Câu chuyện về hai nghệ sỹ Anh Thơ, Trọng Tấn gây xôn xao gần đây khiến không ít người nhớ đến một bộ phim nổi tiếng được sản xuất năm 1992: Mùi hương phụ nữ (Scent of a Woman) với sự tham gia của tài tử Al Pacino trong vai đại tá mù Frank- vai diễn duy nhất mang về cho Al Pacino tượng vàng Oscar trong sự nghiệp lừng lẫy của ông.
Đại khái câu chuyện phim thế này: Cậu học sinh nghèo Charlie Simms sống trong ký túc xá của một trường trung học nổi tiếng chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai. Một ngày nọ Charlie và cậu bạn George là nhân chứng của sự chuẩn bị cho một trò đùa dại chống lại thầy hiệu trưởng Trask.
Ngày hôm sau thầy Trask bị làm cho bẽ mặt như một kẻ cơ hội trước tất cả học sinh toàn trường và chiếc xe hơi công vụ đắt tiền của thầy bị phủ đầy sơn trắng. Khi thầy Trask phát hiện ra Charlie và George biết ai là kẻ đã thực hiện trò đùa, ông bắt hai trò phải khai ra tên của những học sinh đó.
Nhưng cả hai đều từ chối vì trung thành với nguyên tắc không muốn trở thành kẻ mách lẻo. Thầy Trask ra điều kiện, nếu hai trò không khai thì sẽ bị đuổi học. Riêng với Charlie thầy Trask còn đe dọa sẽ không xét việc trao học bổng cho cậu để Charlie có thể vào trường đại học Harvard danh tiếng, nếu như cậu nhất định im lặng.
Trong buổi xét xử do thầy hiệu trưởng Trask chủ trì, Charlie vẫn một mực không khai. Thầy Trask quyết định đuổi học Charlie và sỉ nhục cậu như một kẻ gây rối, thì đại tá Frank đã đứng lên cắt ngang lời thầy Trask bằng một bài diễn văn hùng hồn.
Trong đó ông nêu rõ, Charlie có nhân cách chính trực vì cậu không bán đứng ai để mua lấy tương lai cho mình. Đại tá Frank nhấn mạnh, hành động của thầy Trask là khuyến khích các trò trở thành kẻ phản bội lại bạn bè, cách đó không thể là cách giáo dục nhân cách cho các nhà lãnh đạo tương lai. Sau khi đại tá ngừng lời, tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường. Hội đồng xét xử quyết định, Charlie không bị đuổi học đồng thời không phải khai ra điều gì nữa…
Vậy thì câu chuyện trong Scent of a Woman liên quan gì đến hai ca sỹ đứng trước nguy cơ bị cấm biểu diễn?
Cái sai của họ (các ca sỹ) không phải bàn cãi nhiều nhưng cũng xét trên nhiều góc cạnh, một buổi diễn phát sinh và một lời hứa (được cụ thể hóa bằng hợp đồng) cho buổi biểu diễn trong nước.
Trong những dòng thông tin qua lại, rất nhiều người giống như hiệu trưởng Trask- thích phán xét và luận tội. Thực tế cuộc sống lại rất cần những người như viên đại tá mù Frank, có khả năng phân tích biết nhìn nhận và quan trọng là biết cứu vãn những tài năng, nhân cách thay vì vùi dập họ.
Trong bóng đá, cũng đã từng có nhũng làn sóng phán xét. Sau vụ bán độ SEA Games năm 2005, đã có quan chức VFF nói trên truyền hình rằng những cầu thủ bán độ đáng "voi dày ngựa xéo" vì phản bội tổ quốc.
Rất may là chúng ta còn đủ độ lượng để không giết chết nghề nghiệp của các cầu thủ trẻ. Văn Quyến, Quốc Vượng không thể trở lại được thì họ nên tự trách mình.
Lúc này, tất cả đều mong nhắc nhau về danh dự quốc gia, về tình yêu nước nhưng trong nền tảng của những điều ấy thì cũng đừng quên bảo nhau biết tôn trọng những lời hứa, chữ tín của riêng mình.
