Các mảnh của tàu CSB 2012 và 2016 bị tàu Trung Quốc đâm hỏng ở Hoàng Sa đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Vào ngày 4/5/2014, tàu cảnh sát biển Việt Nam số hiệu 2012 khi đang thực thi nhiệm vụ tại vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 44103 đâm thẳng vào mạn trái tàu gây hư hỏng nặng. Tiếp đến, ngày 1/6, tàu cảnh sát biển số hiệu 2016 cũng bị tàu Trung Quốc đâm vào mạn phải gây ra những vết rách, lỗ thủng lớn trên tàu.
Đây là những bằng chứng không chối cãi được cho thấy các tàu Trung Quốc đã nhiều lần tấn công có chủ ý, thô bạo đối với các tàu Việt Nam, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sự an toàn của các chiến sỹ cảnh sát biển Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền chính đáng trên vùng biển Hoàng Sa.
Những mảnh vỏ tàu nói trên nằm trong số hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được trưng bày tại Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Chủ quyền Việt Nam” do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bảo tàng Hải quân và Bảo tàng Biên phòng tổ chức.
Bên cạnh những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa như một số châu bản triều Nguyễn, hệ thống bản đồ của các Nhà nước phong kiến Việt Nam như Đại nam nhất thống toàn đồ (vẽ năm 1883), An Nam đại quốc họa đồ (1838), Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (1904), triển lãm còn trưng bày những tư liệu mới như: Giấy khai sinh của bà Mai Kim Quy sinh ra tại Hoàng Sa do cơ quan hành chính của Pháp đặt tại Hoàng Sa cấp năm 1940, Nghị định số 3282 ra ngày 5/5/1939 của Toàn quyền Đông Dương về việc chia quận hành chính Hoàng Sa thành hai quận hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên…
Đồng thời, việc trưng bày rộng rãi cho công chúng những hiện vật như Huy chương tuổi trẻ dũng cảm, Cờ hiệu tàu 4032, áo phao của đồng chí Trung úy Nguyễn Ngọc Hòa đã sử dụng từ ngày 5/5 đến 17/6… chính là sự biểu dương của Nhà nước đối với những đơn vị, cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển đã lập những thành tích xuất sắc, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển Đông khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời có những hành động ngang ngược, gây hấn.
Bên cạnh mục đích truyên truyền, triển lãm nêu cao nhận thức và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, tôn vinh và tri ân những cống hiến, đóng góp to lớn của các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, qua đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo ANTĐ
Mảnh vỏ tàu cảnh sát biển số 2016 có nhiều vết thủng và rách lớn. |
Đây là những bằng chứng không chối cãi được cho thấy các tàu Trung Quốc đã nhiều lần tấn công có chủ ý, thô bạo đối với các tàu Việt Nam, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sự an toàn của các chiến sỹ cảnh sát biển Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền chính đáng trên vùng biển Hoàng Sa.
Những mảnh vỏ tàu nói trên nằm trong số hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được trưng bày tại Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Chủ quyền Việt Nam” do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bảo tàng Hải quân và Bảo tàng Biên phòng tổ chức.
Mảnh vỏ tàu cảnh sát biển số 2012 bị tàu Trung Quốc đâm vào ngày 4/5. |
Bên cạnh những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa như một số châu bản triều Nguyễn, hệ thống bản đồ của các Nhà nước phong kiến Việt Nam như Đại nam nhất thống toàn đồ (vẽ năm 1883), An Nam đại quốc họa đồ (1838), Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (1904), triển lãm còn trưng bày những tư liệu mới như: Giấy khai sinh của bà Mai Kim Quy sinh ra tại Hoàng Sa do cơ quan hành chính của Pháp đặt tại Hoàng Sa cấp năm 1940, Nghị định số 3282 ra ngày 5/5/1939 của Toàn quyền Đông Dương về việc chia quận hành chính Hoàng Sa thành hai quận hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên…
Áo phao, loa tuyên truyền, phao cứu sinh và dây thừng kéo cứu hộ của các chiến sỹ cảnh sát biển Việt Nam sử dụng cho những hoạt động trên biển |
Đồng thời, việc trưng bày rộng rãi cho công chúng những hiện vật như Huy chương tuổi trẻ dũng cảm, Cờ hiệu tàu 4032, áo phao của đồng chí Trung úy Nguyễn Ngọc Hòa đã sử dụng từ ngày 5/5 đến 17/6… chính là sự biểu dương của Nhà nước đối với những đơn vị, cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển đã lập những thành tích xuất sắc, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển Đông khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời có những hành động ngang ngược, gây hấn.
Khách tham quan xem những hình ảnh trưng bày.. |
Bên cạnh mục đích truyên truyền, triển lãm nêu cao nhận thức và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, tôn vinh và tri ân những cống hiến, đóng góp to lớn của các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, qua đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo ANTĐ
Bình luận