Trung Quốc lớn tiếng yêu cầu Việt Nam đảm bảo an toàn cho công dân

Thế giớiThứ Ba, 13/05/2014 02:25:00 +07:00

(VTC News) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng yêu cầu Việt Nam đảm bảo cho công dân và các công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

(VTC News) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng yêu cầu Việt Nam đảm bảo  cho công dân và các công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

Đó là phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 12/5 khi bình luận về giàn khoan trái phép Hải Dương 981. 
Tàu Hải cảnh 44044 Trung Quốc đâm thẳng mạn phải tàu Cảnh sát biển VN 4033 
Bà Oánh trắng trợn nói rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại, các công ty Trung Quốc 'đang hoạt động trên lãnh thổ của mình'. Đây là phát ngôn bịa đặt, bất chấp sự thật Bắc Kinh đã dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa từ năm 1974.
Được hỏi về phản ứng của Bắc Kinh trước việc nhiều người xuống đường phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam hôm 11/5, bà Oánh lớn tiếng nói: "Yêu cầu phía Việt Nam thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn và quyền lợi hợp pháp của các công dân và công ty Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam".
Từ hôm 2/5 đến nay, nhiều nước trên thế giới phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép đến xâm phạm vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Video: Tàu Hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu chấp pháp Việt Nam
Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng bản tiếng Anh số ra ngày 12/5, nhận định về tình hình căng thẳng Biển Đông, phó giáo sư Wei Min thuộc Viện Nghiên cứu Á-Phi tại Đại học Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc sẽ là “nạn nhân lớn nhất” nếu như vụ việc này không được giải quyết sớm.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến
Phó giáo sư Wei Min nhấn mạnh: “Nếu không giải quyết sớm, cho dù lời giải thích mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra là gì đi chăng nữa thì uy tín và lòng tin đối với Chính phủ Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh mẽ. Và điều này sẽ làm tồi tệ hơn tình hình bất ổn ở Biển Đông."
Trước đó, tối 6/5, học giả hàng đầu Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói rằng Trung Quốc là nước ký Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982, do vậy phải tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước xung quanh.

Phương Mai
Bình luận
vtcnews.vn