(VTC News) - Trong quan hệ với các nước, các đảng phái, tổ chức chính trị, Trung Quốc thường có thái độ kẻ cả, nêu những ý kiến và điều kiện ngang ngược.
Bắc Kinh muốn buộc các nước phải theo, xâm phạm thô bạo vào công việc nội bộ nước khác. Nếu đối tác, bạn bè không nghe theo thì Trung Quốc trở mặt đe dọa, tẩy chay, trừng phạt.
Năm 1958, Trung Quốc tạo ra vụ khủng hoảng Đài Loan lần thứ hai và yêu cầu Liên Xô can thiệp. Liên Xô khước từ, thế là Trung Quốc phê phán Liên Xô là không hữu nghị, bỏ rơi đồng minh.
Năm 1962, khi Liên Xô quyết định gửi tên lửa sang Cuba, Trung Quốc không có ý kiến gì. Nhưng khi Liên Xô rút tên lửa về thì Trung Quốc lại phê phán là Liên Xô đầu hàng.
Đầu những năm 1960, Trung Quốc đòi Liên Xô phải công khai tuyên bố Nghị quyết các Đại hội 20, 21, 22 Đảng Cộng sản Liên Xô là sai lầm và hứa (!) không tái phạm. Trung Quốc cũng tự phong cho mình vai trò 'lãnh đạo cách mạng thế giới'.
Không đạt được mục đích, Trung Quốc đơn phương hủy bỏ các hợp đồng kinh tế đã ký với Liên Xô, nhưng lại tuyên truyền rằng Liên Xô cắt viện trợ của Trung Quốc. Các nước, các đảng cộng sản, đảng công nhân khác, Trung Quốc không chủ trương họp chung mà chỉ đàm phán tay đôi để gây sức ép và lôi kéo từng nước, từng đảng.
Khi các nước có ý kiến khác với Trung Quốc đều bị Trung Quốc quy là 'xét lại' và cắt viện trợ, hủy các hợp đồng kinh tế, rút chuyên gia về nước như với Cuba năm 1966, với Anbani và Việt Nam năm 1978.
Năm 1966, để tạo thêm thế lực cho Trung Quốc trong việc mở quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc đòi Đảng Cộng sản Nhật chuyển sang đấu tranh vũ trang. Để hỗ trợ cho tàn quân Khmer Đỏ hoạt động, Trung Quốc chỉ đạo Đảng Cộng sản Thái Lan ngừng hoạt động và trở về hợp tác với Chính quyền Thái Lan năm 1983.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Trung Quốc từng yêu cầu Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Xô với lí do Liên Xô viện trợ thì sẽ ăn cắp bí mật của Việt Nam bán cho Mỹ!
Trung Quốc đòi Việt Nam mở rộng cho Mỹ đánh phá miền Bắc, gọi đó là để 'chia lửa với miền Nam'! Khi Việt Nam đòi Mỹ phải chấm dứt ném bom đánh phá miền Bắc, Trung Quốc phản đối, gọi đó là 'chia rẽ Bắc Nam', là làm 'rối loạn dư luận thế giới, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới'.
Trung Quốc ngầm thỏa thuận không đánh nhau với Mỹ nhưng lại nói với Việt Nam: Trung Quốc cũng mong Mỹ đánh vào Trung Quốc để mau được thống nhất và chia lửa với Việt Nam; 'trong đời tôi, cũng mong được tham gia chiến đấu quyết liệt với Mỹ'!
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cự tuyệt quốc tế hóa các tranh cãi, vì sợ bị cô lập. Thay vào đó, Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước liên quan để dễ bề áp đặt, khống chế. Trung Quốc cũng dùng chiêu bài kinh tế để mua chuộc, răn đe, buộc một số nước ASEAN phải nghe theo Trung Quốc.
