(VTC News) - Sputnik nói Trung Quốc đã tìm cách phá hoại bằng biện pháp điện tử đối với máy bay không người lái của Mỹ tuần tra ở Biển Đông.
Quan chức Mỹ cho rằng việc Trung Quốc tìm cách phá hoại điện tử đối với các máy bay không người lái là nhằm ngăn chặn Washington theo dõi các hoạt động cải tạo trái phép mà Bắc Kinh đang thực hiện trên một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo trang tin Washington Free Beacon, máy bay giám sát tầm xa không người lái Global Hawk của Mỹ đã ít nhất 1 lần bị phá hoại điện tử khi đang làm nhiệm vụ gần khu vực Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang ra sức cải tạo trái phép.
Trước đó, ngày 21/5, CNN đưa tin tàu Hải quân Trung Quốc đã 8 lần phát cảnh báo với máy bay P-8 Poisedon đang làm nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren nói rằng Washington không công nhận tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với các hòn đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter gần đây đưa ra chủ trương mở rộng hoạt động tuần tra của hải quân Mỹ ở Biển Đông, bao gồm cả vùng nước 12 hải lý xung quanh những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang bồi đắp, để bảo đảm tự do hàng hải ở vùng biển này.
Theo trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, David Shear: "Chúng tôi đang tham gia vào một nỗ lực tăng cường khả năng của Mỹ ở khu vực này. Một vài ví dụ như triển khai thêm máy bay Global Hawk, F-35 hay bổ sung máy bay V-22 ở Nhật Bản".
Sputnik dẫn lời ông Shear cho biết Lầu Năm Góc ước tính Bắc Kinh sẽ hoàn thành công trình đường băng trên Đá Chữ Thập chiếm đóng trái phép của Việt Nam vào năm 2017 - 2018.
Trong khi đó, Rick Fisher, một nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng áp lực với Washington để ngăn chặn các chuyến bay giám sát ở Biển Đông, đầu tiên là tấn công phá hoại máy bay không người lái.
Fisher cho rằng: "Mặc dù khá đắt tiền nhưng Global Hawk sẽ được sử dụng nhiều vì nó là máy bay không người lái. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể tìm cách 'bắt' máy bay này bằng một va chạm ở vùng nước nông hoặc chiếm đoạt bằng cách sử dụng máy bay có người lái của mình".
Ngày 22/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương, Daniel Russel nói Washington đã từ chối yêu cầu của Bắc Kinh về việc các máy bay do thám Mỹ phải ngừng bay ở khu vực Biển Đông.
Video phi cơ Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Ông Russel tuyên bố: "Mỹ đang thực hiện các hoạt động hàng không ở không phận quốc tế ở khắp thế giới. Do đó, việc xuất hiện máy bay do thám trên Biển Đông là hoạt động thông thường và hoàn toàn phù hợp với luật pháp vì đó là hải phận, không phận quốc tế".
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định rằng Washington sẽ 'tiếp tục thực hiện đầy đủ các quyền lợi của mình trên toàn cầu, ở các không gian quốc tế' và bảo vệ quyền tự do của các quốc gia trong khu vực ở lĩnh vực hàng hải, hàng không.
Ngày 23/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ rất "không hài lòng" với việc máy bay tuần tra P-8A Poseidon của Mỹ.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ khu vực này và sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn cần thiết để ngăn chặn các hành động chống phá, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia", người phát ngôn Hồng Lỗi cho biết.
Về phía Mỹ, Bộ Ngoại giao của họ đã bày tỏ lo ngại về tuyên bố phi lý của Trung Quốc về 'đường lưỡi bò' chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, gây ảnh hưởng tới vùng lãnh thổ trên biển của các quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines.
Tùng Đinh (theo Sputnik)
Quan chức Mỹ cho rằng việc Trung Quốc tìm cách phá hoại điện tử đối với các máy bay không người lái là nhằm ngăn chặn Washington theo dõi các hoạt động cải tạo trái phép mà Bắc Kinh đang thực hiện trên một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Máy bay do thám Global Hawk của Mỹ |
Trước đó, ngày 21/5, CNN đưa tin tàu Hải quân Trung Quốc đã 8 lần phát cảnh báo với máy bay P-8 Poisedon đang làm nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren nói rằng Washington không công nhận tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với các hòn đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video Trung Quốc cải tạo trái phép bị máy bay Mỹ ghi hình
quocte/2015/05/21/Video-cnn-a-viet-1432211056.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter gần đây đưa ra chủ trương mở rộng hoạt động tuần tra của hải quân Mỹ ở Biển Đông, bao gồm cả vùng nước 12 hải lý xung quanh những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang bồi đắp, để bảo đảm tự do hàng hải ở vùng biển này.
Theo trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, David Shear: "Chúng tôi đang tham gia vào một nỗ lực tăng cường khả năng của Mỹ ở khu vực này. Một vài ví dụ như triển khai thêm máy bay Global Hawk, F-35 hay bổ sung máy bay V-22 ở Nhật Bản".
Sputnik dẫn lời ông Shear cho biết Lầu Năm Góc ước tính Bắc Kinh sẽ hoàn thành công trình đường băng trên Đá Chữ Thập chiếm đóng trái phép của Việt Nam vào năm 2017 - 2018.
Máy bay săn ngầm Mỹ chụp ảnh Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa |
Fisher cho rằng: "Mặc dù khá đắt tiền nhưng Global Hawk sẽ được sử dụng nhiều vì nó là máy bay không người lái. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể tìm cách 'bắt' máy bay này bằng một va chạm ở vùng nước nông hoặc chiếm đoạt bằng cách sử dụng máy bay có người lái của mình".
Ngày 22/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương, Daniel Russel nói Washington đã từ chối yêu cầu của Bắc Kinh về việc các máy bay do thám Mỹ phải ngừng bay ở khu vực Biển Đông.
Video phi cơ Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Ông Russel tuyên bố: "Mỹ đang thực hiện các hoạt động hàng không ở không phận quốc tế ở khắp thế giới. Do đó, việc xuất hiện máy bay do thám trên Biển Đông là hoạt động thông thường và hoàn toàn phù hợp với luật pháp vì đó là hải phận, không phận quốc tế".
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định rằng Washington sẽ 'tiếp tục thực hiện đầy đủ các quyền lợi của mình trên toàn cầu, ở các không gian quốc tế' và bảo vệ quyền tự do của các quốc gia trong khu vực ở lĩnh vực hàng hải, hàng không.
Ngày 23/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ rất "không hài lòng" với việc máy bay tuần tra P-8A Poseidon của Mỹ.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ khu vực này và sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn cần thiết để ngăn chặn các hành động chống phá, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia", người phát ngôn Hồng Lỗi cho biết.
Về phía Mỹ, Bộ Ngoại giao của họ đã bày tỏ lo ngại về tuyên bố phi lý của Trung Quốc về 'đường lưỡi bò' chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, gây ảnh hưởng tới vùng lãnh thổ trên biển của các quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines.
Tùng Đinh (theo Sputnik)
Bình luận