Kết thúc SEA Games 29, Ánh Viên đã giành 8 HCV: 100m ngửa, 200m ngửa, 400m tự do, 200m hỗn hợp, 800m tự do, 50m ngửa, 400m hỗn hợp, 200m tự do.
20h10 Ánh Viên là VĐV thành công nhất của đoàn Việt Nam tại SEA Games 29. Nhưng mục tiêu của cô hướng tới xa hơn, là đấu trường ASIAD vào năm sau và Olympic 2020. |
19h50 Tổ bơi 4x100m hỗn hợp nam xuất sắc giành HCĐ. Ở nội dung này, đội bơi Singapore với sự góp mặt của Joseph Schooling giành HCV, phá kỷ lục SEA Games. |
19h20 Như vậy, Ánh Viên kết thúc SEA Games với 8 HCV, 2 HCB. Cô phá 3 kỷ lục SEA Games. |
19h15 Ánh Viên bước vào chung kết 50m tự do với quyết tâm cao độ. Cô cần đánh bại Quah Ting Wen và đặc biệt là Amanda Lim để phá kỷ lục SEA Games của chính mình với tấm HCV thứ 9. Kỷ lục SEA Games của nội dung này là 25 giây 59 thuộc về chính Amanda Lim (Singapore). Và đây đúng là cự ly số 1 của người Singapore. Amada Lim vô địch, phá kỷ lục SEA Games, còn Quah Ting Wen về nhì. Ánh Viên thậm chí chỉ về thứ 6. |
19h Huy Hoàng nhận HCV SEA Games đầu tiên. |
18h32 Ánh Viên vô địch 200m tự do, phá kỷ lục SEA Games với thành tích 1 phút 59 giây 24. |
18h30 Lâm Quang Nhật dẫn đầu ở vòng bể thứ 1. Song Nguyễn Huy Hoàng mới là ngôi sao sáng trên đường bơi 1500. Huy Hoàng dẫn đầu từ vòng bể thứ 2, bỏ cách rất xa các đối thủ, kể cả Lâm Quang Nhật. Có thời điểm, Huy Hoàng hơn đối thủ trong loạt bơi chung kết đúng 1 vòng bể. Tới những vòng bể cuối cùng, cuộc đua chỉ còn giữa Huy Hoàng và Quang Nhật. Chung cuộc, Nguyễn Huy Hoàng giành HCV, phá kỷ lục SEA Games với thành tích 15 phút 20 giây 10. Lâm Quang Nhật giành HCB với thành tích 15 phút 23 giây 94. Thành tích của hai kình ngư Việt Nam đều phá sâu kỷ lục SEA Games 2 năm trước. |
18h10 Lâm Quang Nhật và Nguyễn Huy Hoàng bơi chung kết 1500m tự do. Đây là nội dung Lâm Quang Nhật đang giữ kỷ lục SEA Games. |
18h Kiên Ngọc Thúy vào bơi chung kết 100m bướm. Đây là nội dung Ánh Viên thi đấu không tốt ở vòng loại và không có tên ở loạt bơi chung kết. Kình ngư Singapore Quah Jing Wen vô địch nội dung này. Thêm 1 HCV nữa cho chị em nhà Quah. |
8h35 Lê Nguyễn Paul vào chung kết 50m ếch. |
8h30 Ánh Viên về thứ 3 ở loạt bơi vòng loại thứ 1, về thứ 4 chung cuộc và giành vé vào chung kết bơi 50m tự do. Đối thủ lớn của Ánh Viên ở nội dung này sẽ là Quah Ting Wen. |
8h20 Ánh Viên vào chung kết 200m tự do. Có thể thấy, Ánh Viên sẽ tập trung cho 2 cự ly sở trường là 200m tự do và 50m tự do. |
8h10 Ánh Viên về đích cuối cùng trong đợt thi bán kết thứ hai nội dung 100 m bơi bướm nữ với thời gian 1 phút 07 giây 51, không lọt vào chung kết. |
