(VTC News) - Trung Quốc tuyên bố sẽ dùng biện pháp cứng rắn cần thiết để ngăn chặn các hành động tuần tra của Mỹ ở Biển Đông.
Theo Want China Times, những cáo buộc này được đưa ra sau khi CNN phát hành đoạn video độc quyền cho thấy máy bay do thám P-8 Poisedon của hải quân Mỹ bị Trung Quốc cảnh báo 8 lần khi làm nhiệm vụ trên vùng trời Biển Đông.
Trong video của CNN, có đoạn cảnh báo: "Đây là hải quân Trung Quốc. Đây là hải quân Trung Quốc. Làm ơn tránh xa để không xảy ra hiểu lầm". Đáp lại, các phi công Mỹ khẳng định họ vẫn đang bay trong không phận quốc tế và tiếp tục làm nhiệm vụ.
Theo trang mạng Sina, có thể chiếc P-8 Poisedon làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông thuộc đội tuần tra và trinh sát số 11 của hải quân Mỹ, cụ thể là phi đội tuần tra VP-45 có trụ sở tại căn cứ không quân Kadena, Okinawa.
Trang mạng này cũng cho rằng sứ mệnh của chiếc P-8 Poisedon này là thu thập thông tin tình báo về các hoạt động mà Bắc Kinh đang thực hiện trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời tìm kiếm các thông tin về việc triển khai quân sự của quân đội Trung Quốc trong khu vực.
Video máy bay do thám Mỹ ghi lại hoạt động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông
Những thông tin tình báo như vậy sẽ vô cùng hữu ích với Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc.
Want China Times cho rằng, ngoài sử dụng trực tiếp Mỹ cũng có thể cung cấp cho một số quốc gia ở Tây Thái Bình Dương các thông tin này để đối phó với Trung Quốc.
Vì vậy, trang mạng Sina kết luận rằng việc làm của Mỹ sẽ gây tổn hại rất nhiều đến an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Sau hành động giám sát của Mỹ, người đại diện Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Mỹ sau khi nước này phớt lờ lệnh ngừng bay của đất nước châu Á trên khu vực Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ rất "không hài lòng" với việc máy bay tuần tra P-8A Poseidon của Mỹ. Phóng viên theo máy bay của CNN cho biết, phía Trung Quốc đã 8 lần yêu cầu Mỹ ngừng ngay các hoạt động "do thám" trên lãnh thổ của họ.
Video phi cơ Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Ngoài ra, đại diện của Trung Quốc, Hồng Lỗi nói lực lượng đồn trú của họ đề nghị máy bay Mỹ rời khỏi khu vực này theo đúng luật pháp và lên án hành động này vi phạm nghiêm trọng đến an ninh hàng hải nước này. Đồng thời, ông cũng khẳng định tính các máy bay do thám đầy mạo hiểm và "khiêu khích".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ khu vực này và sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn cần thiết để ngăn chặn các hành động chống phá, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia", Hồng Lỗi cho biết.
Về phía Mỹ, Bộ Ngoại giao của họ đã bày tỏ lo ngại về tuyên bố phi lý của Trung Quốc về 'đường lưỡi bò' chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, gây ảnh hưởng tới vùng lãnh thổ trên biển của các quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines.
Còn Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương, Daniel Russel nói "Mỹ đang thực hiện các hoạt động hàng không ở không phận quốc tế ở khắp thế giới. Do đó, việc xuất hiện máy bay do thám trên Biển Đông là hoạt động thông thường và hoàn toàn phù hợp với luật pháp vì đó là hải phận, không phận quốc tế".
Tùng Đinh (theo Want China Times)
Theo Want China Times, những cáo buộc này được đưa ra sau khi CNN phát hành đoạn video độc quyền cho thấy máy bay do thám P-8 Poisedon của hải quân Mỹ bị Trung Quốc cảnh báo 8 lần khi làm nhiệm vụ trên vùng trời Biển Đông.
Máy bay do thám P-8 Poisedon của Hải quân Mỹ |
Theo trang mạng Sina, có thể chiếc P-8 Poisedon làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông thuộc đội tuần tra và trinh sát số 11 của hải quân Mỹ, cụ thể là phi đội tuần tra VP-45 có trụ sở tại căn cứ không quân Kadena, Okinawa.
Trang mạng này cũng cho rằng sứ mệnh của chiếc P-8 Poisedon này là thu thập thông tin tình báo về các hoạt động mà Bắc Kinh đang thực hiện trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời tìm kiếm các thông tin về việc triển khai quân sự của quân đội Trung Quốc trong khu vực.
Video máy bay do thám Mỹ ghi lại hoạt động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông
quocte/2015/05/21/Video-cnn-a-viet-1432211056.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Những thông tin tình báo như vậy sẽ vô cùng hữu ích với Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc.
Want China Times cho rằng, ngoài sử dụng trực tiếp Mỹ cũng có thể cung cấp cho một số quốc gia ở Tây Thái Bình Dương các thông tin này để đối phó với Trung Quốc.
Vì vậy, trang mạng Sina kết luận rằng việc làm của Mỹ sẽ gây tổn hại rất nhiều đến an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Sau hành động giám sát của Mỹ, người đại diện Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Mỹ sau khi nước này phớt lờ lệnh ngừng bay của đất nước châu Á trên khu vực Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ rất "không hài lòng" với việc máy bay tuần tra P-8A Poseidon của Mỹ. Phóng viên theo máy bay của CNN cho biết, phía Trung Quốc đã 8 lần yêu cầu Mỹ ngừng ngay các hoạt động "do thám" trên lãnh thổ của họ.
Video phi cơ Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Ngoài ra, đại diện của Trung Quốc, Hồng Lỗi nói lực lượng đồn trú của họ đề nghị máy bay Mỹ rời khỏi khu vực này theo đúng luật pháp và lên án hành động này vi phạm nghiêm trọng đến an ninh hàng hải nước này. Đồng thời, ông cũng khẳng định tính các máy bay do thám đầy mạo hiểm và "khiêu khích".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ khu vực này và sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn cần thiết để ngăn chặn các hành động chống phá, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia", Hồng Lỗi cho biết.
Về phía Mỹ, Bộ Ngoại giao của họ đã bày tỏ lo ngại về tuyên bố phi lý của Trung Quốc về 'đường lưỡi bò' chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, gây ảnh hưởng tới vùng lãnh thổ trên biển của các quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines.
Còn Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương, Daniel Russel nói "Mỹ đang thực hiện các hoạt động hàng không ở không phận quốc tế ở khắp thế giới. Do đó, việc xuất hiện máy bay do thám trên Biển Đông là hoạt động thông thường và hoàn toàn phù hợp với luật pháp vì đó là hải phận, không phận quốc tế".
Tùng Đinh (theo Want China Times)
Bình luận