(VTC News) – Cấm xe máy tại một quốc gia đông dân nhất thế giới như Trung Quốc hoàn toàn là một điều không dễ dàng.
Cấm xe máy tại một quốc gia đông dân nhất thế giới như Trung Quốc hoàn toàn là một điều không dễ dàng. Việc triển khai lệnh cấm tại mỗi địa phương đều gặp những khó khăn nhất định và đòi hỏi những cách thức giải quyết riêng.
Phản ứng dữ dội
Cuối năm 2009, thành phố Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang – một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc bắt đầu ra lệnh cấm xe máy.
Cho dù lệnh cấm này được đưa ra muộn hơn rất nhiều so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, song người dân thành phố Cáp Nhĩ Tân vẫn phản ứng dữ dội trước quy định mới này.
Người dân thường phản ứng quy định này với những câu hỏi kiểu: “Vì sao lại cấm xe máy?” “Có hay không căn cứ pháp luật để cấm xe máy?”, “Lệnh cấm sẽ thực hiện như thế nào?”
Ông Dương Quân – phó phòng Pháp chế, Cục Quản lý giao thông, Bộ Công an cho biết, trên thực tế, ngay từ năm 1997, lệnh hạn chế xe máy được thi hành, tổng lượng xe máy đã giảm từ 60.000 chiếc xuống còn 5.492 chiếc.
Theo ông Dương, nguyên nhân chủ yếu đưa đến quyết định cấm loại phương tiện này là do tỷ lệ tai nạn khá cao. Tính từ tháng 8/2007 tới cuối năm 2009, số vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra là 252 vụ (chiếm 15% tổng số vụ tai nạn giao thông), làm chết 123 người (chiếm 16%).
Tờ Tân Kinh báo cho biết, nạn cướp xe máy ngày càng tăng cao dẫn đến nhiều hậu quả về người và tài sản cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới lệnh cấm.
Trong bối cảnh đó, để duy trì trật tự giao thông thành phố, chỉnh đốn hoạt động vận tải, duy trì an toàn công cộng, chính quyền Cáp Nhĩ Tân quyết định ra lệnh cấm xe máy cho dù vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân.
Trước việc nhiều người nghi ngờ căn cứ pháp luật của luật cấm xe máy, ông Dương Quân cho biết, điều 9 của Quy định an toàn giao thông đường bộ ghi rõ: “Căn cứ vào tình hình đường xá và lưu lượng phương tiện, cơ quan quản lý giao thông hoàn toàn có quyền hạn chế hoặc cấm các phương tiện”. Chính vì vậy, việc cấm xe máy là hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, chính quyền thành phố không thực hiện lệnh cấm xe máy một cách cứng nhắc. Xem xét đến nhu cầu đi lại của người già và người tàn tật, thành phố cấp thẻ xanh cho một số loại xe máy nhỏ, xe của người tàn tật, đồng thời không hạn chế hoạt động những xe máy thực hiện công vụ của một số cơ quan, đoàn thể như bệnh viện, cảnh sát…
Lấy tàu điện ngầm, xe bus thay thế
Tại Quảng Châu, để chuẩn bị cho việc cấm xe máy và hạn chế sự phản ứng của người dân, chính quyền thành phố đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng.
Cụ thể, 10 năm trước khi cấm hoàn toàn xe máy, Quảng Châu đã cho xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, mua thêm xe bus.
Thành phố bắt đầu cấm xe máy từ năm 2005, họ mua lại xe máy của người dân và thanh lý. Do mới xây dựng nên hệ thống tàu điện ngầm ở Quảng Châu rất hiện đại, tiện lợi nhanh chóng mà lại rẻ tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại khi họ bắt buộc phải từ bỏ xe máy – phương tiện di chuyển truyền thống.
Cho thuê xe đạp
Hai thành phố Hàng Châu (Chiết Giang) và Thượng Hải đã áp dụng hình thức cho thuê xe đạp tự động. Theo đó, người dân sẽ có những tấm thẻ thuê xe đạp tương tự như vé tháng xe bus ở Việt Nam.
Nếu muốn thuê xe, người dân sẽ quẹt thẻ và chìa khóa xe tự động bung ra, người thuê lấy xe đi và hết thời gian sử dụng lại trả về bất cứ địa điểm cho thuê xe nào. Đây là một cách làm rất đơn giản và tiện dụng.
Hiện tại, Hàng Châu có khoảng trên 2.000 điểm cho thuê xe tự động như vậy, với số lượng xe khoảng hơn 50.000 xe.
Như vậy, những người ở xa thành phố, sử dụng các phương tiện như tàu điện ngầm, xe bus vào thành phố làm việc có thể thuê xe đạp và sử dụng, nhu cầu di chuyến cả nhân trong đô thị không hề bị ảnh hưởng.
Tuy đã áp dụng nhiều phương thức để cấm xe máy và khuyến khích người dân sử dụng nhiều phương tiện thay thế, cảnh sát giao thông nhiều nơi vẫn đang đau đầu trước việc những chiếc xe máy bị cấm vẫn vô tư xuất hiện trên đường phố.
Đơn cử là tại thành phố Hàng Châu, Chiết Giang, với lệnh cấm được đưa ra từ lâu, việc lái xe máy trên đường bị coi là hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân lén lút sử dụng xe máy và chỉ “chào thua” khi bị cảnh sát bắt xe.
Lực lượng cảnh sát giao thông Hàng Châu cho biết, nhờ vào việc phối hợp chặt chẽ với nhau và có mặt tại nhiều chốt giao thông, việc bắt xe máy đã được thực hiện khá tốt.
