(VTC News) - Bão đang quần thảo tại Quảng Ninh, quật gãy tháp truyền hình, gây thiệt hại tại Hải Phòng, Thái Bình.
Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật...
11h20': Đã có 13 người chết, 81 người bị thương do bão Haiyan
Theo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tại các địa phương ảnh hưởng của siêu bão Haiyan (bão Hải Yến, bão số 14) đã có 13 người chết và 81 người bị thương.
Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn khi chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây cối.
Theo đó, ngày hôm qua (10/11), Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho biết, cơn bão Haiyan đã làm 6 người thiệt mạng.
Tuy bão chưa đổ bộ vào nhưng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong ngày 9/11 đã có 3 người chết và hơn 30 người bị thương phải nhập viện điều trị cũng do bất cẩn ngã từ mái nhà.
Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng có 1 người chết do bão Haiyan. Tỉnh Quảng Ngãi có 2 người tử vong do bão, trong đó có một phóng viên tử nạn trong lúc tác nghiệp.
Sang ngày hôm nay (11/11), Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cho biết, đã có thêm 4 người chết khi chằng chống nhà cửa, chặt cây, gồm 2 người ở Quảng Nam, 1 người ở Quảng Ngãi và 1 người ở Thừa Thiên - Huế.
Tại Hà Tĩnh, dù bão không ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn nhưng cũng đã làm 3 người chết và 4 người khác bị thương trong lúc phòng chống bão.
Trong quá trình phòng chống bão đã có 2 người chết là anh Nguyễn Cảnh Bình (SN 1975, khối phố 5 – Thị trấn Đức Thọ), Nguyễn Hữu Mỹ (SN 1989, trú tại xã Thạch Đài - Thạch Hà) và anh Nguyễn Công Đoàn (28 tuổi). Còn 4 trường hợp bị thương đều ở huyện Cẩm Xuyên. Trong đó, xã Cẩm Thạch 1 người, xã Cẩm Thành 2 người, xã Cẩm Dương 1 người.
Theo đó, khoảng 21h ngày 9/11, anh Nguyễn Cảnh Bình là phó tổ trưởng Tổ quản lý cống Đức Xá, đê La Giang (Bùi Xá, Đức Thọ) trong lúc đang làm nhiệm vụ điều tiết nước phòng chống bão do trời tối, anh Bình không may trượt chân rơi xuống nước dẫn đến tử vong.
Trường hợp anh Nguyễn Hữu Mỹ trong lúc mang bao cát lên đè mái nhà cho hàng xóm thì không may giẫm phải mái proximang đã mục rơi xuống đất gây chấn thương nặng. Dù được người nhà đưa đi Hà Nội cứu chữa, anh Mỹ đã tử vong.
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, khi bão Hải Yến đang đổ bộ vào đất liền thì tàu Trung Quốc có tên gọi Fucheng 22 gặp sự cố tại khu vực đảo Long Châu, TP.Hải Phòng. Tàu có trọng tải 900 tấn nhưng không chở hàng. Thời điểm gặp nạn tàu Fucheng 22 có 5 thuyến viên đang thực hiện hành trình từ Trung Quốc về Hải Phòng.
Siêu bão Haiyan đã đánh chìm 1 tàu của Phú Yên, làm hỏng 4 phương tiện của các tỉnh Hải Phòng, Phú Yên.
Tại Quảng Ninh, tính đến sáng nay, bão Hải Yến đã làm tốc mái, hư hỏng 70 căn nhà; 6 căn nhà bị sập hoàn toàn; 6 bè mảng bị sóng đánh chìm, vỡ. Hiện tại, Quảng Ninh đã mất điện hoàn toàn, nhiều cây cối gãy đổ.
Nhiều tỉnh thành phía Bắc nơi cơn bão đổ bộ nhiều thiệt hại chưa thể thống kê. Rất may không có thiệt hại nào về người khi bão đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ.
Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn khi chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây cối.
Theo đó, ngày hôm qua (10/11), Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho biết, cơn bão Haiyan đã làm 6 người thiệt mạng.
Tuy bão chưa đổ bộ vào nhưng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong ngày 9/11 đã có 3 người chết và hơn 30 người bị thương phải nhập viện điều trị cũng do bất cẩn ngã từ mái nhà.
Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng có 1 người chết do bão Haiyan. Tỉnh Quảng Ngãi có 2 người tử vong do bão, trong đó có một phóng viên tử nạn trong lúc tác nghiệp.