Vì thế, một quyết định nhẹ nhàng hơn chữ "cấm", có lẽ đáng chờ hơn.
Đại khái câu chuyện phim thế này: Cậu học sinh nghèo Charlie Simms sống trong ký túc xá của một trường trung học nổi tiếng chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai. Một ngày nọ Charlie và cậu bạn George là nhân chứng của sự chuẩn bị cho một trò đùa dại chống lại thầy hiệu trưởng Trask.
Ngày hôm sau thầy Trask bị làm cho bẽ mặt như một kẻ cơ hội trước tất cả học sinh toàn trường và chiếc xe hơi công vụ đắt tiền của thầy bị phủ đầy sơn trắng. Khi thầy Trask phát hiện ra Charlie và George biết ai là kẻ đã thực hiện trò đùa, ông bắt hai trò phải khai ra tên của những học sinh đó.
Cần những cái nhìn bao dung hơn cho Trọng Tấn-Anh Thơ |
Nhưng cả hai đều từ chối vì trung thành với nguyên tắc không muốn trở thành kẻ mách lẻo. Thầy Trask ra điều kiện, nếu hai trò không khai thì sẽ bị đuổi học. Riêng với Charlie thầy Trask còn đe dọa sẽ không xét việc trao học bổng cho cậu để Charlie có thể vào trường đại học Harvard danh tiếng, nếu như cậu nhất định im lặng.
Trong buổi xét xử do thầy hiệu trưởng Trask chủ trì, Charlie vẫn một mực không khai. Thầy Trask quyết định đuổi học Charlie và sỉ nhục cậu như một kẻ gây rối, thì đại tá Frank đã đứng lên cắt ngang lời thầy Trask bằng một bài diễn văn hùng hồn.
Trong đó ông nêu rõ, Charlie có nhân cách chính trực vì cậu không bán đứng ai để mua lấy tương lai cho mình. Đại tá Frank nhấn mạnh, hành động của thầy Trask là khuyến khích các trò trở thành kẻ phản bội lại bạn bè, cách đó không thể là cách giáo dục nhân cách cho các nhà lãnh đạo tương lai. Sau khi đại tá ngừng lời, tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường. Hội đồng xét xử quyết định, Charlie không bị đuổi học đồng thời không phải khai ra điều gì nữa…
Vậy thì câu chuyện trong Scent of a Woman liên quan gì đến hai ca sỹ đứng trước nguy cơ bị cấm biểu diễn?
Cái sai của họ (các ca sỹ) không phải bàn cãi nhiều nhưng cũng xét trên nhiều góc cạnh, một buổi diễn phát sinh và một lời hứa (được cụ thể hóa bằng hợp đồng) cho buổi biểu diễn trong nước.
Trong những dòng thông tin qua lại, rất nhiều người giống như hiệu trưởng Trask- thích phán xét và luận tội. Thực tế cuộc sống lại rất cần những người như viên đại tá mù Frank, có khả năng phân tích biết nhìn nhận và quan trọng là biết cứu vãn những tài năng, nhân cách thay vì vùi dập họ.
Văn Quyến đã có cơ hội làm lại cuộc đời |
Trong bóng đá, cũng đã từng có nhũng làn sóng phán xét. Sau vụ bán độ SEA Games năm 2005, đã có quan chức VFF nói trên truyền hình rằng những cầu thủ bán độ đáng "voi dày ngựa xéo" vì phản bội tổ quốc.
Rất may là chúng ta còn đủ độ lượng để không giết chết nghề nghiệp của các cầu thủ trẻ. Văn Quyến, Quốc Vượng không thể trở lại được thì họ nên tự trách mình.
Lúc này, tất cả đều mong nhắc nhau về danh dự quốc gia, về tình yêu nước nhưng trong nền tảng của những điều ấy thì cũng đừng quên bảo nhau biết tôn trọng những lời hứa, chữ tín của riêng mình.
Vì thế, một quyết định nhẹ nhàng hơn chữ "cấm", có lẽ đáng chờ hơn.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận