(VTC News) - Chuyên gia Anh cho rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông xét ở khía cạnh nào đó có thể là phản ứng theo kiểu 'vỗ mặt' Chính quyền Mỹ.
Ông Edward Schwarck, Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), mới đây cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông là thách thức nghiêm trọng đối với khu vực.
Ông Schwarck nói rằng thời điểm Trung Quốc quyết định hạ đặt giàn khoan rất đáng chú ý. Nó xảy ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du đến Đông Á, nơi ông đã đưa ra hàng loạt cam kết mạnh mẽ về an ninh, như những đảm bảo về an ninh cho Nhật Bản, hay một thỏa thuận hợp tác quân sự với Philippines.
Như vậy, quyết định của Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông xét ở khía cạnh nào đó có thể là một phản ứng theo kiểu "vỗ mặt" Chính quyền Washington nhằm chứng minh rằng Bắc Kinh không bị ngăn cản bởi những cam kết an ninh của Mỹ.
Theo ông Schwarck, Trung Quốc muốn khẳng định họ vẫn duy trì khả năng đẩy căng thẳng ở Biển Đông leo thang tùy theo ý định của mình.
Ông Schwarck cũng cho rằng có lẽ còn tương đối sớm khi đề cập đến những ý đồ lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông nếu xem xét bối cảnh họ hạ đặt giàn khoan dầu mới này. Tuy nhiên, đây có thể là một phần của chiến lược mà Trung Quốc đang triển khai nhằm thực hiện những bước đi có lợi, từ đó thúc đẩy việc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.
Hành động kiểu này của Trung Quốc tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam và các bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Theo học giả này, xét dưới nhiều góc độ khác nhau thì những tuyên bố hoặc quyết định triển khai hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông đều đi ngược lại với chính sách hiện nay của Chính phủ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chính phủ của ông Tập Cận Bình đề ra chính sách thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và tin cậy với các nước láng giềng ở Biển Đông. Và cũng xét dưới nhiều khía cạnh khác, thì vụ việc mới nhất này phản ánh những mâu thuẫn trái ngược nhau trong sâu thẳm chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á.
Nồi nước sôi
Trong khi đó, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động ngang ngược liên tiếp khiến tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, các chuyên gia phân tích nhận định rằng vùng biển này đang trở thành một “nồi nước sôi".
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, những căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á thực hiện một động thái phòng thủ mạnh mẽ hơn và bám chặt hơn vào chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực.
Theo các chuyên gia, các quốc gia Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ bám chặt hơn vào một sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực để làm Bắc Kinh mất tinh thần. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng cuộc tập trận “Vai kề vai” được Mỹ và Philippines tổ chức trong tuần này có khả năng dẫn đến những cuộc đối đầu ngoài ý muốn trên biển.
Tiến sĩ Oh Ei Sun, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định: “Thái độ của Trung Quốc đang gây ra sự khó hiểu. Bắc Kinh nói rằng họ muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng của mình, nhưng họ lại cũng đang cố tình hành động ngày càng quyết liệt hơn".
Về lập trường của ASEAN đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Tiến sĩ Oh Ei Sun cho rằng: “Các quốc gia Đông Nam Á đang thấy rằng Trung Quốc đang làm cho vụ tranh chấp leo thang, thay vì là cho vụ việc lắng xuống".
Tùng Đinh (Tổng hợp)
Ông Edward Schwarck, Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), mới đây cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông là thách thức nghiêm trọng đối với khu vực.
Giàn khoan HD-981 trị giá 1 tỷ USD |
Như vậy, quyết định của Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông xét ở khía cạnh nào đó có thể là một phản ứng theo kiểu "vỗ mặt" Chính quyền Washington nhằm chứng minh rằng Bắc Kinh không bị ngăn cản bởi những cam kết an ninh của Mỹ.
Ông Edward Schwarck - Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh - Ảnh: TTXVN |
Ông Schwarck cũng cho rằng có lẽ còn tương đối sớm khi đề cập đến những ý đồ lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông nếu xem xét bối cảnh họ hạ đặt giàn khoan dầu mới này. Tuy nhiên, đây có thể là một phần của chiến lược mà Trung Quốc đang triển khai nhằm thực hiện những bước đi có lợi, từ đó thúc đẩy việc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.
Hành động kiểu này của Trung Quốc tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam và các bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Video mới nhất: Tàu Trung Quốc ngang ngược đâm tàu Việt Nam
Theo học giả này, xét dưới nhiều góc độ khác nhau thì những tuyên bố hoặc quyết định triển khai hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông đều đi ngược lại với chính sách hiện nay của Chính phủ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chính phủ của ông Tập Cận Bình đề ra chính sách thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và tin cậy với các nước láng giềng ở Biển Đông. Và cũng xét dưới nhiều khía cạnh khác, thì vụ việc mới nhất này phản ánh những mâu thuẫn trái ngược nhau trong sâu thẳm chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á.
Nồi nước sôi
Trong khi đó, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động ngang ngược liên tiếp khiến tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, các chuyên gia phân tích nhận định rằng vùng biển này đang trở thành một “nồi nước sôi".
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, những căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á thực hiện một động thái phòng thủ mạnh mẽ hơn và bám chặt hơn vào chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực.
Video Việt Nam sẽ thắng nếu kiện Trung Quốc
Theo các chuyên gia, các quốc gia Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ bám chặt hơn vào một sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực để làm Bắc Kinh mất tinh thần. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng cuộc tập trận “Vai kề vai” được Mỹ và Philippines tổ chức trong tuần này có khả năng dẫn đến những cuộc đối đầu ngoài ý muốn trên biển.
Tiến sĩ Oh Ei Sun, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định: “Thái độ của Trung Quốc đang gây ra sự khó hiểu. Bắc Kinh nói rằng họ muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng của mình, nhưng họ lại cũng đang cố tình hành động ngày càng quyết liệt hơn".
Về lập trường của ASEAN đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Tiến sĩ Oh Ei Sun cho rằng: “Các quốc gia Đông Nam Á đang thấy rằng Trung Quốc đang làm cho vụ tranh chấp leo thang, thay vì là cho vụ việc lắng xuống".
Tùng Đinh (Tổng hợp)
Bình luận