(VTC News)- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói Quốc hội cần ra một nghị quyết trước việc thái độ hung hăng của Trung Quốc quanh giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Cựu chiến binh Việt Nam cho rằng Việt Nam đã tỏ thái độ rất cương quyết.
- Ngày 7/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế để công khai các vấn đề này. Ông đánh giá như thế nào về thái độ phía Việt Nam trước hành động hung hăng của Trung Quốc?
Trước sự gây hấn của Trung Quốc, nhà nước Việt Nam có những hành động tích cực hơn, quyết liệt hơn những lần trước.
Tôi thấy rằng, tuyên bố của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam…đều rất quyết liệt.
Trong khung cảnh của buổi họp báo ngày 7/5, tôi thấy thái độ của những người điều hành rất cương quyết.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Nguyên Tư lệnh Quân khu 4 (Ảnh: Tiền Phong) |
- Ngày 7/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế để công khai các vấn đề này. Ông đánh giá như thế nào về thái độ phía Việt Nam trước hành động hung hăng của Trung Quốc?
Trước sự gây hấn của Trung Quốc, nhà nước Việt Nam có những hành động tích cực hơn, quyết liệt hơn những lần trước.
Tôi thấy rằng, tuyên bố của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam…đều rất quyết liệt.
Trong khung cảnh của buổi họp báo ngày 7/5, tôi thấy thái độ của những người điều hành rất cương quyết.
Bên cạnh đó, tôi thấy các phóng viên Việt Nam và cả phóng viên nước ngoài đều tỏ thái độ rất phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc.
Như vậy, chúng ta thấy rằng việc làm này của Trung Quốc chỉ làm hoen ố và giảm lòng tin của nhân dân thế giới đối với Trung Quốc.
- Những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện trong những ngày vừa có kịp thời, thưa ông?
Tôi cho rằng, những biện pháp Chính phủ Việt Nam thực hiện trong những ngày vừa qua là nhanh chóng, kịp thời và tích cực. Lần này Việt Nam cũng đã có những thái độ mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
Vấn đề phản đối Trung Quốc cũng rộng hơn, nội hàm của vấn đề cũng sâu hơn.
Tuy nhiên, cuối tháng 5 Quốc hội họp, theo tôi Chính phủ phải có tờ trình để Quốc hội ra một nghị quyết về vấn đề Trung Quốc xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước đây, hai Đảng, hai Tổng Bí thư đã có thỏa thuận tất cả những tranh chấp phải được giải quyết bằng hòa bình, nhưng trước sự việc vừa qua thì người đứng đầu phải lên tiếng.
Tôi cho rằng, đây không phải là việc riêng của Nhà nước mà là việc hệ trọng của 90 triệu dân. Vì vậy, 90 triệu dân cũng cần được tỏ thái độ thông qua các tổ chức chính trị, xã hội từ trung ương tới địa phương.
Các tổ chức chính trị xã hội, đại diện các tôn giáo, các dân tộc, các nhà khoa học, các nhà sử học cần phải có tiếng nói.
Điều này để cho Trung Quốc và nhân dân thế giới biết rằng nhân dân Việt Nam quyết không chịu khuất phục trước một thế lực nào.
Chúng ta cũng cần kêu gọi nhân dân thế giới lên án hành động của Trung Quốc. Nếu việc này không được giải quyết ổn thỏa thì dần dần biển Đông sẽ trở thành “ao nhà” của Trung Quốc.
- Tại Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 24 được tổ chức ở Naypyidaw (Myanmar) vào hôm nay và ngày mai, ông có nghĩ vấn đề này được nêu ra?
Tôi tin chắc Thủ tướng sẽ đưa các vấn đề này ra để bàn luận. Nếu khối Asean đoàn kết thì sẽ không sợ một vấn đề gì.
Chúng ta không chiến đấu một cách đơn độc mà có sự ủng hộ của nhân dân các nước Đông Nam Á, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
- Ông có dự đoán gì về tình hình thực địa giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong những ngày tiếp theo?
Chúng ta sẽ làm mọi cách để tránh xung đột, không xảy ra chiến tranh và vẫn đạt được mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh hải Việt Nam.
Việt Nam sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh hải bằng sức mạnh tổng hợp của mình. Việt Nam sẽ bảo vệ lợi ích của chính mình và lợi ích của quốc tế.
Nhưng nếu Trung Quốc đưa quân đội để đánh Việt Nam thì cả thế giới cũng sẽ chống lại Trung Quốc. Việt Nam sẽ kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình nhưng với thái độ rất cương quyết. Hiện nay, Việt Nam đang có đủ thế và lực để đấu tranh lại Trung Quốc bằng con đường hòa bình. Cái đích của chúng ta là hòa bình chứ không phải chiến tranh.
