Một giáo sư tại Đại Học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ điều một tàu sân bay hoạt động lâu dài ở Biển Đông.
Quá trình điều động có thể bắt đầu khi tàu sân bay thứ hai của hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đi vào hoạt động đầy đủ, tờ IHS Jane's hôm 28/1 dẫn lời giáo sư Chu Shulong, giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết.
"Đối với biển Bắc, biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, Trung Quốc không cần có một tàu sân bay. Các phi cơ Trung Quốc ở đất liền đủ khả năng tiếp cận những khu vực như quần đảo Điếu Ngư", Chu nói, nhắc đến quần đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản, được Tokyo gọi là Senkaku.
Theo ông Chu, vấn đề này ở Biển Đông lại khác bởi Trung Quốc không có đủ năng lực trên không để đối phó với những thách thức như việc Mỹ điều tàu cùng phi cơ đến khu vực.
Chiến đấu cơ Trung Quốc ở căn cứ trên đảo Hải Nam cũng phải mất một giờ mới tiếp cận được khu vực phía nam Biển Đông. "Những thách thức (từ Mỹ) dường như sẽ diễn ra thường xuyên hơn", ông Chu nhận định.
Hoạt động tự do hàng hải của hải quân Mỹ, đáng chú ý là điều một tàu khu trục vào gần một đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông hồi tháng 10, đã khiến giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc cảm thấy cần triển khai một tàu sân bay đến Biển Đông.
Tàu sân bay tự chế tạo đầu tiên của Trung Quốc đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Con tàu sẽ đi vào hoạt động cùng tàu sân bay Liêu Ninh mà Bắc Kinh mua lại từ Kiev năm 1998.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Đô đốc Harry Harris, đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, ngày 27/1 nói hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra trên Biển Đông.
Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Washington cho rằng các đảo nhân tạo sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự dù Bắc Kinh phủ nhận điều này, nhấn mạnh dùng các đảo với mục đích chính là nhân đạo.
Quá trình điều động có thể bắt đầu khi tàu sân bay thứ hai của hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đi vào hoạt động đầy đủ, tờ IHS Jane's hôm 28/1 dẫn lời giáo sư Chu Shulong, giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: AP. |
Theo ông Chu, vấn đề này ở Biển Đông lại khác bởi Trung Quốc không có đủ năng lực trên không để đối phó với những thách thức như việc Mỹ điều tàu cùng phi cơ đến khu vực.
Chiến đấu cơ Trung Quốc ở căn cứ trên đảo Hải Nam cũng phải mất một giờ mới tiếp cận được khu vực phía nam Biển Đông. "Những thách thức (từ Mỹ) dường như sẽ diễn ra thường xuyên hơn", ông Chu nhận định.
Hoạt động tự do hàng hải của hải quân Mỹ, đáng chú ý là điều một tàu khu trục vào gần một đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông hồi tháng 10, đã khiến giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc cảm thấy cần triển khai một tàu sân bay đến Biển Đông.
Tàu sân bay tự chế tạo đầu tiên của Trung Quốc đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Con tàu sẽ đi vào hoạt động cùng tàu sân bay Liêu Ninh mà Bắc Kinh mua lại từ Kiev năm 1998.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Đô đốc Harry Harris, đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, ngày 27/1 nói hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra trên Biển Đông.
Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Washington cho rằng các đảo nhân tạo sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự dù Bắc Kinh phủ nhận điều này, nhấn mạnh dùng các đảo với mục đích chính là nhân đạo.
Nguồn: VnExpress
Bình luận