(VTC News) - 9h sáng nay, giờ Việt Nam, 4 tàu hải giám Trung Quốc bắt đầu diễn tập ở Biển Đông, theo Đài phát thanh trung ương Trung Quốc.
Cả bốn tàu đều thuộc quyền của Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc chứ không phải hải quân.
Cuộc diễn tập do tàu hải giám mang số hiệu 83 dẫn đầu, cùng với đó là 3 tàu mang số hiệu: 84, 66, 71. Theo Tân Hoa Xã, 4 tàu hải giám nói trên sẽ diễn tập ở bãi đá Vĩnh Thử, thuộc quần đảo Trường Sa.
Nguồn tin của Tân Hoa Xã nói, các tàu hải giám sẽ diễn tập theo 3 đội hình: Đội hình hàng dọc, hàng ngang, đội hình vuông.
Chỉ huy cuộc diễn tập cho rằng, do 4 tàu có kích cỡ khác nhau nên việc lập đội hình sẽ có khó khăn nhất định. Viên chỉ huy cũng nói thêm, cuộc diễn tập còn có mục đích thử khả năng ứng phó của tàu hải giám trong điều kiện thời tiết phức tạp, nhiều khả năng sẽ xuất hiện mưa to, gió lớn ở vùng biển Trường Sa trong hôm nay.
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) đưa tin, trước khi vào biển Đông, 4 tàu hải giám khởi hành từ căn cứ Tam Á, thuộc đảo Hải Nam của nước này hôm 26/6 để thực thi cái gọi là “bảo vệ chủ quyền”.
Trong cuộc diễn tập lần này, còn có sự xuất hiện của trực thăng mang số hiệu B7712, nhưng CRI không nói trực thăng nằm trên tàu nào.
Trong diễn biến liên quan, ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp."
Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Cả bốn tàu đều thuộc quyền của Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc chứ không phải hải quân.
Cuộc diễn tập do tàu hải giám mang số hiệu 83 dẫn đầu, cùng với đó là 3 tàu mang số hiệu: 84, 66, 71. Theo Tân Hoa Xã, 4 tàu hải giám nói trên sẽ diễn tập ở bãi đá Vĩnh Thử, thuộc quần đảo Trường Sa.
4 tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: cnr.cn |
Nguồn tin của Tân Hoa Xã nói, các tàu hải giám sẽ diễn tập theo 3 đội hình: Đội hình hàng dọc, hàng ngang, đội hình vuông.
Chỉ huy cuộc diễn tập cho rằng, do 4 tàu có kích cỡ khác nhau nên việc lập đội hình sẽ có khó khăn nhất định. Viên chỉ huy cũng nói thêm, cuộc diễn tập còn có mục đích thử khả năng ứng phó của tàu hải giám trong điều kiện thời tiết phức tạp, nhiều khả năng sẽ xuất hiện mưa to, gió lớn ở vùng biển Trường Sa trong hôm nay.
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) đưa tin, trước khi vào biển Đông, 4 tàu hải giám khởi hành từ căn cứ Tam Á, thuộc đảo Hải Nam của nước này hôm 26/6 để thực thi cái gọi là “bảo vệ chủ quyền”.
Trong cuộc diễn tập lần này, còn có sự xuất hiện của trực thăng mang số hiệu B7712, nhưng CRI không nói trực thăng nằm trên tàu nào.
Trong diễn biến liên quan, ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp."
Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Bình luận