Theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, nếu nước nào có hành động nào đó ở bên ngoài biên giới của mình thì cộng đồng quốc tế sẽ có phản ứng và đáp trả, ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống thiên tai Châu Á, khẳng định.
Buổi chia sẻ thông tin về biển Đông của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ sáng 13/5
Sáng nay 13/5, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã tổ chức buổi chia sẻ thông tin về biển Đông, trong đó tập trung đến sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Tham dự buổi đối thoại gồm các lãnh đạo, chuyên gia và hơn 300 đại diện đến từ các tổ chức phi Chính phủ quan tâm đến tình hình căng thẳng trên biển Đông hiện nay.
Tại buổi chia sẻ thông tin, ý kiến của các đại biểu thuộc nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế đã bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam trong sự việc này.
Những thông tin được các diễn giả Việt Nam đưa ra cũng nhận được sự đồng tình của bạn bè quốc tế, đặc biệt là các cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế đã được luật pháp quốc tế quy định.
Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống thiên tai Châu Á:
Việc Việt Nam đưa ra vấn đề Trung Quốc xâm chiếm thềm lục địa của mình ra LHQ chắc chắn là một bước đi hiệu quả vì LHQ là một cơ quan uy tín có nhiều nước thành viên nên nếu Việt Nam lên tiếng thì sẽ có nhiều nước biết đến tình hình thực tế tại Biển Đông.
Theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, nếu nước nào có hành động nào đó ở bên ngoài biên giới của mình thì cộng đồng quốc tế sẽ có phản ứng và đáp trả.
Ông Chuck Searcy, Cựu chiến binh Mỹ, Cố vấn quốc tế của dự án Project Renew giúp rà phá bom mìn còn sót lại ở Việt Nam:
Theo tôi, giải pháp hữu hiệu nhất trong lúc này là đưa được các bên tới bàn đàm phán. Việt Nam vẫn luôn nhận được sự ủng hộ của quốc tế không chỉ bây giờ mà đã từ lâu. Mặc dù hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có ý định ngồi vào bàn đàm phán nhưng tôi hi vọng sắp tới họ sẽ thay đổi quan điểm vì lợi ích của riêng họ để tránh các cuộc xâm chiếm và xung đột.
Trung Quốc đang đi quá xa và đẩy tình hình vào thế nguy hiểm không cần thiết. Tôi mong rằng các bên hãy vì lợi ích chung mà giải quyết vấn đề một cách hoà bình và đáp ứng yêu cầu của từng bên. Cho đến nay, Việt Nam đã đí đúng hướng, vừa cương quyết vừa bày tỏ lo ngại nhưng cũng rất thận trọng
.
Là một tổ chức NGO (phi chính phủ) hoạt động tại Việt Nam, tôi cho rằng NGO không có ảnh hưởng lớn trong tình hình hiện nay. Nhưng chúng tôi muốn hoà vào tiếng nói chung để tránh bất cứ một cuộc chiến tranh hay đổ máu nào để người dân không bị hi sinh, tổn thương, mất nhà cửa…
Ông Ramesh Khadka, Tiến sĩ, chuyên gia cao cấp của tổ chức ActionAid, quốc tịch Myanmar, nhiều năm làm cho tổ chức Bảo tồn thiên nhiêu quốc tế ( WWF) tại Việt Nam:
Ông Ramesh Khadka, Tiến sĩ, chuyên gia cao cấp của tổ chức ActionAid
Sau tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Myanmar, Việt Nam đã tạo được sự ủng hộ và đoàn kết của các nước ASEAN, đồng thời gây sức ép đối với Trung Quốc.
Tuyên bố của ông rất rõ ràng và đúng đắn. Tôi cho rằng những hành động vừa qua của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ tạo ra những phản ứng tiêu cực cho việc tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC) và chắc chắn sẽ phải tiến hành nhiều cuộc đàm phán nữa về quyền lãnh thổ.
Chúng ta nên dự đoán rằng trong trường hợp không đạt được kết quả nào thì ta phải có khung pháp lý hợp lý để đối phó với tình trạng hiện nay. Việt Nam và Trung Quốc nên dựa vào cơ sở mối quan hệ cao cấp nhất giữa các nhà lãnh đạo hai nước tại các vòng đàm phán song phương nhưng phải cùng cam kết tuân thủ các qui định pháp lý theo luật pháp quốc tế về luật biển.
