(VTC News) – Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng lo ngại những rủi ro có thể đến với ngư dân trong thời điểm Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá phi lý ở vùng biển Việt Nam.
Nói về lệnh cấm khai thác hải sản trên biển Đông của Trung Quốc, ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: "Chúng tôi kịch liệt lên án, phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của phía Trung Quốc vì lệnh cấm vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.
Ngay sau khi nhận được thông tin này, chúng tôi đã tuyên truyền cho ngư dân Quảng Nam nắm bắt và xem đây tuyên bố phi lý, vô giá trị, các hoạt động đánh bắt trên ngư trường truyền thống vẫn diễn ra bình thường, nhất là đang vào vụ cá Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng động viên ngư dân tiếp tục bám biển, giữ chủ quyền và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng tỉnh”.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng thông tin: “Nhiều ngư dân cho biết, năm ngoái tàu Trung Quốc quấy nhiễu rất trắng trợn và xua đuổi, ngăn chặn tàu cá ngư dân mình hoạt động trên vùng biển gần khu vực giàn khoan mà họ đang kéo đến. Năm nào ngư dân mình vào vụ cá Nam thì phía Trung Quốc cũng đưa ra lệnh cấm vô lý đó. Nhưng ngư dân mình cũng vẫn vươn khơi đàng hoàng bởi lệnh ấy không có hiệu lực pháp lý”.
Tuy nhiên, theo ông Lĩnh, lệnh cấm này sẽ gây khó khăn rất nhiều đối với ngư dân do chi phí xăng dầu, phí tổn đang cao.
Bên cạnh đó, lợi dụng lệnh này, tàu thuyền Trung Quốc càng làm tới, có thể tấn công, cướp trắng trợn thành quả của ngư dân Việt Nam.
Tuy vậy, ông Lĩnh cho rằng lợi thế của ngư dân ta là hành nghề hợp pháp trên vùng biển chủ quyền và có các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư bảo vệ.
Sáng 18/5, PV VTC News đã liên lạc với ông Võ Công Chánh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa để tìm hiểu phản ứng của địa phương này đối với lệnh cấm nhưng ông Chánh cho hay đang đi công tác và chưa có trả lời về vụ việc này.
Quyết tâm ra khơi bám biển
Hai ngày sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh đánh bắt cá phi lý ngay cả trên vùng biển Việt Nam, chúng tôi đến thăm ngư dân đang neo đậu tại Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng).
Không khí chuẩn bị cho mùa vươn khơi mới vẫn tấp nập và nhộn nhịp như thường lệ. Tịnh không thấy ai nhắc đến lệnh cấm đánh bắt nào dù họ đã phải đương đầu với cái thứ gọi là lệnh cấm đó của Trung Quốc thường niên vài năm qua.
Ngư dân Nguyễn Trung Tín (Quảng Ngãi), chủ tàu cá QNg 94583TS cùng thợ đang khẩn trương vá lưới, chuẩn bị cho chuyến ra khơi trong vài ngày tới.
“Nghề giả cào được ngư dân Quảng Ngãi làm từ xưa đến nay. Vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân chúng tôi bao đời nay nên mình cứ đánh bắt chứ hề chi,” anh Tín nói.
“Mấy hôm nay cũng có nghe thông tin cấm này nọ, nhưng chúng tôi không để ý lắm, bởi mình đánh trên vùng biển của nước mình chứ có phải mình ăn cắp, ăn trộm đâu mà sợ,” - anh Tín cho biết thêm.
Khi tôi hỏi anh có nghe tin về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc bao trùm cả vào ngư trường của ta và rằng anh có thấy sợ vì hoạt động đánh bắt của mình và bà con sẽ bị ảnh hưởng, anh Tín cười lớn: “Trung Quốc đừng cậy thế mà làm xằng bậy. Tôi tin mình sẽ được nhà nước bảo vệ.”
Tại chân cầu cảng Âu thuyền Thọ Quang, hàng trăm ngư dân tấp nập chuẩn bị cho chuyến đi biển mới lại hối hả, hứa hẹn mùa cá bội thu.
Một chủ tàu vừa chỉ vào "núi" tiếp phẩm đang chuẩn bị chuyển lên tàu cho chuyến vươn khơi vào ngày mai chia sẻ: "Tôi vẫn chuẩn bị phí tổn, mua lương thực, thực phẩm cho chuyến vươn khơi ngày mai đây này. Cứ ngồi đó nghe lệnh cấm của họ thì có mà chết đói. Tôi tin chính phủ sẽ có những hành động bảo vệ ngư dân làm ăn chân chính trên vùng biển tổ quốc".
Trong khi đó, bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152TS từng bị bị tàu sắt Trung Quốc đâm chìm ngày 25/6/2014 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam cho biết, mặc dù đánh bắt trên vùng biển của nước mình nhưng tàu Trung Quốc vẫn đến xua đuổi. Ai cũng bức xúc, nhưng tàu họ lớn nên đành tránh đi rồi đánh tiếp.
"Nhiều lúc họ làm căng quá, đuổi ghê quá thì anh em cho tàu vô bờ, chịu mất phí tổn. Nhưng rồi cũng phải đi chứ lấy chi sống đây. Có chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên chúng tôi sẽ vay mượn để đi tiếp. Lấy chuyến được bù chuyến hụt.” - bà Hoa tâm sự.
“Khi nào vay không ra hẵng tính, chứ mình không đi, họ chiếm luôn biển à. Cấm là chuyện của họ, mà đây đâu phải lần đầu, mình đi cứ đi,” bà Hoa chia sẻ thêm.
Bửu Lân
Nói về lệnh cấm khai thác hải sản trên biển Đông của Trung Quốc, ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: "Chúng tôi kịch liệt lên án, phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của phía Trung Quốc vì lệnh cấm vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.
Ngay sau khi nhận được thông tin này, chúng tôi đã tuyên truyền cho ngư dân Quảng Nam nắm bắt và xem đây tuyên bố phi lý, vô giá trị, các hoạt động đánh bắt trên ngư trường truyền thống vẫn diễn ra bình thường, nhất là đang vào vụ cá Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng động viên ngư dân tiếp tục bám biển, giữ chủ quyền và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng tỉnh”.
Video: Ngư dân kiên trì bám biển, đánh bắt cá quanh giàn khoan Hải Dương 981
quocte/2014/06/10/Video-ngu-dan-bat-ca-quanh-gian-khoan-Hai-Duong-981-1402358119.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng thông tin: “Nhiều ngư dân cho biết, năm ngoái tàu Trung Quốc quấy nhiễu rất trắng trợn và xua đuổi, ngăn chặn tàu cá ngư dân mình hoạt động trên vùng biển gần khu vực giàn khoan mà họ đang kéo đến. Năm nào ngư dân mình vào vụ cá Nam thì phía Trung Quốc cũng đưa ra lệnh cấm vô lý đó. Nhưng ngư dân mình cũng vẫn vươn khơi đàng hoàng bởi lệnh ấy không có hiệu lực pháp lý”.
Tuy nhiên, theo ông Lĩnh, lệnh cấm này sẽ gây khó khăn rất nhiều đối với ngư dân do chi phí xăng dầu, phí tổn đang cao.
Ngư dân Bình Định đánh bắt cá trên vùng biển Trường Sa, Việt Nam. (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Tuy vậy, ông Lĩnh cho rằng lợi thế của ngư dân ta là hành nghề hợp pháp trên vùng biển chủ quyền và có các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư bảo vệ.
Sáng 18/5, PV VTC News đã liên lạc với ông Võ Công Chánh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa để tìm hiểu phản ứng của địa phương này đối với lệnh cấm nhưng ông Chánh cho hay đang đi công tác và chưa có trả lời về vụ việc này.
Quyết tâm ra khơi bám biển
Hai ngày sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh đánh bắt cá phi lý ngay cả trên vùng biển Việt Nam, chúng tôi đến thăm ngư dân đang neo đậu tại Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng).
Không khí chuẩn bị cho mùa vươn khơi mới vẫn tấp nập và nhộn nhịp như thường lệ. Tịnh không thấy ai nhắc đến lệnh cấm đánh bắt nào dù họ đã phải đương đầu với cái thứ gọi là lệnh cấm đó của Trung Quốc thường niên vài năm qua.
Ngư dân Nguyễn Trung Tín (Quảng Ngãi), chủ tàu cá QNg 94583TS cùng thợ đang khẩn trương vá lưới, chuẩn bị cho chuyến ra khơi trong vài ngày tới.
“Nghề giả cào được ngư dân Quảng Ngãi làm từ xưa đến nay. Vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân chúng tôi bao đời nay nên mình cứ đánh bắt chứ hề chi,” anh Tín nói.
“Mấy hôm nay cũng có nghe thông tin cấm này nọ, nhưng chúng tôi không để ý lắm, bởi mình đánh trên vùng biển của nước mình chứ có phải mình ăn cắp, ăn trộm đâu mà sợ,” - anh Tín cho biết thêm.
Khi tôi hỏi anh có nghe tin về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc bao trùm cả vào ngư trường của ta và rằng anh có thấy sợ vì hoạt động đánh bắt của mình và bà con sẽ bị ảnh hưởng, anh Tín cười lớn: “Trung Quốc đừng cậy thế mà làm xằng bậy. Tôi tin mình sẽ được nhà nước bảo vệ.”
Tại chân cầu cảng Âu thuyền Thọ Quang, hàng trăm ngư dân tấp nập chuẩn bị cho chuyến đi biển mới lại hối hả, hứa hẹn mùa cá bội thu.
Một chủ tàu vừa chỉ vào "núi" tiếp phẩm đang chuẩn bị chuyển lên tàu cho chuyến vươn khơi vào ngày mai chia sẻ: "Tôi vẫn chuẩn bị phí tổn, mua lương thực, thực phẩm cho chuyến vươn khơi ngày mai đây này. Cứ ngồi đó nghe lệnh cấm của họ thì có mà chết đói. Tôi tin chính phủ sẽ có những hành động bảo vệ ngư dân làm ăn chân chính trên vùng biển tổ quốc".
Trong khi đó, bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152TS từng bị bị tàu sắt Trung Quốc đâm chìm ngày 25/6/2014 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam cho biết, mặc dù đánh bắt trên vùng biển của nước mình nhưng tàu Trung Quốc vẫn đến xua đuổi. Ai cũng bức xúc, nhưng tàu họ lớn nên đành tránh đi rồi đánh tiếp.
"Nhiều lúc họ làm căng quá, đuổi ghê quá thì anh em cho tàu vô bờ, chịu mất phí tổn. Nhưng rồi cũng phải đi chứ lấy chi sống đây. Có chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên chúng tôi sẽ vay mượn để đi tiếp. Lấy chuyến được bù chuyến hụt.” - bà Hoa tâm sự.
“Khi nào vay không ra hẵng tính, chứ mình không đi, họ chiếm luôn biển à. Cấm là chuyện của họ, mà đây đâu phải lần đầu, mình đi cứ đi,” bà Hoa chia sẻ thêm.
Bửu Lân
Bình luận