Như vậy, chúng ta thấy rằng việc làm này của Trung Quốc chỉ làm hoen ố và giảm lòng tin của nhân dân thế giới đối với Trung Quốc.
- Những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện trong những ngày vừa có kịp thời, thưa ông?
Tôi cho rằng, những biện pháp Chính phủ Việt Nam thực hiện trong những ngày vừa qua là nhanh chóng, kịp thời và tích cực. Lần này Việt Nam cũng đã có những thái độ mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
Vấn đề phản đối Trung Quốc cũng rộng hơn, nội hàm của vấn đề cũng sâu hơn.
Vị trí giàn khoan của Trung Quốc |
Tuy nhiên, cuối tháng 5 Quốc hội họp, theo tôi Chính phủ phải có tờ trình để Quốc hội ra một nghị quyết về vấn đề Trung Quốc xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước đây, hai Đảng, hai Tổng Bí thư đã có thỏa thuận tất cả những tranh chấp phải được giải quyết bằng hòa bình, nhưng trước sự việc vừa qua thì người đứng đầu phải lên tiếng.
Tôi cho rằng, đây không phải là việc riêng của Nhà nước mà là việc hệ trọng của 90 triệu dân. Vì vậy, 90 triệu dân cũng cần được tỏ thái độ thông qua các tổ chức chính trị, xã hội từ trung ương tới địa phương.
Các tổ chức chính trị xã hội, đại diện các tôn giáo, các dân tộc, các nhà khoa học, các nhà sử học cần phải có tiếng nói.
Điều này để cho Trung Quốc và nhân dân thế giới biết rằng nhân dân Việt Nam quyết không chịu khuất phục trước một thế lực nào.
Chúng ta cũng cần kêu gọi nhân dân thế giới lên án hành động của Trung Quốc. Nếu việc này không được giải quyết ổn thỏa thì dần dần biển Đông sẽ trở thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng vào tàu Việt Nam |
- Tại Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 24 được tổ chức ở Naypyidaw (Myanmar) vào hôm nay và ngày mai, ông có nghĩ vấn đề này được nêu ra?
Tôi tin chắc Thủ tướng sẽ đưa các vấn đề này ra để bàn luận. Nếu khối Asean đoàn kết thì sẽ không sợ một vấn đề gì.
Chúng ta không chiến đấu một cách đơn độc mà có sự ủng hộ của nhân dân các nước Đông Nam Á, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
- Ông có dự đoán gì về tình hình thực địa giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong những ngày tiếp theo?
Chúng ta sẽ làm mọi cách để tránh xung đột, không xảy ra chiến tranh và vẫn đạt được mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh hải Việt Nam.
Việt Nam sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh hải bằng sức mạnh tổng hợp của mình. Việt Nam sẽ bảo vệ lợi ích của chính mình và lợi ích của quốc tế.
Nhưng nếu Trung Quốc đưa quân đội để đánh Việt Nam thì cả thế giới cũng sẽ chống lại Trung Quốc. Việt Nam sẽ kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình nhưng với thái độ rất cương quyết. Hiện nay, Việt Nam đang có đủ thế và lực để đấu tranh lại Trung Quốc bằng con đường hòa bình. Cái đích của chúng ta là hòa bình chứ không phải chiến tranh.
Video: Nhà chức trách đưa bằng chứng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
- Ông có nghĩ thái độ, hành động trên của Trung Quốc không đại diện cho nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình?
Hành động hung hăng, khiêu khích của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta lại diễn ra đúng vào lúc chúng ta đang kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên lẫy lừng.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ của người dân Việt mà đó còn là niềm tự hào chung của nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc.
Trong chiến thắng này có phần đóng góp công sức rất lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, trong đó có công lao của các cán bộ cao cấp của Trung Quốc. Chúng ta cũng đang thể hiện sự tri ân sâu sắc dành cho những người bạn ấy.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã như một sự phủ định lại tất cả những tình cảm tốt đẹp của nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Trung Quốc.
Tôi được biết, đã có học giả Trung Quốc lên tiếng phản đối việc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đó là những học giả có kiến thức, tầm nhìn sâu rộng, có chiến lược lâu dài. Đó là những người có tư tưởng hòa bình hữu nghị giữa hai nước.
Như vậy, rõ ràng không phải tất cả người dân Trung Quốc đều nghe theo nhà cầm quyền muốn dùng áp lực để xâm chiếm Biển Đông.
Như vậy, rõ ràng không phải tất cả người dân Trung Quốc đều nghe theo nhà cầm quyền muốn dùng áp lực để xâm chiếm Biển Đông.
Phạm Thịnh
Bình luận