Video: Thêm bằng chứng Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam
Trong các cuộc đàm phán đa phương, hãy tận dụng các nước ASEAN để có thể cùng đàm phán ở cấp cao nhất và cũng nên tham khảo cơ chế quốc tế trong đó có điều khoản cho phép các siêu cường tham gia vào các cuộc đàm phán ở cấp quốc gia.
Theo Người lao động
Sáng nay 13/5, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã tổ chức buổi chia sẻ thông tin về biển Đông, trong đó tập trung đến sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống thiên tai Châu Á |
Tại buổi chia sẻ thông tin, ý kiến của các đại biểu thuộc nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế đã bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam trong sự việc này.
Những thông tin được các diễn giả Việt Nam đưa ra cũng nhận được sự đồng tình của bạn bè quốc tế, đặc biệt là các cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế đã được luật pháp quốc tế quy định.
Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống thiên tai Châu Á:
Việc Việt Nam đưa ra vấn đề Trung Quốc xâm chiếm thềm lục địa của mình ra LHQ chắc chắn là một bước đi hiệu quả vì LHQ là một cơ quan uy tín có nhiều nước thành viên nên nếu Việt Nam lên tiếng thì sẽ có nhiều nước biết đến tình hình thực tế tại Biển Đông.
Theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, nếu nước nào có hành động nào đó ở bên ngoài biên giới của mình thì cộng đồng quốc tế sẽ có phản ứng và đáp trả.
Ông Chuck Searcy, Cựu chiến binh Mỹ, Cố vấn quốc tế của dự án Project Renew giúp rà phá bom mìn còn sót lại ở Việt Nam:
Theo tôi, giải pháp hữu hiệu nhất trong lúc này là đưa được các bên tới bàn đàm phán. Việt Nam vẫn luôn nhận được sự ủng hộ của quốc tế không chỉ bây giờ mà đã từ lâu. Mặc dù hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có ý định ngồi vào bàn đàm phán nhưng tôi hi vọng sắp tới họ sẽ thay đổi quan điểm vì lợi ích của riêng họ để tránh các cuộc xâm chiếm và xung đột.
Trung Quốc đang đi quá xa và đẩy tình hình vào thế nguy hiểm không cần thiết. Tôi mong rằng các bên hãy vì lợi ích chung mà giải quyết vấn đề một cách hoà bình và đáp ứng yêu cầu của từng bên. Cho đến nay, Việt Nam đã đí đúng hướng, vừa cương quyết vừa bày tỏ lo ngại nhưng cũng rất thận trọng
Ông Chuck Searcy, cựu chiến binh Mỹ. |
Là một tổ chức NGO (phi chính phủ) hoạt động tại Việt Nam, tôi cho rằng NGO không có ảnh hưởng lớn trong tình hình hiện nay. Nhưng chúng tôi muốn hoà vào tiếng nói chung để tránh bất cứ một cuộc chiến tranh hay đổ máu nào để người dân không bị hi sinh, tổn thương, mất nhà cửa…
Ông Ramesh Khadka, Tiến sĩ, chuyên gia cao cấp của tổ chức ActionAid, quốc tịch Myanmar, nhiều năm làm cho tổ chức Bảo tồn thiên nhiêu quốc tế ( WWF) tại Việt Nam:
Ông Ramesh Khadka, Tiến sĩ, chuyên gia cao cấp của tổ chức ActionAid
Sau tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Myanmar, Việt Nam đã tạo được sự ủng hộ và đoàn kết của các nước ASEAN, đồng thời gây sức ép đối với Trung Quốc.
Tuyên bố của ông rất rõ ràng và đúng đắn. Tôi cho rằng những hành động vừa qua của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ tạo ra những phản ứng tiêu cực cho việc tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC) và chắc chắn sẽ phải tiến hành nhiều cuộc đàm phán nữa về quyền lãnh thổ.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Chúng ta nên dự đoán rằng trong trường hợp không đạt được kết quả nào thì ta phải có khung pháp lý hợp lý để đối phó với tình trạng hiện nay. Việt Nam và Trung Quốc nên dựa vào cơ sở mối quan hệ cao cấp nhất giữa các nhà lãnh đạo hai nước tại các vòng đàm phán song phương nhưng phải cùng cam kết tuân thủ các qui định pháp lý theo luật pháp quốc tế về luật biển.
Video: Thêm bằng chứng Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam
Trong các cuộc đàm phán đa phương, hãy tận dụng các nước ASEAN để có thể cùng đàm phán ở cấp cao nhất và cũng nên tham khảo cơ chế quốc tế trong đó có điều khoản cho phép các siêu cường tham gia vào các cuộc đàm phán ở cấp quốc gia.
Theo Người lao động
Bình luận