Nhiều người gặp nạn trong quá trình chằng chống nhà cửa. Ảnh: TTO |
Tại Hà Tĩnh, dù bão không ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn nhưng cũng đã làm 3 người chết và 4 người khác bị thương trong lúc phòng chống bão.
Trong quá trình phòng chống bão đã có 2 người chết là anh Nguyễn Cảnh Bình (SN 1975, khối phố 5 – Thị trấn Đức Thọ), Nguyễn Hữu Mỹ (SN 1989, trú tại xã Thạch Đài - Thạch Hà) và anh Nguyễn Công Đoàn (28 tuổi). Còn 4 trường hợp bị thương đều ở huyện Cẩm Xuyên. Trong đó, xã Cẩm Thạch 1 người, xã Cẩm Thành 2 người, xã Cẩm Dương 1 người.
Theo đó, khoảng 21h ngày 9/11, anh Nguyễn Cảnh Bình là phó tổ trưởng Tổ quản lý cống Đức Xá, đê La Giang (Bùi Xá, Đức Thọ) trong lúc đang làm nhiệm vụ điều tiết nước phòng chống bão do trời tối, anh Bình không may trượt chân rơi xuống nước dẫn đến tử vong.
Trường hợp anh Nguyễn Hữu Mỹ trong lúc mang bao cát lên đè mái nhà cho hàng xóm thì không may giẫm phải mái proximang đã mục rơi xuống đất gây chấn thương nặng. Dù được người nhà đưa đi Hà Nội cứu chữa, anh Mỹ đã tử vong.
Tàu thuyền liên tiếp gặp nạn do bão Haiyan. (Ảnh minh họa - Infonet) |
Siêu bão Haiyan đã đánh chìm 1 tàu của Phú Yên, làm hỏng 4 phương tiện của các tỉnh Hải Phòng, Phú Yên.
Tại Quảng Ninh, tính đến sáng nay, bão Hải Yến đã làm tốc mái, hư hỏng 70 căn nhà; 6 căn nhà bị sập hoàn toàn; 6 bè mảng bị sóng đánh chìm, vỡ. Hiện tại, Quảng Ninh đã mất điện hoàn toàn, nhiều cây cối gãy đổ.
Nhiều tỉnh thành phía Bắc nơi cơn bão đổ bộ nhiều thiệt hại chưa thể thống kê. Rất may không có thiệt hại nào về người khi bão đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ.
Hồi 09h sáng nay (11/11), vị trí tâm bão đã ở khu vực biên giới Việt - Trung:
Theo tin từ Trung tâm Dự bão khí tượng thủy văn Trung ương, hiện vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Trung. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km, đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới này suy yếu thành một vùng áp thấp.
09h sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Trung. Ảnh chụp từ vệ tinh (Nguồn: Nchmf) |
Đến 07h ngày 12/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 24,1 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) sáng nay (11/11), còn có gió mạnh cấp 6 - 7, riêng vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng (bao gồm các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió cấp 7 - 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8 – 9.
Ở khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có mưa, riêng khu vực Đông Bắc Bắc Bộ ngày hôm nay còn có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Ninh Bình – Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 3.5 – 4.5m. Sóng biển cao 2.0 – 4.0m.
Do ảnh hưởng của bão số 14, từ đêm mùng 10 đến ngày 12/11 ở khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Từ ngày 11 đến ngày 13/11, trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình có khả năng sẽ xuất hiện một đợt lũ vừa, với biên độ lũ lên từ 2 đến 5m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên hệ thống sông Thái Bình có khả năng lên trên mức báo động 1, có nơi lên mức báo động 2.
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Giang…
Đề phòng ngập úng ở các vùng trũng, ngập lụt ở các đô thị tại các tỉnh đồng bằng như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng…
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) sáng nay (11/11), còn có gió mạnh cấp 6 - 7, riêng vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng (bao gồm các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió cấp 7 - 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8 – 9.
Ở khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có mưa, riêng khu vực Đông Bắc Bắc Bộ ngày hôm nay còn có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Ninh Bình – Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 3.5 – 4.5m. Sóng biển cao 2.0 – 4.0m.
