Trung Quốc sẽ quyết định lập Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông tùy theo tình hình an ninh tại đây.
Theo Reuters, đây là một trong những nội dung mà Đô đốc Tôn Kiến Quốc của Trung Quốc đưa ra ngày 31/5 tại Đối thoại Shangri-La.
Trước đó, việc cải tạo rầm rộ các bãi đá trên Biển Đông của Trung Quốc đã dẫn đến những đồn đoán rằng nước này sẽ sớm thiết lập ADIZ tại đây. Mỹ cũng đã bày tỏ lo ngại rằng hành vi phi pháp này của Trung Quốc có thể đe dọa đến tự do hàng hải và an ninh tại châu Á- Thái Bình Dương.
Mặc dù vậy, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La Đô đốc Tôn đã bao biện rằng, hành động của Trung Quốc là hòa bình và hợp pháp, và kêu gọi các nước không tiếp tục gây bất đồng.
“Không có lý do gì để các bên liên quan gây bất đồng về vấn đề Biển Đông”, ông Tôn nói và tuyên bố rằng việc Trung Quốc có quyết định thành lập ADIZ hay không tùy thuộc vào bất kỳ một sự đe dọa nào về an ninh hàng không và hàng hải đối với nước này ở Biển Đông.
Ông Tôn cũng phản ứng lại với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter rằng việc Trung Quốc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông có thể gây ra “những toan tính sai lầm dẫn đến xung đột”.
Cũng tại Đối thoại Shangri- La lần này, các quan chức Trung Quốc đã tổ chức 13 cuộc gặp song phương với quan chức các nước khác. Nhiều quan chức các nước cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Đối thoại Shangri-La là một hội nghị quốc tế và tôi cho rằng, phái đoàn Trung Quốc sẽ trở về nước và truyền đạt trung thực nhất những quan điểm của các nước khác”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói.
“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc cần phải làm rất nhiều việc để giành được sự tin cậy của các nước khác trên thế giới để đảm bảo rằng an ninh và ổn định trong khu vực không bị đổ vỡ”, ông Nakatani nói thêm.
Tại Đối thoại Shangri-La lần này, dù có nhiều bất đồng, song Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã kiềm chế hơn so với năm 2014 khi các bên ra sức chỉ trích nhau bằng những lời lẽ hết sức gay gắt.
Đô đốc Tôn cũng tránh không chỉ trích Mỹ quá nhiều, thay vào đó, ông lớn tiếng nhắc đến cam kết duy trì hòa bình của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Tôn khẳng định: “Khi có tranh chấp trên biển với các nước có liên quan, Trung Quốc luôn đặt lợi ích về an ninh hàng hải trong khu vực lên hàng đầu”. Cuối cùng, Đô đốc Tôn Kiến Quốc kêu gọi các bên “thay đối đầu bằng hợp tác”.
Nguồn: VOV
Theo Reuters, đây là một trong những nội dung mà Đô đốc Tôn Kiến Quốc của Trung Quốc đưa ra ngày 31/5 tại Đối thoại Shangri-La.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang rầm rộ cải tạo bãi đá Xu Bi |
Mặc dù vậy, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La Đô đốc Tôn đã bao biện rằng, hành động của Trung Quốc là hòa bình và hợp pháp, và kêu gọi các nước không tiếp tục gây bất đồng.
“Không có lý do gì để các bên liên quan gây bất đồng về vấn đề Biển Đông”, ông Tôn nói và tuyên bố rằng việc Trung Quốc có quyết định thành lập ADIZ hay không tùy thuộc vào bất kỳ một sự đe dọa nào về an ninh hàng không và hàng hải đối với nước này ở Biển Đông.
Ông Tôn cũng phản ứng lại với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter rằng việc Trung Quốc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông có thể gây ra “những toan tính sai lầm dẫn đến xung đột”.
Cũng tại Đối thoại Shangri- La lần này, các quan chức Trung Quốc đã tổ chức 13 cuộc gặp song phương với quan chức các nước khác. Nhiều quan chức các nước cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Đối thoại Shangri-La là một hội nghị quốc tế và tôi cho rằng, phái đoàn Trung Quốc sẽ trở về nước và truyền đạt trung thực nhất những quan điểm của các nước khác”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói.
“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc cần phải làm rất nhiều việc để giành được sự tin cậy của các nước khác trên thế giới để đảm bảo rằng an ninh và ổn định trong khu vực không bị đổ vỡ”, ông Nakatani nói thêm.
Tại Đối thoại Shangri-La lần này, dù có nhiều bất đồng, song Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã kiềm chế hơn so với năm 2014 khi các bên ra sức chỉ trích nhau bằng những lời lẽ hết sức gay gắt.
Đô đốc Tôn cũng tránh không chỉ trích Mỹ quá nhiều, thay vào đó, ông lớn tiếng nhắc đến cam kết duy trì hòa bình của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Tôn khẳng định: “Khi có tranh chấp trên biển với các nước có liên quan, Trung Quốc luôn đặt lợi ích về an ninh hàng hải trong khu vực lên hàng đầu”. Cuối cùng, Đô đốc Tôn Kiến Quốc kêu gọi các bên “thay đối đầu bằng hợp tác”.
Nguồn: VOV
Bình luận