Kết quả thi đấu của Ánh Viên và các VĐV bơi Việt Nam ngày 25/8
20h20 Nguyễn Hữu Kim Sơn mới 15 tuổi. Và chiến thắng của Kim Sơn chắc chắn sẽ là cú sốc thực sự ở môn bơi SEA Games. |
20h05 Ở nội dung chung kết 400 m hỗn hợp nam, Nguyễn Hữu Kim Sơn gây sốc khi xuất sắc giành HCV, phá kỷ lục SEA Games với thành tích 4 phút 22 giây 12. |
19h30 Ánh Viên hạnh phúc trên bục nhận HCV. |
19h10 Ánh Viên bước vào chung kết 200m ếch với rất nhiều hi vọng. Cô xuất phát tốt nhưng đối thủ mới nổi người Thái Lan bất ngờ tung sức bứt đi rất nhanh. Và mặc dù phá được kỷ lục SEA Games, Ánh Viên vẫn chỉ về nhì. Trong khi Pawapotako giành HCV cùng kỷ lục SEA Games mới 2 phút 29 giây 58. Như vậy, kết thúc ngày thi đấu 25/8, Ánh Viên có 2 HCV, 1 HCB. |
18h25 Tuyệt vời!! Ánh Viên giành HCV thứ 7 tại SEA Games. Lần này là chiến thắng kịch tính ở nội dung 50m ngửa. 2 HCV liên tiếp trong chưa đầy nửa tiếng của cô gái vàng của thể thao Việt Nam. Nhìn thầy trò Ánh Viên ăn mừng chiến thắng bằng nụ cười rạng rỡ mới thấy giá trị của tấm HCV này đáng giá thế nào. |
18h15 Hoàng Quý Phước cùng Lê Nguyễn Paul vào thi đấu 50m tự do. Đây là nội dung hi vọng có HCV cuối cùng của Quý Phước. Tuy nhiên, phần tiếp nước, tăng tốc của Quý Phước không tốt. Trong cuộc đua căng thẳng, kình ngư Singapore Tzen Wei Teong là người chiến thắng sau cùng. Lê Nguyễn Paul bất ngờ về đích thứ 3, nhận HCĐ. Quý Phước chỉ đứng hạng 6. |
18h10 Ánh Viên giành HCV 400m hỗn hợp, bỏ xa đối thủ thứ 2 tới hơn 4 giây. Hơi tiếc khi thành tích của Ánh Viên 4 phút 45 giây 82 còn cách khá xa kỷ lục SEA Games. |
18h Ánh Viên bước vào thi chung kết 400m hỗn hợp. |
9h30 Ánh Viên sẽ tranh tài ở 3 nội dung chung kết tối nay là: 50m ngửa, 400 m hỗn hợp và 200m ếch. |
8h30 Ánh Viên về thứ 4 ở lượt bơi vòng loại 200 m ếch song thành tích 2 phút 35 giây 89 đủ giành vé dự chung kết. |
8h20 Ánh Viên giành vé vào chung kết nội dung 50 m bơi ngửa nữ với thành tích 29 giây 76. Ứng cử viên vô địch ở nội dung này là VĐV chủ nhà Caroline Zi. |
Kết quả Ánh Viên thi đấu tại SEA Games 29 ngày 24/8
21h45 Ánh Viên hiện là VĐV Việt Nam giành nhiều HCV nhất tại SEA Games 29 với 5 HCV. |
20h20 Đội tuyển bơi Việt Nam giành HCB 4x200 m tiếp sức đồng đội nam với thành tích 7 phút 25 giây 32, kém khá xa đội vô địch là Singapore với thời gian 7 phút 18 giây 94. |
19h55 Ánh Viên có HCV thứ 2 nội dung 800m tự do. Ánh Viên bơi buổi sáng, và tới buổi tối, 8 VĐV còn lại không ai vượt được thành tích của Ánh Viên. |
