Ngày 28/6, Trung Quốc tiếp tục có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố đã bắt đầu các cuộc tuần tra sẵn sàng ứng chiến tại khu vực quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Các hãng tin AFP và Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết quân đội nước này đã thành lập các đội tuần tra biển thường xuyên tại Biển Đông.
Vào ngày 26/6, một nhóm tuần tra bao gồm bốn tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã di chuyển từ một thành phố duyên hải tiến về Biển Đông của Việt Nam.
Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, nhóm tàu trên dự kiến thực hiện hành trình 4.500 km trong chiến dịch tuần tra này, thậm chí còn nhấn mạnh rằng các cuộc diễn tập theo đội hình sẽ được tiến hành "nếu điều kiện hàng hải cho phép."
Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."
Bình luận trước việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông, Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman ngày 28/6 cho rằng đây là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ.
Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Thượng nghị sỹ Liberman nói: "Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt."
Bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Liberman được đưa ra trong ngày thứ hai của cuộc hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ tổ chức tại Washington, trong hai ngày 27 và 28/6.
Ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Các hãng tin AFP và Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết quân đội nước này đã thành lập các đội tuần tra biển thường xuyên tại Biển Đông.
Tàu Hải giám Trung Quốc trên biển Đông |
Vào ngày 26/6, một nhóm tuần tra bao gồm bốn tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã di chuyển từ một thành phố duyên hải tiến về Biển Đông của Việt Nam.
Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."
Bình luận trước việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông, Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman ngày 28/6 cho rằng đây là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ.
Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Thượng nghị sỹ Liberman nói: "Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt."
Bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Liberman được đưa ra trong ngày thứ hai của cuộc hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ tổ chức tại Washington, trong hai ngày 27 và 28/6.
Ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Vietnam+
Bình luận