Do ảnh hưởng của bão số 14, từ đêm mùng 10 đến ngày 12/11 ở khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Từ ngày 11 đến ngày 13/11, trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình có khả năng sẽ xuất hiện một đợt lũ vừa, với biên độ lũ lên từ 2 đến 5m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên hệ thống sông Thái Bình có khả năng lên trên mức báo động 1, có nơi lên mức báo động 2.
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Giang…
Đề phòng ngập úng ở các vùng trũng, ngập lụt ở các đô thị tại các tỉnh đồng bằng như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng…
9h sáng 11/11 tại Quảng Ninh: Theo tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ninh, tính đến 9 giờ ngày 11/11, bão số 14 không gây thiệt hại về người nhưng gây hậu quả nghiêm trọng với gần 500 nhà tốc mái và bị sập, nhiều tài sản khác bị hư hỏng.
Có ít nhất gần 500 căn nhà bị tốc mái và bị sập, tập trung ở các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Tiên Yên và Hoành Bồ.
Do sự cố đường dây 110kV và đường dây trung thế nên Quảng Ninh mất điện trên diện rộng. Đến 9 giờ 30 vẫn chưa cấp điện trở lại.
Tại Móng cái: Gió cấp 8 – 9 giật cấp 10, mưa vừa. xã Quảng Nghĩa có 2 tàu bị đắm; xã Vạn Ninh có 2 tàu đắm tại chỗ, 1 tàu đứt neo; Trà Cổ có 1 xuồng của Đồn 3 bị đắm; Tại Quảng Nghĩa và hải Yên có 2 khu vui chơi trẻ em bị tốc mái
Thành phố Uông Bí, Gió cấp 8 – 9, 3 nhà cấp 4 bị tốc mái; 1 cột ăng ten phát thanh truyền hình của Thành phố bị gẫy.
Tại Vân đồn. Đến nay đã có 80 nhà tốc mái, 5 nhà sập, 5 tàu đắm; khoảng hơn 100 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị vỡ nát; 2 cây cột điện đổ.
8h00 sáng tại Quảng Ninh: Tâm bão đang ở Móng Cái:
Đến thời điểm này, bão Haiyan đã dịch chuyển lên hướng huyện địa đầu Quảng Ninh là Móng Cái với sức gió cấp 8, 9. Thông tin này trùng khớp với những hình ảnh chụp từ vệ tinh của nhiều cơ quan theo dõi khí tượng các nước Mỹ, Anh, Nhật...
Theo ghi nhận, đến sáng ngày 11/11, nhiều tuyến đường của thành phố Hạ Long, Quảng Ninh bị ngập nước.
Đến 7h sáng nay, nhiều tuyến đường của TP Hạ Long bị ngập |
Tại Hải Phòng: Đến 7h ngày 11/11, trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận thiệt hại về người; thiệt hại về tài sản chưa thống kê được do vẫn còn gió mạnh.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng, đến 17h00 ngày 10/11/2013 đã thông tin cho 4.171 phương tiện/12.837 lao động chủ động về nơi trú tránh.
Hiện không còn phương tiện hoạt động trên biển. Neo đậu tại bến: 3.673pt/11.892 lao động. Số lồng bè đang neo đậu tại Cát Bà: 498 bè/996 người. Số chòi canh ngoài đê 62 chòi/99 lao động (đến 14h30 ngày 10/11/2013 đã vào bờ an toàn).
Đến 20h00 ngày 10/11, các địa phương trên địa bàn thành phố đã sơ tán 8.584 hộ/23.559 người (trong đó: Tiên Lãng 450 hộ/1.052 người, Vĩnh Bảo 408 hộ/950 người, Bạch Long Vỹ 11 hộ/34 người, Lê Chân 184 hộ/730 người, An Lão 348 hộ/843 người, Kiến Thụy 30 hộ/45 chòi ngao/65 người, Đồ Sơn 3.054 hộ/5.551 người, Hải An 1.926 hộ/7.422 người, Thủy Nguyên 300 hộ/1.290 người, An Dương 356 hộ/1.200 người, Cát Hải 340 hộ/1.082 người, Hồng Bàng: 34 hộ/127 người, Ngô Quyền 1.143 hộ/3.213 người).
Đến 7h ngày 11/11, trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận thiệt hại về người; thiệt hại về tài sản chưa thống kê được do vẫn còn gió mạnh.
Hiện không còn phương tiện hoạt động trên biển. Neo đậu tại bến: 3.673pt/11.892 lao động. Số lồng bè đang neo đậu tại Cát Bà: 498 bè/996 người. Số chòi canh ngoài đê 62 chòi/99 lao động (đến 14h30 ngày 10/11/2013 đã vào bờ an toàn).
