(VTC News) - Luo Baoming, lãnh đạo tỉnh Hải Nam trơ trẽn tuyên bố ngư dân Trung Quốc đánh cá cả ngàn năm ở Biển Đông khi trả lời phỏng vấn Reuters.
Reuters dẫn lời Luo nói: "Trung Quốc muốn bảo vệ quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông vì ngư dân đã sinh sống và đánh cá ngàn năm qua, đó là bằng chứng về quyền và lợi ích của chúng tôi".
Ngoài ra, người lãnh đạo hòn đảo này cũng tuyên bố khuyến khích ngư dân tiến sâu vào vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông bằng cách hỗ trợ tiền cho những chuyến đánh bắt xa bờ.
Trong những năm gần đây, các ngư dân Trung Quốc đã liều lĩnh tiến sâu vào các vùng biển gần Đông Nam Á để tìm kiếm các ngư trường mới khi các nguồn tài nguyên gần bờ ngày càng cạn kiệt.
Trung Quốc từ lâu đã bị “tố” sử dụng tàu cá để bành trướng và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Ngoài ra, tàu cá còn là phương tiện thu thập thông tin tình báo, một cách thức tiện lợi mà không tốn kém.
Hiện nay, ngoài đưa các tàu cá tiến sâu vào vùng biển nước khác, Trung Quốc còn tổ chức cải tạo trái phép trên các đảo chiếm đóng của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Điều này đã khiến Bắc Kinh gặp phải căng thẳng trong quan hệ với Washington nhất là khi Mỹ đưa chiến hạm đến tuần tra ở Biển Đông sau các động thái quân sự hóa đảo trái phép của Trung Quốc.
Sự ngang ngược, vô lý của Trung Quốc còn thể hiện qua 'đường lưỡi bò' ranh giới vô căn cứ mà Bắc Kinh tự mình vẽ ra trên Biển Đông nhằm bao trọn vùng biển giàu tiềm năng này, vốn không thuộc về mình.
Tùng Đinh (theo Reuters)
Reuters dẫn lời Luo nói: "Trung Quốc muốn bảo vệ quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông vì ngư dân đã sinh sống và đánh cá ngàn năm qua, đó là bằng chứng về quyền và lợi ích của chúng tôi".
Ngoài ra, người lãnh đạo hòn đảo này cũng tuyên bố khuyến khích ngư dân tiến sâu vào vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông bằng cách hỗ trợ tiền cho những chuyến đánh bắt xa bờ.
Binh sỹ Trung Quốc di chuyển trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam |
Trung Quốc từ lâu đã bị “tố” sử dụng tàu cá để bành trướng và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Ngoài ra, tàu cá còn là phương tiện thu thập thông tin tình báo, một cách thức tiện lợi mà không tốn kém.
Hiện nay, ngoài đưa các tàu cá tiến sâu vào vùng biển nước khác, Trung Quốc còn tổ chức cải tạo trái phép trên các đảo chiếm đóng của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Điều này đã khiến Bắc Kinh gặp phải căng thẳng trong quan hệ với Washington nhất là khi Mỹ đưa chiến hạm đến tuần tra ở Biển Đông sau các động thái quân sự hóa đảo trái phép của Trung Quốc.
Sự ngang ngược, vô lý của Trung Quốc còn thể hiện qua 'đường lưỡi bò' ranh giới vô căn cứ mà Bắc Kinh tự mình vẽ ra trên Biển Đông nhằm bao trọn vùng biển giàu tiềm năng này, vốn không thuộc về mình.
Tùng Đinh (theo Reuters)
Bình luận