Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 21/4 xác nhận việc bắn thử tên lửa tầm xa mới nhất DF-41 vào Biển Đông trong tuần này, giữa lúc căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng.
Tin về vụ thử đã được trang tin Mỹ Washington Free Beacon đưa tin hôm 19/4. Bộ Quốc phòng Trung Quốc biện hộ về vụ thử này như sau: “Trung Quốc tiến hành thí nghiệm khoa học bên trong lãnh thổ của mình là điều bình thường và các thí nghiệm này không nhằm vào bất cứ đất nước hay mục tiêu cụ thể nào”.
Tin về vụ thử đã được trang tin Mỹ Washington Free Beacon đưa tin hôm 19/4. Bộ Quốc phòng Trung Quốc biện hộ về vụ thử này như sau: “Trung Quốc tiến hành thí nghiệm khoa học bên trong lãnh thổ của mình là điều bình thường và các thí nghiệm này không nhằm vào bất cứ đất nước hay mục tiêu cụ thể nào”.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc. Ảnh SCMP |
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay tên lửa tầm xa đã được bắn thử “gần Nam Hải (Biển Đông) hôm 12/4”. Địa điểm cuộc thử DF-41 không được tiết lộ. Các vệ tinh tình báo và các cảm biến khác của Mỹ đã theo dõi chặt chẽ cuộc thử này.
Các quan chức bộ quốc phòng Trung Quốc tiết lộ rằng một tên lửa đạn đạo DF-41 mới đã được phóng và mang 2 đầu đạn giả. Tên lửa DF-41 thuộc loại mang nhiều đầu đạn độc lập nhắm các mục tiêu khác nhau (MIRV).
DF-41 là tên lửa tầm xa mới nhất và sát thương lớn nhất của Trung Quốc, có tầm bắn ước tính lên đến khoảng 14.000 kilomet, có thể bắn tới mọi địa điểm của Mỹ.
Các quan chức bộ quốc phòng Trung Quốc tiết lộ rằng một tên lửa đạn đạo DF-41 mới đã được phóng và mang 2 đầu đạn giả. Tên lửa DF-41 thuộc loại mang nhiều đầu đạn độc lập nhắm các mục tiêu khác nhau (MIRV).
DF-41 là tên lửa tầm xa mới nhất và sát thương lớn nhất của Trung Quốc, có tầm bắn ước tính lên đến khoảng 14.000 kilomet, có thể bắn tới mọi địa điểm của Mỹ.
Video: Tên lửa Trung Quốc ở Phú Lâm, Hoàng Sa đã sẵn sàng nhắm bắn
Gần đây Trung Quốc đã tiến hành một số vụ thử tên lửa mang đầu đạn mô phỏng. Việc gia tăng sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc làm dấy lên mối quan ngại rằng Bắc Kinh đang xây dựng năng lực tấn công phủ đầu, sử dụng các tên lửa cơ động mang nhiều đầu đạn.
Học thuyết quân sự của Trung Quốc trong quá khứ là Bắc Kinh không sử dụng vũ khí hạt nhân trước trong một cuộc xung đột.
Nguồn: Kiến Thức
Học thuyết quân sự của Trung Quốc trong quá khứ là Bắc Kinh không sử dụng vũ khí hạt nhân trước trong một cuộc xung đột.
Nguồn: Kiến Thức
Bình luận