Đến 20h00 ngày 10/11, các địa phương trên địa bàn thành phố đã sơ tán 8.584 hộ/23.559 người (trong đó: Tiên Lãng 450 hộ/1.052 người, Vĩnh Bảo 408 hộ/950 người, Bạch Long Vỹ 11 hộ/34 người, Lê Chân 184 hộ/730 người, An Lão 348 hộ/843 người, Kiến Thụy 30 hộ/45 chòi ngao/65 người, Đồ Sơn 3.054 hộ/5.551 người, Hải An 1.926 hộ/7.422 người, Thủy Nguyên 300 hộ/1.290 người, An Dương 356 hộ/1.200 người, Cát Hải 340 hộ/1.082 người, Hồng Bàng: 34 hộ/127 người, Ngô Quyền 1.143 hộ/3.213 người).
Mái tôn nhà dân khu I Đồ Sơn bị bão giật bay xuống đường. Ảnh: Minh Khang |
Tại một số địa phương đã có thiệt hại về hoa màu, cây vụ đông nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể.
Hồi 20h00 tối 10/11, tàu FU CHENG 22, tải trọng 900 tấn, quốc tịch Trung Quốc đang trên đường về cảng Hải Phòng bị sự cố hỏng máy chính, trên tàu có 05 thuyền viên, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải KVI xử lý nhưng do sóng gió lớn, các phương tiện cứu nạn chưa tiếp cận được.
Có 01 phương tiện làm nghề lưới thưa trên đường về tránh bão bị mắc cạn tại bãi triều Tràng Cát từ chiều 10/11, đã neo đậu và 03 thuyền viên đã lên bờ. Vì muốn bảo vệ phương tiện, các thuyền viên đã trở lại thuyền. Đồn Biên phòng Tràng Cát phối hợp với địa phương duy trì liên lạc, hướng dẫn, yêu cầu các thuyền viên mặc áo phao, di chuyển vào bờ.
Trước mắt, Ban Chỉ huy PCLB& TKCN TP Hải Phòng Tổ chức cứu nạn tàu FU CHENG 22 ngay khi điều kiện thời tiết cho phép.
Do hoàn lưu bão còn hoạt động mạnh, cần cương quyết ngăn chặn ngư dân, nhân dân sơ tán trở lại phương tiện, đầm nuôi thủy sản và về lại nơi cư trú khi chưa đảm bảo an toàn.
Các địa phương, các ngành khẩn trương kiểm tra, đánh giá thiệt hại; khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả bão.
7h 20' tại Quảng Ninh: Theo báo cáo nhanh từ các địa phương ở Quảng Ninh, sơ bộ ban đầu bão số 14 chưa gây thiệt hại về người. Các tuyến đê và tàu thuyền vẫn an toàn. 01 cột ăng ten phát thanh truyền hình của tại thành phố Uông Bí (52 m) bị gẫy đổ.
Bước đầu xác định: Đổ 05 nhà cấp 4; tốc mái 56 nhà cấp 4 và nhà tạm (Vân Đồn 30 nhà); 1 nhà bè tại Hạ Long bị sóng đánh chìm, đổ và gẫy nhiều cây xanh. Hiện nay, hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đã mất điện. Ước thiệt hại đến nay do Cơn bão số 14 gây ra khoảng 50 tỷ đồng.
Sáng sớm nay (11/11), vùng tâm bão đã đi vào khu vực các tỉnh Hải Phòng – Quảng Ninh.
5 giờ sáng, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ đã có gió giật mạnh cấp 9 – 11, có nơi giật mạnh cấp 13 như Bãi Cháy. Ở các đảo Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng), Cô Tô (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 13.
Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc có mưa rất to, một số nơi có lượng mưa lớn như Bạch Long Vĩ 137mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 126mm, Cửa Ông 107mm, Bãi Cháy 109mm.
Bão đã đánh sập tháp truyền hình thành phố Uông Bí.
1h sáng 11/11, theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, toàn bộ lãnh đạo các cấp của thành phố Hải Phòng vẫn thức chỉ đạo công tác phòng chống bão Haiyan sắp đổ bộ. Đêm nay, lãnh đạo tất cả các cấp của Hải Phòng sẽ phải thức trắng để chỉ đạo chống bão.