19h10 Hoàng Quý Phước, Ngô Đình Chuyền vào bơi chung kết 100m với Schooling. Hoàng Quý Phước đã có nỗ lực bám đuổi rất quyết liệt nhưng anh vẫn thua Schooling ở những mét nước cuối cùng. Schooling giành HCV, Hoàng Quý Phước nhận HCB. |
18h50 Xem lại phần thi vô địch 200m hỗn hợp của Ánh Viên: |
18h15 Ánh Viên có cơ hội phục hận Quah Jing Wen, người đã thắng cô ở nội dung 200m bướm. Trên đường đua 200m hỗn hợp, Quah Jing Wen dẫn trước Ánh Viên trong 50m bơi bướm. Ánh Viên vượt lên 0,94 giây sau 50m ngửa. Cô gái vàng của bơi lội Việt Nam vượt xa Quah Jing Wen ở 50m ếch. Tới 50m sải, Ánh Viên bơi vượt trội hẳn. Cô cán đích đầu tiên, giành HCV. Ánh Viên có HCV thứ 4 tại SEA Games 29, là HCV thứ 33 cho Thể thao Việt Nam. |
18h Trần Duy Khôi và Lê Nguyễn Paul là đại diện của Việt Nam tham gia bơi chung kết nội dung 200m hỗn hợp. Lê Nguyễn Paul là người dẫn đầu sau 50m bể đầu tiên. Trong 50m ngửa, Lê Nguyễn Paul tiếp tục xếp nhất. Tuy nhiên, ở 100m sau, Lê Nguyễn Paul không giữ được nhịp và chỉ kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ 3. Lê Nguyễn Paul giành HCĐ. |
17h50 Ánh Viên chuẩn bị vào bơi chung kết. |
9h Bỏ rất xa các đối thủ bơi vòng loại, Ánh Viên chứng tỏ mình không có đối thủ tại cự ly 800m tự do. Thành tích của Ánh Viên là 8 phút 35 giây 55. Kỷ lục của Ánh Viên tại SEA Games 28 là 8 phút 34 giây 85. |
8h40 Ánh Viên bị loại ở nội dung 100m ếch. Có vẻ, Ánh Viên chọn bỏ nội dung này để tập trung cho 2 cự ly có khả năng tranh chấp HCV cao hơn là 800m tự do và 200m hỗn hợp nữ. |
8h25 Ánh Viên vào chung kết bơi 200m hỗn hợp nữ. Đây là nội dung sở trường Ánh Viên đặt mục tiêu giành HCV. |
Kết quả Ánh Viên thi đấu tại SEA Games 29 ngày 23/8
20h30 Đội bơi Việt Nam không có HCV nào ở ngày thi đấu hôm nay. Thật là một kết quả đáng thất vọng. |
19h25 Ánh Viên buồn bã, nhận huy chương bạc, bỏ trả lời phỏng vấn báo chí. Rõ ràng, Ánh Viên đã bơi dưới sức và gặp phải đại kình địch. |
19h10 Ánh Viên bước vào loạt bơi chung kết 50m bướm. Ở vòng loại, cô chỉ đứng thứ 8/8 và giành vé cuối cùng vào chung kết. Trong cuộc đua tốc độ căng thẳng, Ánh Viên lại thua Quah Ting Wen. Thậm chí, Ánh Viên còn đứng ngoài top 3. Như vậy, Ánh Viên đã thất bại hoàn toàn ở ngày thi đấu 23/8. |
19h Xem lại loạt bơi thất bại của Ánh Viên tại cự ly 100m tự do: |
18h20 Hoàng Quý Phước chỉ về nhì ở nội dung sở trường 200m tự do. Hoàng Quý Phước đã dẫn trước ở 3 lượt vòng bể song để Sim Welson (Malaysia) vượt lên trong 25m cuối cùng. Thành tích của Sim Welson là 1 phút 47 giây 79, phá kỷ lục SEA Games. Hoàng Quý Phước chỉ có HCB ở nội dung này. Đây có thể xem là thất bại với kình ngư hot boy được đầu tư rất nhiều cho SEA Games. |
