian để tổ chức thực hiện, đóng tàu mới và việc người dân tiếp cận vốn cũng rất mất thời gian. Trong khi tàu đánh cá công suất lớn của Trung Quốc có tới hàng ngàn chiếc và đang có sẵn, tàu của ta chỉ phổ biến 90-300 CV.
Việc khẳng định chủ quyền hiện nay chỉ là dân “đấu” với dân chứ không thể dùng lực lượng thực thi pháp luật trấn áp mạnh vì có thể làm phức tạp thêm tình hình và cũng không khả thi khi họ đưa ra hàng vạn tàu ra.
- Theo ông, việc Trung Quốc xua nhiều tàu cá ra Biển Đông có tương tự việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981?
Đúng vậy! Việc này nằm trong chiến lược khẳng định và chiếm lĩnh chủ quyền của họ ở những vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của nước khác. Đây là hành động cướp biển! Vì thế, chúng ta phải đưa ngư dân ra để khẳng định vùng biển thuộc chủ quyền và ngư trường truyền thống của mình.
Đồng thời, lực lượng thực thi pháp luật phải thực thi quyền hạn của mình theo quy định của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Để khuyến khích ngư dân bám biển, chiếm lĩnh ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, nhà nước phải có chính sách hỗ trợ ngay tức thời cho bà con yên tâm và có thêm điều kiện khai thác.
- Hội Nghề cá Việt Nam sẽ làm gì trước tình hình này?
Hội Nghề cá Việt Nam sẽ có văn bản gửi hội nghề cá các địa phương để động viên ngư dân bám biển giữ ngư trường, khẳng định chủ quyền, đồng thời sẽ kiến nghị nhà nước có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho bà con để đối phó.
Gói tín dụng hỗ trợ đóng tàu mới cần một thời gian để triển khai thực hiện nên việc cấp thiết là huy động hàng ngàn tàu cá hiện có của ngư dân ta ra biển. Hội sẽ kiến nghị nhà nước hỗ trợ về dầu, vật tư, trang thiết bị…, nhất là hỗ trợ xã hội đối với ngư dân khi gặp rủi ro để bà con thực sự yên tâm.
Đặc biệt, cần gấp rút có hệ thống hậu cần nghề cá để giúp dân bám biển nhiều ngày, thậm chí hàng tháng, không phải chạy vào bán sản phẩm và lấy thêm nhiên liệu, nhu yếu phẩm. Trung Quốc cũng có đội hậu cần rất mạnh để tàu cá nước họ cắm biển nhiều tháng liền.
Bình luận