(VTC News) - Nhiều đại biểu quốc hội tỏ ra lo lắng cho ngân sách nhà nước khi tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại đang diễn ra ngày càng phổ biến.
Sáng nay, phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch năm 2016 của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã diễn ra tại hội trường với phần tham gia thảo luận của các đại biểu.
Đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa Vũng Tàu), đã bày tỏ ý kiến của mình xoay quanh vấn đề thu hút và giải ngân vốnODA hiện nay.
Bên cạnh những mặt tích cực của việc sử dụng nguồn vốnODA, đại biểu Công cũng chỉ ra những yếu kém, thất thoát trong việc sử dụng nguồn vốn này.
"Trong điều kiện nguồn ngân sách eo hẹp, để cân đối cho đầu tư, phải thừa nhận ODA là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên tâm lý coi ODA là khoản viện trợ cho không đã dẫn đến sử dụng lãng phí, không nhận thức được đó cũng là khoản nợ mà chúng ta phải trả”, đại biểu Lê Thị Công cho biết.
Theo vị đại biểu này, nợ công quốc gia đang tăng cao; chiếm 61,3% GDP và dễ dẫn đến mất kiểm soát trong tương lai gần. Do vậy, để hạn chế những tác động tiêu cực dẫn đến vỡ trần nợ công, cần tăng cường kiểm soát và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, coi ODA là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển, tránh lãng phí.
Ngoài ODA, nợ công cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết, trong thời gian qua, việc kiểm soát đầu tư công, mua sắm công đã được tăng cường song hiệu quả đạt được chưa cao.
"Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ công vẫn tiếp tục tăng cao, chiếm 61,3% GDP và đặt gánh nặng lớn lên cân đối ngân sách Nhà nước", đại biểu Phương dẫn chứng.
Ngoài ra, đại biểu Phương cũng tỏ ra lo lắng cho nguồn thu ngân sách khi tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại hiện nay ngày càng gia tăng.
"Nếu tính sơ bộ hàng năm Nhà nước cũng thất thu hàng chục ngàn tỷ đồng. Mỗi năm các hộ gia đình mua bán trung bình lên tới 50 triệu đồng nhưng nhiều giao dịch không có hóa đơn VAT. Người dân chưa thực sự coi đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhận định
Ngoài người dân, nhiều doanh nghiệp lớn như Metro vẫn trốn thuế, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.
“Tôi cho rằng chúng ta đang quá dễ dãi với doanh nghiệp, doanh nghiệp bị thu hồi hoá đơn do nợ thuế thì sẽ thành lập ngay một doanh nghiệp khác", đại biểu này nhấn mạnh.
Đại biểu Thân Văn Khoa (Bắc Giang) cũng tỏ ra lo lắng về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ông Khoa dẫn chứng, theo WB, chỉ số ICOR - là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc loại thấp 4,88 chỉ sau Lào ở giai đoạn trước đây, thì ở giai đoạn 2014 là 6,92 chỉ sau Ấn Độ. Nguyên nhân cao theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Việt Nam đầu tư mạnh hạ tầng cơ sở vùng sâu, vùng xa, xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến chỉ số ICOR cao còn do công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, quy hoạch treo, chưa đồng bộ thất thoát lãng phí còn nhiều.
"Tôi cho rằng, muốn thất thoát, lãng phí giảm thì phải quy trách nhiệm rõ ràng, không thể xử lý chung chung", đại biểu Khoa nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề nợ xấu, đại biểu Khoa cho biết, tính đến cuối tháng 9/2015 đã về dưới 3%, nếu theo tiến độ này thì việc xử lý nợ xấu hoàn toàn có thể đạt được. Song thực tế nợ xấu xử lý thế nào là vấn đề đáng quan tâm.
Dẫn chứng từ thông tin của Công ty VAMC và các tổ chức tín dụng, từ 1/10/2013 đến 25/10/2015 các tổ chức tín dụng bán cho VAMC bán 226.028 tỷ đồng, dư nợ gốc với giá mua 191.006 tỷ đồng; VAMC xử lý được 16.277 tỷ đồng.
“Như vậy, đạt tỷ lệ rất khiêm tốn 7,2% so với dư nợ gốc là 8,5%. Như vậy có thể khẳng định phần lớn nợ VAMC mua mới chỉ đạt 175.529 tỷ đồng, mới chỉ được gom lại mà chưa được VAMC xử lý tận gốc. Bản chất nợ xấu vẫn còn đó”, đại biểu Thân Văn Khoa nói.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) lại đặt vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, chi ngân sách còn lớn gây áp lực trong cả ngắn hạn và dài hạn. Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm còn yếu, ô nhiễm môi trường, giáo dục đào tạo và sử dụng nguồn lực mất cân đối.
"Chính phủ cần tiếp tục quan tâm các vấn đề tác động đến chất lượng tăng trưởng. Những yếu tố chưa bền vững của nền kinh tế, đưa ra giải pháp hữu hiệu cho năm 2016, nâng cao khả năng dự báo trong điều hành kinh tế vĩ mô", đại biểu Vinh đề nghị.