Một viên cảnh sát Hàng Châu kể, những người lái xe máy mỗi khi bị phát hiện thường tìm mọi cách để trốn thoát, những lúc đó, cảnh sát giao thông chỉ thông báo cho lực lượng phía trước chặn đối tượng lại chứ không tiện đuổi theo.
Bởi theo kinh nghiệm của người này, một khi bị đuổi theo, người lái xe sẽ tăng tốc tìm mọi đường thoát, rất dễ gây tai nạn, rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra trong những trường hợp tương tự.
Người dân Hàng Châu thường đi xe máy ra ngoài vào ban đêm, khi không có nhiều cảnh sát giao thông trên đường.
Người dân thường phản ứng quy định này với những câu hỏi kiểu: “Vì sao lại cấm xe máy?” “Có hay không căn cứ pháp luật để cấm xe máy?”, “Lệnh cấm sẽ thực hiện như thế nào?”
Những chiếc xe máy đồng loạt bị xếp xó sau lệnh cấm |
Theo ông Dương, nguyên nhân chủ yếu đưa đến quyết định cấm loại phương tiện này là do tỷ lệ tai nạn khá cao. Tính từ tháng 8/2007 tới cuối năm 2009, số vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra là 252 vụ (chiếm 15% tổng số vụ tai nạn giao thông), làm chết 123 người (chiếm 16%).
Tờ Tân Kinh báo cho biết, nạn cướp xe máy ngày càng tăng cao dẫn đến nhiều hậu quả về người và tài sản cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới lệnh cấm.
Quang cảnh bãi xe máy bị thu hồi |
Trước việc nhiều người nghi ngờ căn cứ pháp luật của luật cấm xe máy, ông Dương Quân cho biết, điều 9 của Quy định an toàn giao thông đường bộ ghi rõ: “Căn cứ vào tình hình đường xá và lưu lượng phương tiện, cơ quan quản lý giao thông hoàn toàn có quyền hạn chế hoặc cấm các phương tiện”. Chính vì vậy, việc cấm xe máy là hoàn toàn hợp pháp.
Những chiếc xe đạp điện được lựa chọn để thay thế xe máy |
Lấy tàu điện ngầm, xe bus thay thế
Tại Quảng Châu, để chuẩn bị cho việc cấm xe máy và hạn chế sự phản ứng của người dân, chính quyền thành phố đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng.
Cụ thể, 10 năm trước khi cấm hoàn toàn xe máy, Quảng Châu đã cho xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, mua thêm xe bus.
Theo bạn, có nên cấm xe máy ở đô thị lớn?
|
Thành phố bắt đầu cấm xe máy từ năm 2005, họ mua lại xe máy của người dân và thanh lý. Do mới xây dựng nên hệ thống tàu điện ngầm ở Quảng Châu rất hiện đại, tiện lợi nhanh chóng mà lại rẻ tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại khi họ bắt buộc phải từ bỏ xe máy – phương tiện di chuyển truyền thống.
Cho thuê xe đạp
Hai thành phố Hàng Châu (Chiết Giang) và Thượng Hải đã áp dụng hình thức cho thuê xe đạp tự động. Theo đó, người dân sẽ có những tấm thẻ thuê xe đạp tương tự như vé tháng xe bus ở Việt Nam.
Nếu muốn thuê xe, người dân sẽ quẹt thẻ và chìa khóa xe tự động bung ra, người thuê lấy xe đi và hết thời gian sử dụng lại trả về bất cứ địa điểm cho thuê xe nào. Đây là một cách làm rất đơn giản và tiện dụng.
Những điểm cho thuê xe đạp công cộng tại Hàng Châu |
Như vậy, những người ở xa thành phố, sử dụng các phương tiện như tàu điện ngầm, xe bus vào thành phố làm việc có thể thuê xe đạp và sử dụng, nhu cầu di chuyến cả nhân trong đô thị không hề bị ảnh hưởng.
Tuy đã áp dụng nhiều phương thức để cấm xe máy và khuyến khích người dân sử dụng nhiều phương tiện thay thế, cảnh sát giao thông nhiều nơi vẫn đang đau đầu trước việc những chiếc xe máy bị cấm vẫn vô tư xuất hiện trên đường phố.
Đơn cử là tại thành phố Hàng Châu, Chiết Giang, với lệnh cấm được đưa ra từ lâu, việc lái xe máy trên đường bị coi là hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân lén lút sử dụng xe máy và chỉ “chào thua” khi bị cảnh sát bắt xe.
Những chiếc xe máy bị thu hồi được chất lên ô tô |
Một viên cảnh sát Hàng Châu kể, những người lái xe máy mỗi khi bị phát hiện thường tìm mọi cách để trốn thoát, những lúc đó, cảnh sát giao thông chỉ thông báo cho lực lượng phía trước chặn đối tượng lại chứ không tiện đuổi theo.
Việc cấm xe máy trước mắt sẽ làm thành phố trong lành hơn |
Người dân Hàng Châu thường đi xe máy ra ngoài vào ban đêm, khi không có nhiều cảnh sát giao thông trên đường.
Ngoài việc tuyên truyền, chính quyền Hàng Châu còn đề nghị người dân phối hợp để thực hiện triệt để việc cấm xe máy.
Chính quyền Hàng Châu đã mở hai đường dây nóng là 122 và 85066910 để người dân thông báo mỗi khi phát hiện một chiếc xe máy xuất hiện trên đường.
Bình luận