Hè năm 1998, một ngày trước khai mạc Dunhill Cup 2008 tại TP Vinh, tình cờ gặp hai ông trọng tài Đoàn Phú Tấn và Phạm Văn Quang đang sương sương bên một quán nhỏ đối diện nhà khách Thanh Lịch.
Ông Quang mặt đỏ ửng mời tôi một ly rồi thích thú kể chuyện đời, chuyện hậu trường đời cầm còi. Tôi hỏi ông Quang: “Anh cả đời không được phong cấp FIFA nhưng cả nước phải thừa nhận Phạm Văn Quang là trọng tài giỏi mà chưa đàn em nào qua mặt. Thế thì điều kiện gì để trở thành một trọng tài Việt Nam giỏi?”.
Ông Quang cầm ly làm cái ực rồi nói: “Trọng tài giỏi ở Việt Nam là trọng tài biết ăn gian mà không bị lộ!”. Không để tôi thắc mắc ông giải thích: “Bóng đá Việt Nam không phải cứ làm đúng là được và một trọng tài lên lão làng nhiều khi phải biết làm sai theo chỉ đạo nhưng cần phải làm sao để không bị lộ thì mới tồn tại”.
Đến giờ, tức 14 năm sau, tôi càng thấm hơn câu nói đấy khi mới đây lại nghe Còi vàng 2006 Dương Mạnh Hùng tâm sự: “Năm 1997 khi tôi bước vào nghề trọng tài thì một đàn anh ở Hà Nội khuyên: “Để tồn tại ở cái nghề này có khi phải biết làm sai và có những lúc cái sai đấy lại được ghi điểm rất cao dưới mắt các “sếp”…”.
Bây giờ, khi bóng đá Việt Nam đã lên chuyên nghiệp mùa thứ 12 và trọng tài không còn đi nhờ xe đội bóng, hoặc đến địa phương không còn ở nhà trọ, nhà khách hay ở ghép để có thêm chút tiền thì nhiều người vẫn ngán ngẩm ca than: “Trọng tài Việt Nam yếu quá! Họ mắc những lỗi rất sơ đẳng dù hàng năm tham dự đủ các lớp tập huấn và bồi dưỡng rất đầy đủ…”.
Năm 2006, trọng tài Dương Mạnh Hùng nhận “Còi vàng” có một điểm rất lạ là những người trong giới trọng tài hoặc trong Hội đồng Trọng tài hầu hết đều không bỏ phiếu “vàng” cho ông.
Chính ông Hùng cũng thừa nhận là năm đấy ông về nhất nhờ số đông từ lá phiếu của báo chí, của các đội bóng và của những ban bệ ngoài giới trọng tài. Và chỉ vài tháng sau khi ông Hùng nhận còi vàng thì trong đợt kiểm tra sức khỏe trước mùa bóng mới, ông Hùng bị đánh rớt vì thiếu vài phần trăm giây trong một nội dung kiểm tra.
Điều đáng nói là ông Hùng phải kiểm tra khi đang bị chấn thương và những người tham gia bấm giờ cho ông khi đấy có cả giám sát được xem là “sát thủ” của các trọng tài “khó bảo”. Từ đó, bóng đá Việt Nam mất luôn “Còi vàng” đầu tiên trong lịch sử…
Giới trọng tài khi tán gẫu hay đưa chuyện ông Hùng ra để dặn nhau là làm nghề phải có hội hoặc ít ra là phải biết nghe, phải “dễ bảo”, chứ cứ đúng mà làm như thấy tiền hối lộ thì trả lại và báo cáo (theo đúng quy định) hoặc “cãi” thì chỉ có “chết” (!?).
Có phải vì thế mà trọng tài Việt Nam ra nước ngoài làm giải thì rất tốt còn về giải trong nước thì liên tục gặp nạn?
Ông Quang mặt đỏ ửng mời tôi một ly rồi thích thú kể chuyện đời, chuyện hậu trường đời cầm còi. Tôi hỏi ông Quang: “Anh cả đời không được phong cấp FIFA nhưng cả nước phải thừa nhận Phạm Văn Quang là trọng tài giỏi mà chưa đàn em nào qua mặt. Thế thì điều kiện gì để trở thành một trọng tài Việt Nam giỏi?”.
Ông Quang cầm ly làm cái ực rồi nói: “Trọng tài giỏi ở Việt Nam là trọng tài biết ăn gian mà không bị lộ!”. Không để tôi thắc mắc ông giải thích: “Bóng đá Việt Nam không phải cứ làm đúng là được và một trọng tài lên lão làng nhiều khi phải biết làm sai theo chỉ đạo nhưng cần phải làm sao để không bị lộ thì mới tồn tại”.
Bóng đá Việt Nam có quá nhiều góc khuất (Ảnh mang tính minh họa) |
Đến giờ, tức 14 năm sau, tôi càng thấm hơn câu nói đấy khi mới đây lại nghe Còi vàng 2006 Dương Mạnh Hùng tâm sự: “Năm 1997 khi tôi bước vào nghề trọng tài thì một đàn anh ở Hà Nội khuyên: “Để tồn tại ở cái nghề này có khi phải biết làm sai và có những lúc cái sai đấy lại được ghi điểm rất cao dưới mắt các “sếp”…”.
Bây giờ, khi bóng đá Việt Nam đã lên chuyên nghiệp mùa thứ 12 và trọng tài không còn đi nhờ xe đội bóng, hoặc đến địa phương không còn ở nhà trọ, nhà khách hay ở ghép để có thêm chút tiền thì nhiều người vẫn ngán ngẩm ca than: “Trọng tài Việt Nam yếu quá! Họ mắc những lỗi rất sơ đẳng dù hàng năm tham dự đủ các lớp tập huấn và bồi dưỡng rất đầy đủ…”.
Năm 2006, trọng tài Dương Mạnh Hùng nhận “Còi vàng” có một điểm rất lạ là những người trong giới trọng tài hoặc trong Hội đồng Trọng tài hầu hết đều không bỏ phiếu “vàng” cho ông.
Chính ông Hùng cũng thừa nhận là năm đấy ông về nhất nhờ số đông từ lá phiếu của báo chí, của các đội bóng và của những ban bệ ngoài giới trọng tài. Và chỉ vài tháng sau khi ông Hùng nhận còi vàng thì trong đợt kiểm tra sức khỏe trước mùa bóng mới, ông Hùng bị đánh rớt vì thiếu vài phần trăm giây trong một nội dung kiểm tra.
Điều đáng nói là ông Hùng phải kiểm tra khi đang bị chấn thương và những người tham gia bấm giờ cho ông khi đấy có cả giám sát được xem là “sát thủ” của các trọng tài “khó bảo”. Từ đó, bóng đá Việt Nam mất luôn “Còi vàng” đầu tiên trong lịch sử…
Giới trọng tài khi tán gẫu hay đưa chuyện ông Hùng ra để dặn nhau là làm nghề phải có hội hoặc ít ra là phải biết nghe, phải “dễ bảo”, chứ cứ đúng mà làm như thấy tiền hối lộ thì trả lại và báo cáo (theo đúng quy định) hoặc “cãi” thì chỉ có “chết” (!?).
Có phải vì thế mà trọng tài Việt Nam ra nước ngoài làm giải thì rất tốt còn về giải trong nước thì liên tục gặp nạn?
Nguyễn Nguyên (BĐTC)
Bình luận