Trung Quốc còn dùng các thủ đoạn rất tinh vi để lôi kéo ban lãnh đạo các nước, từ ưu đãi vật chất, chăm sóc tình cảm, nuôi con cái ăn học, tuyên truyền giáo dục đường lối của Trung Quốc, nhưng khi cần thì thực hiện những hành động trừng phạt để uy hiếp.
Trung Quốc cũng là “bậc thầy” trong việc dùng các biểu hiện hữu nghị, các diễn đạt “có cánh” để che dấu ý đồ vụ lợi của mình, dùng các lập luận ngụy biện để che dấu ý đồ thật. Khó tìm được cơ sở để có thể kết luận là Trung Quốc có được tình hữu nghị thực sự với ai, Trung Quốc có thật lòng giúp đỡ ai.
Ý đồ thực của Trung Quốc không đi theo lới nói. Những lời hứa và thỏa thuận ký với Trung Quốc đều không có tính vững chắc. Khi thấy sự việc không còn có lợi cho Trung Quốc thì Trung Quốc sẵn sàng đảo ngược mọi vấn đề.
Cùng với chủ nghĩa nước lớn Đại Hán và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền là một “đặc sản” của Trung Quốc, đã ăn vào máu thịt của giới cầm quyền Trung Hoa từ đời này sang đời khác.
Ngày nay, được hỗ trợ bởi tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh, chủ nghĩa bá quyền được Bắc Kinh thực hiện ngày một trắng trợn, ngạo mạn, hung hăng. Tuy nhiên, trong quá khứ, sự bành trướng của Trung Quốc từng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của các nước lân bang.
Và thế giới ngày nay cũng đã đổi khác: không ai có quyền và có khả năng áp đặt bất cứ thứ gì với một dân tộc khác; cũng không quốc gia dân tộc nào chịu để một nước khác tước đoạt lợi ích của dân tộc mình.
Trung Quốc hãy cư xử khác đi, hãy chân thành hơn, minh bạch hơn, cho xứng tầm của một cường quốc, xứng đáng với một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của nhân loại.
Đăng Song
Bắc Kinh muốn buộc các nước phải theo, xâm phạm thô bạo vào công việc nội bộ nước khác. Nếu đối tác, bạn bè không nghe theo thì Trung Quốc trở mặt đe dọa, tẩy chay, trừng phạt.
Năm 1958, Trung Quốc tạo ra vụ khủng hoảng Đài Loan lần thứ hai và yêu cầu Liên Xô can thiệp. Liên Xô khước từ, thế là Trung Quốc phê phán Liên Xô là không hữu nghị, bỏ rơi đồng minh.
Năm 1962, khi Liên Xô quyết định gửi tên lửa sang Cuba, Trung Quốc không có ý kiến gì. Nhưng khi Liên Xô rút tên lửa về thì Trung Quốc lại phê phán là Liên Xô đầu hàng.
Tướng Vương Quán Trung lớn tiếng chỉ trích Mỹ và Nhật nhưng ngắc ngứ trước các câu hỏi - Ảnh: Tuổi trẻ |
Đầu những năm 1960, Trung Quốc đòi Liên Xô phải công khai tuyên bố Nghị quyết các Đại hội 20, 21, 22 Đảng Cộng sản Liên Xô là sai lầm và hứa (!) không tái phạm. Trung Quốc cũng tự phong cho mình vai trò 'lãnh đạo cách mạng thế giới'.
Không đạt được mục đích, Trung Quốc đơn phương hủy bỏ các hợp đồng kinh tế đã ký với Liên Xô, nhưng lại tuyên truyền rằng Liên Xô cắt viện trợ của Trung Quốc. Các nước, các đảng cộng sản, đảng công nhân khác, Trung Quốc không chủ trương họp chung mà chỉ đàm phán tay đôi để gây sức ép và lôi kéo từng nước, từng đảng.
Khi các nước có ý kiến khác với Trung Quốc đều bị Trung Quốc quy là 'xét lại' và cắt viện trợ, hủy các hợp đồng kinh tế, rút chuyên gia về nước như với Cuba năm 1966, với Anbani và Việt Nam năm 1978.