18h10 Ánh Viên mặc dù phá kỷ lục SEA Games vẫn thất bại trước Quah Ting Wen (Singapore) trong nội dung 100m tự do. Kỷ lục mới là 55 giây 74. Ánh Viên nhận HCB. |
18h05 Joseph Schooling vô địch 100m bướm, phá kỷ lục SEA Games với thành tích 51 giây 38. Đây là HCV thứ 19 tại SEA Games của kình ngư Singapore. |
18h Ánh Viên sẽ bơi chung kết 100m tự do trước, sau đó là 50m bướm. Hoàng Quý Phước bơi chung kết 200m tự do. |
9h15 Ánh Viên giành vé vào bơi chung kết nội dung 50m bướm nữ. Ánh Viên đứng thứ 8/8 danh sách những người vào chung kết với thời gian 29 giây 09, thấp hơn cả đồng đội Phương Trâm. |
9h Ánh Viên vượt qua vòng loại nội dung 100m tự do nữ. |
Kết quả Ánh Viên thi đấu tại SEA Games 29 ngày 22/8
20h "Thất bại ở nội dung mà em đã từng vô địch và giữ kỷ lục thì rất buồn", Ánh Viên cho biết. "Em rất sợ mình thất bại nên em chỉ cố gắng và cố gắng để thực hiện tốt. Khi giành được huy chương thì em đã nghĩ tới những ngày mà em đã cố gắng tập luyện để hi vọng được đền đáp xứng đáng." |
19h30 Ánh Viên hạnh phúc trên bục nhận huy chương. |
19h10 Ánh Viên giành HCV 400m tự do. Ánh Viên bước vào nội dung chung kết thứ 2 400m tự do. Ánh Viên là người giữ kỷ lục SEA Games nội dung này (4 phút 2 giây 35). Ánh Viên dẫn đầu ở 50m đầu tiên khi bơi mất 28 giây 70. Cô tiếp tục nới rộng khoảng cách lên hơn 1 giây so với người đứng 2 sau 100m đầu. Ở 100 m tiếp theo, khoảng cách là 3 giây. Trong 100m cuối cùng, Ánh Viên bơi hơn các đối thủ nửa vòng bể. Kết quả, Ánh Viên vô địch 400m tự do với thành tích 4 phút 10 giây 96. Dù kém khá xa kỷ lục 2 năm trước, Ánh Viên có thể hài lòng với HCV thứ 2 ở ngày thi đấu 22/8. |
18h08 Ánh Viên không có đối thủ ở nội dung 200m ngửa. Ánh Viên giành HCV, phá kỷ lục SEA Games. Video: Ánh Viên vô địch 200m ngửa nữ |
11h Ánh Viên dễ dàng vượt qua loạt bơi vòng loại 200m ngửa nữ và 400m tự do nữ để vào bơi chung kết tối nay. Video: Ánh Viên thi đấu xuất sắc ở vòng loại 400m tự do Video: Ánh Viên bơi vòng loại 200m ngửa |
Kết quả Ánh Viên thi đấu tại SEA Games 29 ngày 21/8
20h Ánh Viên hạnh phúc nhận huy chương vàng SEA Games đầu tiên: |
19h50 Đội bơi 4x100m nữ của Việt Nam về thứ 6/6 loạt bơi chung kết. Ánh Viên không tham gia nội dung này. Như vậy, trong ngày thi đấu 21/8, bơi mang về cho đoàn thể thao Việt Nam 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ. |
19h30 Hình ảnh phần thi của Ánh Viên: |
19h25 Video: Ánh Viên phá kỷ lục SEA Games 100m ngửa nữ |
19h15 Lê Nguyễn Paul giành HCĐ 50 m bơi bướm với thành tích 24 giây 37. Tay bơi vô địch Olympic, Josep Schooling giành HCV và phá kỷ lục SEA Games với thành tích 23 giây 06. |
