Vì sao những ngày trời rét lại dễ bị đột quỵ ?
Tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ là căn bệnh gây tử vong sau các bệnh về tim mạch và ung thư.
Hiện nay có khoảng 7 triệu người sống sót sau khi bị đột quỵ, nhưng đa phần trong số họ bị khuyết tật vĩnh viễn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật cho người lớn.
Nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia thì có thể ngăn ngừa 80% bệnh đột quỵ bằng cách bảo vệ tốt cơ thể.
Theo các chuyên gia y tế, vào những ngày trời trở lạnh dễ dẫn đến hiện tượng co mạch đột ngột, khiến huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
Đặc biệt là đối với những người huyết áp cao, dù cho ở độ tuổi nào đi chăng nữa, nếu không chú trọng việc chăm sóc sức khỏe trong những ngày trời rét thì rất dễ bị tai biến.
Cao huyết áp gây tai biến rất nguy hiểm, nhưng hầu hết bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi phải cấp cứu do đột quỵ, hôn mê, tai biến mạch não gây liệt.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ:
Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y đã đưa ra một số dấu hiệu về khuôn mặt, chân, tay, lời nói để mọi người có thể dễ phát hiện bệnh đột quỵ.
Về khuôn mặt, dấu hiệu dễ nhận thấy là mặt bệnh nhân bị méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể sẽ rõ hơn.
Về phần chân và tay, diễn tiến từ từ như tê mỏi một bên tay, vụng về trong những thao tác, công việc quen thuộc.
Các biểu hiện ở chân như: đi dễ bị vấp té, bước đi khó khăn hoặc nặng nề hơn bình thường; nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép...
Trong người hợp nghi ngờ người nhà bị đột quỵ, thử yêu cầu họ giơ cả hai tay lên và giữ nguyên trong 1 phút, nếu bị đột quỵ thông thường một bên tay bị yếu, liệt sẽ tự động rơi hoặc hạ thấp xuống.
Về lời nói, một số người đột quỵ nói khó, nói đớ hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê. Có thể yêu cầu bệnh nhân nói chuyện với một vài câu đơn giản một cách mạch lạc.
Từ đó, có thể nhận ra việc bệnh nhân nói không rõ, nói chậm hơn bình thường hoặc phải gắng sức khi nói. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể cảnh báo đột quỵ như nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ hay chậm hiểu bất thường.
Các loại thực phẩm nên kiêng kỵ khi bị tai biến mạch máu não:
Thực phẩm nhiều muối
Muối là gia vị được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Song với bệnh nhân tai biến, họ cần cẩn thận khi sử dụng loại gia vị này.
Ăn nhiều muối sẽ khiến lượng nước trong máu bị hấp thụ mạnh gây ra tình trạng tăng huyết áp là nguyên nhân của những cơn đột quỵ. Vì vậy, trong khẩu phần ăn hằng ngày bệnh nhân tai biến nên cắt giảm bớt lượng muối ăn, chỉ sử dụng một lượng nhỏ và thay thế bằng những loại gia vị khác.
Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tim mạch và trí não của bạn chút nào. Thực phẩm cay nóng không chỉ gây kích thích cho dạ dày, gây khó tiêu mà còn làm làm bạn mất nước nhiều hơn, vị cay xông lên xoang mũi có thể làm ách tắc đường truyền của không khí lên não tại đây làm gia tăng nguy cơ mắc các cơn tai biến.
Video: Tai biến chạy thận ở Hòa Bình: Phát hiện chất độc trong nguồn nước
Chất kích thích
Nằm đầu danh sách những chất kích thích gây hại cho sức khỏe phải kể đến rượu, bia, thuốc lá. Chất kích thích không chỉ làm gia tăng nguy cơ gây tai biến mà còn làm phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe như: viêm loét dạ dày, viêm phổi, suy thận, viêm họng, ung thư…
Chất béo động vật
Sử dụng quá nhiều chất béo động vật chính là nguyên nhân làm gia tăng nồng độ cholesterol trong máu, gây tắc nghẽn mạch máu lên não và phát sinh chứng đột quỵ.
Thay vì sử dụng chất béo động vật, hãy thay thế chúng bằng chất béo thực vật có trong vừng, lạc. Axit trong trong các loại dầu thực vật có khản ăng làm giảm tỉ lệ mắc chứng đột quỵ, đặc biệt là chứng đột quỵ xuất phát từ các cục máu đông trong lòng mạch máu não.
Bình luận