Châu Anh
Sáng nay, phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch năm 2016 của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã diễn ra tại hội trường với phần tham gia thảo luận của các đại biểu.
Đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa Vũng Tàu), đã bày tỏ ý kiến của mình xoay quanh vấn đề thu hút và giải ngân vốnODA hiện nay.
Đại biểu Lê Thị Công |
"Trong điều kiện nguồn ngân sách eo hẹp, để cân đối cho đầu tư, phải thừa nhận ODA là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên tâm lý coi ODA là khoản viện trợ cho không đã dẫn đến sử dụng lãng phí, không nhận thức được đó cũng là khoản nợ mà chúng ta phải trả”, đại biểu Lê Thị Công cho biết.
Theo vị đại biểu này, nợ công quốc gia đang tăng cao; chiếm 61,3% GDP và dễ dẫn đến mất kiểm soát trong tương lai gần. Do vậy, để hạn chế những tác động tiêu cực dẫn đến vỡ trần nợ công, cần tăng cường kiểm soát và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, coi ODA là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển, tránh lãng phí.
Ngoài ODA, nợ công cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết, trong thời gian qua, việc kiểm soát đầu tư công, mua sắm công đã được tăng cường song hiệu quả đạt được chưa cao.
"Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ công vẫn tiếp tục tăng cao, chiếm 61,3% GDP và đặt gánh nặng lớn lên cân đối ngân sách Nhà nước", đại biểu Phương dẫn chứng.
Ngoài ra, đại biểu Phương cũng tỏ ra lo lắng cho nguồn thu ngân sách khi tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại hiện nay ngày càng gia tăng.
"Nếu tính sơ bộ hàng năm Nhà nước cũng thất thu hàng chục ngàn tỷ đồng. Mỗi năm các hộ gia đình mua bán trung bình lên tới 50 triệu đồng nhưng nhiều giao dịch không có hóa đơn VAT. Người dân chưa thực sự coi đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhận định
Ngoài người dân, nhiều doanh nghiệp lớn như Metro vẫn trốn thuế, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.
“Tôi cho rằng chúng ta đang quá dễ dãi với doanh nghiệp, doanh nghiệp bị thu hồi hoá đơn do nợ thuế thì sẽ thành lập ngay một doanh nghiệp khác", đại biểu này nhấn mạnh.
Đại biểu Thân Văn Khoa (Bắc Giang) cũng tỏ ra lo lắng về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ông Khoa dẫn chứng, theo WB, chỉ số ICOR - là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc loại thấp 4,88 chỉ sau Lào ở giai đoạn trước đây, thì ở giai đoạn 2014 là 6,92 chỉ sau Ấn Độ. Nguyên nhân cao theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Việt Nam đầu tư mạnh hạ tầng cơ sở vùng sâu, vùng xa, xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến chỉ số ICOR cao còn do công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, quy hoạch treo, chưa đồng bộ thất thoát lãng phí còn nhiều.
"Tôi cho rằng, muốn thất thoát, lãng phí giảm thì phải quy trách nhiệm rõ ràng, không thể xử lý chung chung", đại biểu Khoa nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề nợ xấu, đại biểu Khoa cho biết, tính đến cuối tháng 9/2015 đã về dưới 3%, nếu theo tiến độ này thì việc xử lý nợ xấu hoàn toàn có thể đạt được. Song thực tế nợ xấu xử lý thế nào là vấn đề đáng quan tâm.
Dẫn chứng từ thông tin của Công ty VAMC và các tổ chức tín dụng, từ 1/10/2013 đến 25/10/2015 các tổ chức tín dụng bán cho VAMC bán 226.028 tỷ đồng, dư nợ gốc với giá mua 191.006 tỷ đồng; VAMC xử lý được 16.277 tỷ đồng.
“Như vậy, đạt tỷ lệ rất khiêm tốn 7,2% so với dư nợ gốc là 8,5%. Như vậy có thể khẳng định phần lớn nợ VAMC mua mới chỉ đạt 175.529 tỷ đồng, mới chỉ được gom lại mà chưa được VAMC xử lý tận gốc. Bản chất nợ xấu vẫn còn đó”, đại biểu Thân Văn Khoa nói.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) lại đặt vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, chi ngân sách còn lớn gây áp lực trong cả ngắn hạn và dài hạn. Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm còn yếu, ô nhiễm môi trường, giáo dục đào tạo và sử dụng nguồn lực mất cân đối.
"Chính phủ cần tiếp tục quan tâm các vấn đề tác động đến chất lượng tăng trưởng. Những yếu tố chưa bền vững của nền kinh tế, đưa ra giải pháp hữu hiệu cho năm 2016, nâng cao khả năng dự báo trong điều hành kinh tế vĩ mô", đại biểu Vinh đề nghị.
Châu Anh
Bình luận