19h05 Xuất sắc, Ánh Viên giành HCV 100 m ngửa, phá kỷ lục SEA Games. |
18h40 Xem lại clip phần thi đấu thất bại của Ánh Viên ở 200m bướm |
18h20 Ở chung kết 4x100m tự do nam, Nguyễn Hữu Kim Sơn giành huy chương đồng. |
18h10 Rất bất ngờ. Ánh Viên chỉ xếp thứ 4 ở loạt bơi chung kết. Mỹ Thảo giành huy chương bạc. |
18h05 Hai tay bơi Việt Nam không vào được top 3. Thật đáng tiếc. |
18h Trần Duy Khôi và Lê Nguyên Paul thi đấu chung kết 50m ngửa nam. |
17h20 |
17h15 Video: Ánh Viên khởi động trên đường bơi |
17h10 Ánh Viên đăng ký tổng cộng 18 nội dung tại SEA Games 29. Có thời điểm "Tiểu tên cá" phải bơi 2 nội dung cách nhau 10 phút. |
17h Các VĐV thi đấu chung kết của các nội dung bơi đang khởi động. Ánh Viên sẽ thi đấu 3 nội dung: 200m bơi bướm (18h05),100m bơi ngửa (19h) và 4x100m tự do. |
Vượt qua vòng loại sáng nay, Ánh Viên sẽ bước vào loạt bơi chung kết vào 19h tối nay ở 2 nội dung 100m ngửa và 200m bướm.
200m bướm là nội dung Ánh Viên đang giữ kỷ lục SEA Games với thành tích 2 phút 11 giây 12. Đây là kỷ lục được kình ngư người Cần Thơ thiết lập tại SEA Games 28.
Đối thủ lớn nhất của Ánh Viên ở nội dung này là Quah Ting Wen của Singapore, người đã về nhì cách đây 2 năm với thành tích 2 phút 14 giây 50. Tiếp nữa phải kể tới sự canh tranh của Sutasinee Pankaew. Ở SEA Games 28, kình ngư người Thái Lan giành HCĐ và chỉ kém Quah Ting Wen 0,01 giây.
Ở nội 100m ngửa, Ánh Viên không đăng ký thi đấu tại SEA Games 2 năm trước. Đây là một thử thách mới với Ánh Viên bởi cô sẽ phải đối mặt với Tao Li của Singapore, người đang giữ kỷ lục SEA Games với thành tích 1 phút 2 giây 11, thiết lập tại SEA Games 26 và cũng là người giành HCV SEA Games 28 với thành tích 1 phút 2 giây 68.
Còn nội dung 4x100m tự do không phải là sở trường của đội tuyển bơi lội Việt Nam trong những kỳ SEA Games đã qua. Tuy nhiên, ở SEA Games này, với sự góp mặt của Phương Trâm và Ánh Viên, bên cạnh Mỹ Thảo và Ngọc Quỳnh, chúng ta có thể hy vọng sẽ canh tranh được huy chương. Đội tuyển đang giữ HCV nội dung này là Singapore, HCB là Thái Lan và HCĐ là Philippines.
Tại SEA Games 28, Ánh Viên đăng ký thi đấu tổng cộng 18 nội dung. Nếu chia trung bình trong 4 ngày thi đấu, mỗi ngày Ánh Viên sẽ tranh tài 4,5 nội dung/ngày.
Chia sẻ trước giờ xuất trận, Ánh Viên cho biết: “Tôi không cảm thấy bị áp lực. Lúc này, tôi cảm thấy tự tin và đạt 100% phong độ. Tuy nhiên, tôi thi đấu nhiều nội dung, có nội dung chỉ cách nhau 10 phút. Vì vậy không dám chắc là sẽ đạt thành tích tốt ở tất cả các nội dung nhưng cố gắng đạt chỉ tiêu huy chương”.
Bình luận