Đến lúc này, gió tại Hải Phòng đã giật rất mạnh. Chưa có số liệu đo đạc, nhưng PV VTC News đang có mặt tại Đồ Sơn ước đoán gió giật cấp 8 - 9.
23h20 ngày 10/11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đang trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống siêu bão Haiyan tại Khu 1, Đồ Sơn, Hải Phòng.
23h ngày 10/11, Hải Phòng đã có gió giật mạnh cấp 6, cấp 7, giật liên hồi, mưa to nặng hạt. Từng cơn gió lớn ồ ạt ập vào đất liền, cây cối hai bên đường nghiêng ngả, sóng biển đánh tung bờ.
21h30 ngày 10/11, đường phố thành phố Hải Phòng vắng tanh. Hầu như không còn người dân nào lưu thông trên đường. Nhà cửa và trụ sở... được chằng chắn cẩn thận. Trên đường lúc này chỉ còn lại lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh và an toàn giao thông trong bão. Riêng tuyến đường 10 sẽ cấm cấm các phương tiện lưu thông từ đêm đến 6h sáng mai.
Trong khi đó, tại Thái Bình, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh đã tăng thời lượng phát sóng các bản tin dự báo, diễn biến của bão, theo tin cập nhật của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn và các công điện chỉ đạo triển khai đối phó với bão từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của tỉnh.
Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên VTC News, từ 16h chiều nay tới thời điểm hiện tại, gần 1h sáng 11/11, thời điểm bão Hải Yến được dự báo sắp đổ bộ, nhiều xã thuộc tỉnh Thái Bình vẫn bị cắt điện.
Không có điện, người dân không thể theo dõi, cập nhật các tin tức về cơn bão nguy hiểm, cực mạnh này qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi tin tức họ có được chỉ dựa vào các tin nhắn từ các nhà mạng như Viettel, Mobifone...qua điện thoại.
Từ 22h, tại Thái Bình có mưa lớn, gió giật mạnh hơn. Theo dự báo, lượng mưa có thể sẽ dao động từ 100 - 200ml.
Theo bản tin phát lúc 22h45 ngày 10/11 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, vào 22 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Nam Định khoảng 150km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km/giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo đến 10 giờ sáng nay, 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Từ 16h chiều nay (10/11), theo ghi nhận của phóng viên VTC News, tại một số địa phương ven biển Hải Phòng như Tiên Lãng, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Cát Hải có mưa vừa đến mưa to, kèm theo những cơn gió mạnh tăng dần.
Tại khu du lịch Đồ Sơn, đến 18h chiều nay, mực nước biển thấp, vẫn chưa xuất hiện những đợt sóng lớn. Các nhà hàng, khách sạn ven biển đang tích cực chằng chống nhà cửa, di chuyển đồ đạc, phương tiện hoạt động về nơi an toàn. Các phương tiện tàu thuyền biển đã được neo đậu chắc chắn vào các âu cảng.
Theo báo cáo của Ban PCLB&TKCN Hải Phòng, đến 17h chiều nay (10/11), do ảnh hưởng của bão, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12- 13, giật cấp 14, cấp 15. Riêng ở Bạch Long Vỹ có mưa vừa, gió giật cấp 10.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn nhận lệnh điều động tàu SAR 273 và SAR 411 ra ứng trực tại vùng biển Cát Bà và Phù Long.
Công an Thành phố chủ động triển khai các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT; bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia phòng chống bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Rà soát các phương án bảo đảm thông tin liên lạc; các loại vật tư, trang thiết bị, phương tiện phòng chống bão, tìm kiếm cứu nạn.
Ngành xây dựng chỉ đạo các đơn vị thực hiện phương án chống ngập lụt khi mưa lớn kết hợp triều cường; cắt tỉa cây xanh và chặt hạ cây nguy hiểm chống gãy cành, đổ cây khi có bão.
Công ty Điện lực Hải Phòng đang triển khai các biện pháp phòng chống bão, đảm bảo an toàn lưới điện; ưu tiên cấp điện cho trạm bơm tiêu, đài phát sóng và các phụ tải quan trọng.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng triển khai nắm bắt các phương tiện tàu thuyền tại các bến cảng, yêu cầu Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm và Công ty TNHH Một thành viên 189 có tàu đang neo đậu tại cầu cảng Tổng Công ty không đảm bảo an toàn cần tăng cường neo buộc và bố trí đầy đủ thuyền viên trực.
Quận Đồ Sơn, chỉ đạo phòng chống bão trên địa bàn, chú trọng các khu du lịch; thông báo và tổ chức neo đậu an toàn cho tàu thuyền; duy trì lực lượng, vật tư, phương tiện cứu hộ, cứu nạn; tổ chức di dời các hộ nuôi ngao về vị trí an toàn; sẵn sàng phương án tiêu nước đệm.
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng, đến 14h00 ngày 10/11, cơ quan này đã thông tin cho 4.171 phương tiện/12.837 lao động chủ động về nơi trú tránh. Không còn phương tiện hoạt động trên biển. Neo đậu tại bến: 3.673pt/11.892 lao động, số lồng bè đang neo đậu tại Cát Bà: 498 bè/996 người. Số chòi canh ngoài đê 62 chòi/99 lao động (đến 14h30 ngày 10/11/2013 đã vào bờ an toàn).
Các địa phương trên địa bàn thành phố đã sơ tán 7.407 hộ/20.158 người về nơi tránh, trú bão an toàn.
Hiện, chính quyền các cấp, cùng các sở, ngành chức năng, các quận huyện và người dân vẫn đang tiếp tục ứng trực và triển khai các biện pháp cấp thiết để đối phó với cơn bão số 14, giảm thiểu những thiệt hại do bão hủy diệt Haiyan gây ra.
Hồi 20h00 tối 10/11, tàu FU CHENG 22, tải trọng 900 tấn, quốc tịch Trung Quốc đang trên đường về cảng Hải Phòng bị sự cố hỏng máy chính, trên tàu có 05 thuyền viên, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải KVI xử lý nhưng do sóng gió lớn, các phương tiện cứu nạn chưa tiếp cận được.
Có 01 phương tiện làm nghề lưới thưa trên đường về tránh bão bị mắc cạn tại bãi triều Tràng Cát từ chiều 10/11, đã neo đậu và 03 thuyền viên đã lên bờ. Vì muốn bảo vệ phương tiện, các thuyền viên đã trở lại thuyền. Đồn Biên phòng Tràng Cát phối hợp với địa phương duy trì liên lạc, hướng dẫn, yêu cầu các thuyền viên mặc áo phao, di chuyển vào bờ.
Trước mắt, Ban Chỉ huy PCLB& TKCN TP Hải Phòng Tổ chức cứu nạn tàu FU CHENG 22 ngay khi điều kiện thời tiết cho phép.
Do hoàn lưu bão còn hoạt động mạnh, cần cương quyết ngăn chặn ngư dân, nhân dân sơ tán trở lại phương tiện, đầm nuôi thủy sản và về lại nơi cư trú khi chưa đảm bảo an toàn.
Các địa phương, các ngành khẩn trương kiểm tra, đánh giá thiệt hại; khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả bão.
7h 20' tại Quảng Ninh: Theo báo cáo nhanh từ các địa phương ở Quảng Ninh, sơ bộ ban đầu bão số 14 chưa gây thiệt hại về người. Các tuyến đê và tàu thuyền vẫn an toàn. 01 cột ăng ten phát thanh truyền hình của tại thành phố Uông Bí (52 m) bị gẫy đổ.
Bão làm đổ một số cây xanh và biển hiệu quảng cáo trên địa bàn TP Hạ Long. Ảnh: Báo Quảng Ninh |
Một số người dân đã bắt tay khắc phụ hậu quả của bão. Ảnh: Báo Quảng Ninh |
Sáng sớm nay (11/11), vùng tâm bão đã đi vào khu vực các tỉnh Hải Phòng – Quảng Ninh.
5 giờ sáng, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ đã có gió giật mạnh cấp 9 – 11, có nơi giật mạnh cấp 13 như Bãi Cháy. Ở các đảo Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng), Cô Tô (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 13.
Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc có mưa rất to, một số nơi có lượng mưa lớn như Bạch Long Vĩ 137mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 126mm, Cửa Ông 107mm, Bãi Cháy 109mm.
Bão đã đánh sập tháp truyền hình thành phố Uông Bí.
Tại Quảng Ninh, lúc 2g30, trung tâm thành phố Hạ Long, ngổn ngang cây cối ngã đổ, nhiều đoạn đường bị ngập nước hơn nửa bánh xe.