Năm 1966, để tạo thêm thế lực cho Trung Quốc trong việc mở quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc đòi Đảng Cộng sản Nhật chuyển sang đấu tranh vũ trang. Để hỗ trợ cho tàn quân Khmer Đỏ hoạt động, Trung Quốc chỉ đạo Đảng Cộng sản Thái Lan ngừng hoạt động và trở về hợp tác với Chính quyền Thái Lan năm 1983.
Video tướng Trung Quốc không giải thích được về 'đường lưỡi bò'
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Trung Quốc từng yêu cầu Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Xô với lí do Liên Xô viện trợ thì sẽ ăn cắp bí mật của Việt Nam bán cho Mỹ!
Trung Quốc đòi Việt Nam mở rộng cho Mỹ đánh phá miền Bắc, gọi đó là để 'chia lửa với miền Nam'! Khi Việt Nam đòi Mỹ phải chấm dứt ném bom đánh phá miền Bắc, Trung Quốc phản đối, gọi đó là 'chia rẽ Bắc Nam', là làm 'rối loạn dư luận thế giới, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới'.
Trung Quốc ngầm thỏa thuận không đánh nhau với Mỹ nhưng lại nói với Việt Nam: Trung Quốc cũng mong Mỹ đánh vào Trung Quốc để mau được thống nhất và chia lửa với Việt Nam; 'trong đời tôi, cũng mong được tham gia chiến đấu quyết liệt với Mỹ'!
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cự tuyệt quốc tế hóa các tranh cãi, vì sợ bị cô lập. Thay vào đó, Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước liên quan để dễ bề áp đặt, khống chế. Trung Quốc cũng dùng chiêu bài kinh tế để mua chuộc, răn đe, buộc một số nước ASEAN phải nghe theo Trung Quốc.
Video 1 tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Biển Đông
Trung Quốc còn dùng các thủ đoạn rất tinh vi để lôi kéo ban lãnh đạo các nước, từ ưu đãi vật chất, chăm sóc tình cảm, nuôi con cái ăn học, tuyên truyền giáo dục đường lối của Trung Quốc, nhưng khi cần thì thực hiện những hành động trừng phạt để uy hiếp.
Trung Quốc cũng là “bậc thầy” trong việc dùng các biểu hiện hữu nghị, các diễn đạt “có cánh” để che dấu ý đồ vụ lợi của mình, dùng các lập luận ngụy biện để che dấu ý đồ thật. Khó tìm được cơ sở để có thể kết luận là Trung Quốc có được tình hữu nghị thực sự với ai, Trung Quốc có thật lòng giúp đỡ ai.
Ý đồ thực của Trung Quốc không đi theo lới nói. Những lời hứa và thỏa thuận ký với Trung Quốc đều không có tính vững chắc. Khi thấy sự việc không còn có lợi cho Trung Quốc thì Trung Quốc sẵn sàng đảo ngược mọi vấn đề.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Cùng với chủ nghĩa nước lớn Đại Hán và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền là một “đặc sản” của Trung Quốc, đã ăn vào máu thịt của giới cầm quyền Trung Hoa từ đời này sang đời khác.
Ngày nay, được hỗ trợ bởi tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh, chủ nghĩa bá quyền được Bắc Kinh thực hiện ngày một trắng trợn, ngạo mạn, hung hăng. Tuy nhiên, trong quá khứ, sự bành trướng của Trung Quốc từng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của các nước lân bang.
Và thế giới ngày nay cũng đã đổi khác: không ai có quyền và có khả năng áp đặt bất cứ thứ gì với một dân tộc khác; cũng không quốc gia dân tộc nào chịu để một nước khác tước đoạt lợi ích của dân tộc mình.
Trung Quốc hãy cư xử khác đi, hãy chân thành hơn, minh bạch hơn, cho xứng tầm của một cường quốc, xứng đáng với một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của nhân loại.
Đăng Song
Bình luận