• Zalo

Trung Quốc - Ấn Độ 'lộ bài' trên Biển Đông

Thế giớiChủ Nhật, 23/06/2013 03:13:00 +07:00Google News

Trong khi cộng đồng quốc tế đang tập trung vào vấn đề tranh chấp trên Biển Đông thì Trung Quốc và Ấn Độ đang có kế hoạch tập trận “âm thầm” ở đây.

Trong khi cộng đồng quốc tế đang tập trung vào vấn đề tranh chấp trên Biển Đông thì Trung Quốc và Ấn Độ đang có kế hoạch tập trận “âm thầm” trên vùng biển tranh chấp này.

Sau khi yêu cầu các nước ngoài khu vực “tránh xa” Biển Đông, Trung Quốc tháng 11/2011 đã “đánh tiếng” với Ấn Độ rằng, các hoạt động liên quan tới dầu khí trên Biển Đông sẽ bị cho là bất hợp pháp nếu không có sự cho phép, hay sự tham gia của Bắc Kinh.
Căng thẳng tài nguyên
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên biển Đông đã diễn ra từ vài năm qua.
Trung Quốc - Ấn Độ 'lộ bài' trên Biển Đông
Ấn Độ đã ký kết thăm dò dầu khí ở Biển Đông . Ảnh: The Diplomat 

Phía Việt Nam vào thời điểm đó đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình đối với các lô dầu khí dựa theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Trung Quốc tiếp tục phản đối dự án thăm dò dầu khí của Ấn Độ trong khu vực, sau đó đưa ra tuyên bố về chủ quyền ở hai lô dầu khí Ấn Độ thăm dò. Bất chấp điều đó, Ấn Độ tiếp tục duy trì các dự án thăm dò trong khu vực theo hướng thương mại.
Động thái của Ấn Độ với Trung Quốc đã không giải quyết và cho thấy sự hiện diện của Ấn Độ ở khu vực Đông Á đang ngày một tăng lên. 
Quyết định của Ấn Độ trong việc thăm dò khai thác hydrocacbon với Việt Nam được thực hiện sau khi một tàu chiến của Trung Quốc không xác định đã yêu cầu tàu Airavat INS, một tàu tấn công đổ bộ của Ấn Độ, xác định và giải thích sự hiện diện của nó trong vùng biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền sau khi tàu rời khỏi bờ biển Việt Nam.
Sau những động thái đó, Ấn Độ đã có quan điểm mới. Tháng 5 năm ngoái, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ RPN Singh phát biểu trước quốc hội rằng đã quyết định trở lại thăm dò dầu khí trên Biển Đông.
Phía Việt Nam cũng đã quyết định gia hạn hợp đồng thăm dò dầu khí với Ấn Độ ở Biển Đông góp phần vào làm cân bằng chiến lược trong khu vực.
Tự do và lợi ích hàng hải
Ttháng 8/2012, công ty Khai thác Dầu khí Trung Quốc (CNOOC) đã mời thầu 9 lô dầu khí vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lô dầu khí 128 mà Việt Nam ký kết thăm dò đối với Ấn Độ, thuộc khu đặc quyền kinh tế theo Luật Biển của Liên Hợp Quốc cũng nằm trong số 9 lô dầu khi mà CNOOC mời thầu.
Bằng việc đưa ra các gói thầu quốc tế đối với các lô dầu khí của Việt Nam mà Ấn Độ đã ký kết thăm dò, Bắc Kinh đã buộc dồn Delhi vào một góc. 
Tuy nhiên, Ấn Độ cũng tuyên bố tại Diễn đàn Khu vực Asean diễn ra tại Phnom Penh tháng 7 năm ngoái rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc không thể làm thay đổi quyết định của họ. 
Ấn Độ còn khẳng định sẽ thực hiện các hoạt động tự do hàng hải cũng như hoạt động ở các khu vực giàu tài nguyên theo đúng nguyên tắc của Luật pháp Quốc tế.
Cũng như các quốc gia khác, Ấn Độ cũng quan ngại về những thách thức của Trung Quốc trên Biển Đông bởi vùng biển này rất quan trọng đối với thương mại và an ninh quốc tế.
Trong khi đó, Trung Quốc đã và đang cố gắng thể hiện sự bùng nổ của mình trên Biển Đông. Mối quan ngại của các nước đối với Trung Quốc đó là tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền hầu hết vùng biển Đông và các hoạt động của Hải quân Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc đã quyết định thành lập một đơn vị quân sự đồn trú ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa (chủ quyền Việt Nam) là một trong những động thái muốn khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực này.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn cảnh báo rằng “Hải quân Trung Quốc sẵn sàng tuần tra và chiến đấu nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hàng hải” trên Biển Đông.
Khi Trung Quốc muốn tăng cường tuyên bố chủ quyền lãnh hải, thường kéo dài 12 hải lý từ bờ biển, bao gồm toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế mở rộng tới 200 hải lý, điều đó đang thực sự là thử thách đối với vấn đề tự do hàng hải.
Tất cả các cường quốc hàng hải trong đó có Ấn Độ cũng luôn đặt lợi ích quốc gia về hàng hải lên hàng đầu, muốn tiếp cận với vùng biển chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. 
Trung Quốc cũng đã gây tranh chấp với Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines trong những tháng gần đây về vấn đề liên quan đến khai thác khoáng sản và dầu mỏ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Cạnh tranh chiến lược
Ấn Độ cũng luôn chú ý tới nguồn tài nguyên năng lượng của Việt Nam, đặc biệt khi nguồn tài nguyên này đang rơi vào “tầm ngắm” của Trung Quốc bằng những “yêu sách” về lãnh thổ.
Hải quân Ấn Độ
Tàu chiến của Hải quân Ấn Độ ở Biển Đông - Ảnh: Reuters 

Các nhà phân tích cho rằng, vấn đề này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại và năng lượng mà còn là sự cạnh tranh chiến lược của hai cường quốc đang phát triển ở châu Á. Nếu Trung Quốc có thể mở rộng sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương, như Delhi dự đoán, thì Ấn Độ cũng có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.
Đến nay, Ấn Độ trở thành một nhà quan sát bị động trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trong khu vực ngày một tăng. Nhưng hiện tại, Ấn Độ phải đối mặt với sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Thách thức đối với Ấn Độ là sẽ đưa ra một chiến lược phù hợp với nguồn lực và khả năng lúc này.

Theo Nguyễn Thủy/ Tiền Phong
Bình luận
vtcnews.vn