Một số hình ảnh thiệt hại ban đầu tại Quảng Ninh:
Bão chưa đổ bộ vào đất liền, nhưng nhiều cây cối ở TP. Hạ Long đã gãy đổ, bật gốc |
Đến lúc này, gió tại Hải Phòng đã giật rất mạnh. Chưa có số liệu đo đạc, nhưng PV VTC News đang có mặt tại Đồ Sơn ước đoán gió giật cấp 8 - 9.
23h20 ngày 10/11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đang trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống siêu bão Haiyan tại Khu 1, Đồ Sơn, Hải Phòng.
23h ngày 10/11, Hải Phòng đã có gió giật mạnh cấp 6, cấp 7, giật liên hồi, mưa to nặng hạt. Từng cơn gió lớn ồ ạt ập vào đất liền, cây cối hai bên đường nghiêng ngả, sóng biển đánh tung bờ.
>> Xem truyền hình trực tiếp bão hủy diệt Haiyan |
Trong khi đó, tại Thái Bình, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh đã tăng thời lượng phát sóng các bản tin dự báo, diễn biến của bão, theo tin cập nhật của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn và các công điện chỉ đạo triển khai đối phó với bão từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của tỉnh.
Trung tâm huyện Tiền Hải, Thái Bình bị mất điện hoàn toàn |
Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên VTC News, từ 16h chiều nay tới thời điểm hiện tại, gần 1h sáng 11/11, thời điểm bão Hải Yến được dự báo sắp đổ bộ, nhiều xã thuộc tỉnh Thái Bình vẫn bị cắt điện.
Không có điện, người dân không thể theo dõi, cập nhật các tin tức về cơn bão nguy hiểm, cực mạnh này qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi tin tức họ có được chỉ dựa vào các tin nhắn từ các nhà mạng như Viettel, Mobifone...qua điện thoại.
Từ 22h, tại Thái Bình có mưa lớn, gió giật mạnh hơn. Theo dự báo, lượng mưa có thể sẽ dao động từ 100 - 200ml.
Theo bản tin phát lúc 22h45 ngày 10/11 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, vào 22 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Nam Định khoảng 150km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km/giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo đến 10 giờ sáng nay, 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Từ 16h chiều nay (10/11), theo ghi nhận của phóng viên VTC News, tại một số địa phương ven biển Hải Phòng như Tiên Lãng, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Cát Hải có mưa vừa đến mưa to, kèm theo những cơn gió mạnh tăng dần.
Một số huyện ngoại thành ven biển đã xuất hiện mưa rào và gió giật, nước sông Văn Úc đang lên và chảy mạnh từ 16h chiều ngày 10/11 - Ảnh Minh Khang |
Các nhà hàng tại khu du lịch Đồ Sơn đang tích cực chằng chống nhà cửa - Ảnh Minh Khang |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn nhận lệnh điều động tàu SAR 273 và SAR 411 ra ứng trực tại vùng biển Cát Bà và Phù Long.
Mặc cho mưa bão, người dân dầm mình tích cực chằng chống nhà cửa - Ảnh Minh Khang |
Ngành xây dựng chỉ đạo các đơn vị thực hiện phương án chống ngập lụt khi mưa lớn kết hợp triều cường; cắt tỉa cây xanh và chặt hạ cây nguy hiểm chống gãy cành, đổ cây khi có bão.
Đến 17h30 chiều nay, nước biển và sóng tại khu du lịch Đồ Sơn chưa lên cao - Ảnh Minh Khang |
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng triển khai nắm bắt các phương tiện tàu thuyền tại các bến cảng, yêu cầu Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm và Công ty TNHH Một thành viên 189 có tàu đang neo đậu tại cầu cảng Tổng Công ty không đảm bảo an toàn cần tăng cường neo buộc và bố trí đầy đủ thuyền viên trực.
Các nhà hàng lớn ở Đồ Sơn đã cho nhân viên nghỉ và thu dọn đồ đạc, chằng chống nhà cửa - Ảnh Minh Khang |
>>Xem truyền hình trực tiếp bão hủy diệt Haiyan |
Các địa phương trên địa bàn thành phố đã sơ tán 7.407 hộ/20.158 người về nơi tránh, trú bão an toàn.
Người phụ nữ cuối cùng đẩy một xe quần áo qua vỉa hè Đồ Sơn về nơi trú tránh bão an toàn - Ảnh Minh Khang |
Minh Khang
Bình luận