Năm 2019, Trung Quốc sẽ bắt đầu phóng hàng loạt vệ tinh để theo dõi các điều kiện và hoạt động giao thông trên Biển Đông.
Tổng cộng 6 vệ tinh quang học, 2 vệ tinh siêu phổ và 2 vệ tinh radar sẽ lưu trữ dữ liệu quan sát theo thời gian thực hàng ngày tại Biển Đông và giám sát một số khu vực quan trọng vài lần trong ngày như một phần của hệ thống chòm vệ tinh Hải Nam – China News Service ngày 13/8 đưa tin.
SCMP trích dẫn lời của Yang Tianliang, một trong các nhà phát triển dự án, giám đốc Viện tín hiệu từ xa Sanya cho biết: ''Mạng lưới này sẽ cho phép các cơ quan chức năng tại Hải Nam đẩy nhanh tốc độ phản ứng trong các trường hợp khẩn cấp, quản lý các hoạt động tại Biển Đông hiệu quả hơn và tăng cường khám phá và phát triển các vùng biển giàu tài nguyên''.
Chương trình do Viện khoa học Trung Quốc thực hiện và dự kiến hoàn thành năm 2021. Trong giai đoạn đầu, 3 vệ tinh quang học của chương trình sẽ được phóng trong nửa đầu năm 2019. Hai vệ tinh siêu phổ được phóng trong giai đoạn 2020 và vệ tinh radar được phóng trong giai đoạn thứ ba.
Khi mạng lưới hoàn thành, nó sẽ bao phủ toàn bộ khu vực giữa vĩ tuyến bắc và nam thứ 30, theo ông Yang. “Nó sẽ bao phủ phần lớn khu vực Con đường Tơ lụa hàng hải” – ông này nói.
Đây sẽ là động thái khiêu khích mới nhất của Trung Quốc gây căng thẳng, bất ổn cho khu vực và đe dọa an ninh hàng hải quốc tế, sau khi liên tiếp đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép trên Biển Đông, bất chấp sự chỉ trích và phản đối của cộng đồng quốc tế.
Video: Trung Quốc nghi bị lộ căn cứ quân sự giữa sa mạc vì Google Earth
Bình luận